Trôi nổi trên biển băng âm 33 độ C suốt 24 giờ, 2 ngư dân vẫn sống
Hai ngư dân ở Nga không may bị mắc kẹt và trôi nổi trên biển băng ở vùng biển Bắc Cực. Họ phải chịu đựng cái lạnh âm 33 độ C suốt 24 giờ. Mặc dù thời tiết khắc nghiệt nhưng hai ngư dân này vẫn sống sót.
Hai ngư dân ở Nga được tàu phá băng giải cứu sau khi sống 24 giờ dưới cái lạnh âm 33 độ C ở Bắc Cực – ẢNH: AFP
Truyền thông không tiết lộ danh tính hai ngư dân, chỉ biết họ sống ở khu định cư Antipayuta ở vùng tự trị Yamalo-Nenets (Nga). Tai nạn xảy ra khi hai ngư dân lái xe mô tô trượt băng đi qua vùng lạnh giá ở bắc Siberia thuộc Bắc Cực, theo trang Ruptly TV.
Không may, chiếc mô tô rơi xuống một rãnh băng sâu. Hai ngư dân thoát nạn và trèo lên một tảng băng lớn. Nhưng ngay sau đó, họ phát hiện mình hoàn toàn bị mắc kẹt. Tảng băng trôi vô định và cả hai phải chịu đựng cái lạnh âm 33 độ C.
Hai ngư dân đã phát đi tín hiệu cầu cứu. Tuy nhiên, họ không biết mình đang đứng ở đâu, do đó cũng không thể thông báo vị trí chính xác cho lực lượng tìm kiếm. Điều này có nghĩa để tìm được hai ngư dân, đội tìm kiếm phải truy tìm trên khu vực rộng lớn của biển băng.
Trên thực tế, đội tìm kiếm đã truy tìm trên một vùng rộng hơn 44.000 km vuông, tức gấp 18 lần diện tích thủ đô Moscow (Nga). Điều nguy hiểm hơn là tảng băng dưới chân họ có thể nứt gãy bất kỳ lúc nào. Lúc đó, hai ngư dân có thể rơi xuống dòng biển lạnh giá.
Cuối cùng, tàu phá băng Alexander Sannikov của nhóm tìm kiếm đã phát hiện hai ngư dân. Khi tiếp cận, con tàu phá băng phải di chuyển hết sức cẩn thận để tránh làm nứt vỡ tảng băng mà hai ngư dân đang đứng. Cuối cùng, họ đã được giải cứu thành công.
Hai ngư dân được thay áo ấm, cho thức ăn, nước uống và kiểm tra y tế. Sau đó, tàu chuyển họ vào đất liền để về nhà, theo trang Ruptly TV (Nga).
WTO không đạt được thỏa thuận cắt giảm trợ cấp đánh bắt cá trước thời hạn chót
Các nhà đàm phán của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong một cuộc họp ngày 14/12 đã không đạt được một thỏa thuận nhằm để cắt giảm trợ cấp mà dẫn đến tình trạng đánh bắt cá quá mức trước thời hạn chót vào cuối năm 2020, với lý do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra sự chậm trễ này.
Ngư dân đánh cá trên vùng biển ngoài khơi phía Đông Nam nước Anh ngày 12/10/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp trên, Đại sứ của Colombia tại WTO Santiago Wills cho biết các bên đã không thể đạt được mục tiêu của Liên hợp quốc (LHQ) do mất thời gian để ứng phó với đại dịch COVID-19, tuy nhiên, ông cũng cho rằng gần đạt được một thỏa thuận hơn bao giờ hết.
Hồi năm 2015, các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết thực hiện một loạt mục tiêu của LHQ và một trong số đó là yêu cầu cơ quan giám sát thương mại có trụ sở tại Geneva vào năm 2020 phải đạt được một thỏa thuận chấm dứt các khoản trợ cấp của chính phủ trị giá hàng tỷ USD, mà góp phần gây ra tình trạng đánh bắt cá quá mức. Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản nằm trong số những nước trợ cấp chính cho hoạt động trên.
Việc không đạt được một thỏa thuận đã ảnh hưởng tới trữ lượng cá của thế giới, vì các nhà bảo vệ môi trường cho rằng một thỏa thuận có thể làm đảo ngược sự sụt giảm nguồn cung nghiêm trọng, cũng như đối với WTO, tổ chức đang đối mặt với những câu hỏi về khả năng đạt được các thỏa thuận đa phương.
Tổ chức Nông Lương LHQ cho biết gần 90% trữ lượng cá biển đã bị khai thác gần hết, khai thác quá mức hoặc cạn kiệt. Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres và Thái tử Charles của Anh đều đã hối thúc WTO hành động để ngăn chặn tình trạng trên.
Telegraph: EU sẵn sàng nhượng bộ về quyền đánh bắt cá trong đàm phán Brexit Theo tờ Telegraph (Anh), Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhượng bộ về quyền đánh bắt cá trong đàm phán Brexit, song tờ báo này không dẫn nguồn cho biết thông tin trên. Bên cạnh đó, Brussels cũng chấp nhận đề xuất về một giai đoạn chuyển tiếp về quyền đánh bắt cá sau ngày 1/1. Ngư dân đánh bắt cá ở ngoài...