Trời nóng là “sát thủ” hại thận người
Trái đất nóng lên đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của con người và giờ đây, những nghiên cứu mới nhất khẳng định nhiệt độ cao là “sát thủ vô hình” gây hại cho thận của con người.
Công nhân trồng mía ở Sao Paolo, Brazil.
20 năm qua, ít nhất 20.000 công nhân ở các đồn điền mía đường Trung Mỹ đã thiệt mạng vì một căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới thận. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày một phức tạp, căn bệnh này diễn biến ngày một tiêu cực.
Ban đầu, dịch bệnh được cho là gây ra bởi thuốc diệt cỏ. Tuy nhiên, những công nhân làm việc ở vùng núi cao không hề gặp phải bệnh lạ này. Chỉ có những người làm việc ở vùng ven biển mới gặp dấu hiệu và nhiễm bệnh.
Nghiên cứu chỉ ra rằng làm việc nặng nhọc ở vùng khí hậu đất trũng khiến công nhân thiếu nước, gây áp lực rất lớn lên thận và khiến họ thiệt mạng. “Khi trời rất nóng, tổn hại cho thận là điều có thể nhìn thấy”, giáo sư Richard Johnson từ Đại học Colorado, nói.
Những dấu hiệu bệnh thận được phát hiện ở những công nhân làm việc ở vùng khí hậu nóng bức như Sri Lanka, Ai Cập và thành phố Andhra Pradesh, Ấn Độ. Khi nhiệt độ trái đất tăng cao và bức xạ nhiệt ngày một dữ dội, số người mắc bệnh thận sẽ ngày một nhiều. Nghiên cứu trên được đăng tải mới đây trên tạp chí Clinical của Hiệp hội Nghiên cứu thận Mỹ.
Một tác động khác của biến đổi khí hậu chính là nhiều ca bệnh sỏi thận hơn. Chính vì sự mất nước thường xuyên khiến thận tạo sỏi. Ở Mỹ, hơn 50% số ca mắc sỏi thận tập trung ở những vùng khí hậu nóng ẩm miền nam thay vì các bang lạnh giá miền bắc.
Video đang HOT
Số ca mắc sỏi thận gia tăng khi nhiệt độ trái đất tăng cao, đặc biệt trong mùa hè. Khi thời tiết nắng nóng kéo dài do biến đổi khí hậu, nguy cơ mắc sỏi thận sẽ trải dài về phía bắc với nhiều ca bệnh được phát hiện.
Theo Danviet
Bí mật trong "cổng địa ngục" ở Siberia
Những âm thanh kì quái liên tiếp phát ra từ một cái hố khổng lồ mệnh danh "cổng địa ngục" khiến người dân địa phương lo sợ không dám đến gần.
Hố đen bí ẩn ở Siberia thường xuyên phát ra tiếng động kì quái
Cách đây vài thập kỷ, một hố khổng lồ đã phát triển nhanh chóng và làm rung chuyển đất rừng Siberia với những tiếng nổ đáng sợ. Người dân địa phương tin rằng nó là "cổng địa ngục" và không dám đến gần khu vực này vì lo sợ.
Hố khổng lồ xuất hiện gần làng Batagai, huyện Verkhoyansk, Siberia có độ sâu hơn 90m. Đây là một trong những nơi lạnh nhất thế giới.
Từ cuối thế kỉ 20, "cổng địa ngục" đã liên tục mở rộng 18m mỗi năm. Hiện, hố đã trải dài hơn 1,6 km.
Tuy người dân lo sợ đây là một cổng nối với một thế giới khác, các nhà khoa học cho rằng đây là một hố sụt khổng lồ, xảy ra khi những vùng đất bị đóng băng vĩnh cửu tan ra do biến đổi khí hậu.
Những âm thanh kỳ quái có khả năng là vì đất đá tan ra và rơi xuống, theo tờ Siberian Times.
"Cổng địa ngục sâu 90m, dài tới 1,6km
Trong những thập kỷ gần đây, rất nhiều hố tương tự đã xuất hiện ở Siberia, và nhiều nhà khoa học tin rằng đây là kết quả biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ toàn cầu ấm lên.
"Cổng địa ngục" ở Batagaika hình thành sau khi người dân phát quang rừng trong những năm 1960. Nhiệt độ ấm lên đã làm tăng quá trình tan băng, khiến lớp đất bị đóng băng phía dưới tan chảy. Vì vậy, lớp đất trên bề mặt bị sụt xuống. Năm 2008, lũ lụt lớn đã khiến miệng hố mở rộng hơn.
Các nhà khoa học cho rằng đây là một hố sụt khổng lồ, xảy ra khi những vùng đất bị đóng băng vĩnh cửu tan ra do biến đổi khí hậu
Trong quá khứ, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hóa thạch của bò rừng cổ, ngựa, nai, voi ma mút, và tuần lộc, một số có tuổi 4.400 năm ở khu vực này.
Công việc nghiên cứu tại "cổng địa ngục" sẽ tiếp tục diễn ra. Các nhà khoa học sẽ xem xét các lớp đất đóng băng vĩnh cửu và trầm tích để tìm hiểu những thay đổi từ cổ đại, và dự đoán tác động trong tương lai.
Công việc nghiên cứu tại "cổng địa ngục" sẽ tiếp tục diễn ra
Lớp đất đá bên trong hố khổng lồ ở Siberia
Các nhà khoa học sẽ xem xét sự thay đổi trong quá khứ và dự đoán tác động trong tương lai
Theo Danviet
Cuộc sống của ngư dân Madagascar săn cá mập Do tình trạng đánh bắt quá mức và biến đổi khí hậu, ngư dân Madagascar phải đi thuyền đến những nơi xa hơn để đánh bắt cá. Trong hơn 15 năm qua, ngư dân Madagascar buộc phải tìm đến những nơi xa xôi để đánh bắt cá. Họ tới những khu vực hoang vắng nhất ở bờ biển phía đông của Madagascar. Trên...