Trời mưa nắng thất thường, sĩ tử nếu thấy có dấu hiệu cảm thì hãy làm ngay những việc này
Sáng mai đã là ngày thi đầu tiên của kỳ thi THPT Quốc gia 2019, tuy nhiên, với tình trạng mưa nắng thất thường những ngày này thì sĩ tử sẽ rất dễ bị cảm. Vậy cần làm gì để bảo vệ sức khỏe trước khi bước vào kỳ thi quan trọng ngày mai?
Vào 14h chiều nay (24/06), các sĩ tử sẽ có mặt tại các hội đồng thi THPT Quốc gia 2019 để nghe phổ biến về quy chế, làm thủ tục dự thi và đính chính sai sót thông tin (nếu có). Ngay từ sáng mai, các sĩ tử sẽ bước vào ngày thi đầu tiên với 2 môn Văn (sáng) và Toán (chiều). Tuy nhiên, sau những ngày nắng nóng kéo dài thì sáng nay, trời bắt đầu thay đổi thời tiết và chuyển mưa đột ngột. Do đó, các sĩ tử cần chú ý bảo vệ sức khỏe của mình, đề phòng nguy cơ nhiễm lạnh, cảm cúm khi đi làm thủ tục dự thi vào chiều nay.
Đặc biết, nếu có những dấu hiệu cảm lạnh như cơ thể vật vã, mệt mỏi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho và hắt xì nhiều, sốt nhẹ… thì cần nhanh chóng làm ngay các việc sau để bảo vệ sức khỏe.
Uống trà gừng
Trà gừng từ xưa đã là một bài thuốc trị cảm rất hiệu quả. Bởi gừng sẽ giúp làm ấm người, có tính sát khuẩn, trị cảm mạo, phong hàn rất tốt. Vì vậy, ngay khi các sĩ tử thấy có dấu hiệu cảm thì nên pha ngay một tách trà nóng rồi thêm vài lát gừng tươi vào. Uống khoảng 2 – 3 tách trong ngày sẽ giúp chặn lại cơn cảm và điều hòa nhiệt độ cơ thể tốt hơn.
Uống chanh mật ong
Ngoài trà gừng thì các sĩ tử có thể pha thêm chanh mật ong để uống, sẽ giúp bổ sung vitamin C cùng các khoáng chất đa dạng để phục hồi sức khỏe nhanh. Cách pha loại nước uống này cũng rất đơn giản, chỉ cần một ly nước chanh nóng, thêm một thìa mật ong vào. Uống ngày 2 lần sẽ giúp ngăn ngừa cảm cúm hiệu quả trong thời tiết này.
Súc miệng bằng nước muối
Video đang HOT
Muối có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng nên khi bị cảm cúm, bạn chỉ cần pha chút nước ấm hòa với muối và súc miệng vài lần trong ngày. Với cách làm này, bạn sẽ loại bỏ được vi khuẩn, tiêu diệt virus bệnh hiệu quả và hạn chế nguy cơ cảm lạnh lan sang viêm họng.
Ăn súp gà
Tranh thủ nhờ mẹ của bạn nấu ngay một nồi súp gà để tẩm bổ trước ngày thi quan trọng nào. Khi bị cảm lạnh, một bát súp gà sẽ giúp cung cấp protein và lấy lại sức khỏe cho kỳ thi ngày mai. Bởi thịt gà vốn là món ăn giàu dinh dưỡng và giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, nó cũng là một món ăn giúp chữa cảm lạnh, cảm cúm rất hiệu quả.
Bổ sung thêm tỏi vào các món ăn
Mặc dù tỏi không phải một loại gia vị hấp dẫn, nhưng nó lại rất công hiệu trong việc điều trị bệnh cảm cúm. Do trong tỏi có chứa allicin, một hoạt chất giúp kích thích hô hấp, thông thoáng đường thở và tăng cường quá trình trao đổi khí ở phổi. Bên cạnh đó, tỏi còn có khả năng diệt virus, hạn chế nguy cơ nhiễm lạnh. Vậy nên, ngay khi thấy có triệu chứng cảm thì bạn nên tăng cường tỏi trong các món ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể cắt tỏi ra thành lát và ngửi để giúp hạn chế bệnh phát triển nặng thêm nhé!
Source (Nguồn): Boldsky
Theo Helino
Sĩ tử nên cẩn thận với chứng rối loạn tâm lý thường hay gặp phải trong mùa thi cử
Việc học quá căng thẳng, kết hợp cùng những áp lực điểm số từ gia đình và bạn bè khiến nhiều sĩ tử rơi vào trạng thái lo âu, trầm cảm, từ đó để lại nhiều hậu quả rất khôn lường.
Cứ tới mùa thi, tỷ lệ học sinh mắc chứng rối loạn tâm lý liên quan đến những vấn đề như căng thẳng, áp lực học tập, lo lắng về điểm số lại tăng cao. Thậm chí, có rất nhiều học sinh thường có biểu hiện rối loạn tâm thần ngay trong lúc đang ngồi ôn thi. Điều này như một hồi chuông cảnh báo để các sĩ tử vực lại tinh thần và thư giãn đầu óc, tránh để gặp phải một trong những bệnh lý về tâm thần đáng tiếc sau.
Rối loạn lo âu
Đây là chứng bệnh thường xảy ra khi sĩ tử cảm thấy bồn chồn, bứt rứt, khó chịu trong người, đứng ngồi không yên, vã mồ hôi nhiều, chân tay run, ngủ không sâu giấc, đau đầu và đau dạ dày liên tục... Thậm chí lúc này, cảm xúc của sĩ tử cũng ở trong tình trạng bất ổn định, dẫn đến hiện tượng khóc lóc, lo lắng và phản ứng quá căng thẳng trước những sự việc quen thuộc hàng ngày.
Đa phần, những người mắc chứng rối loạn lo âu thường không kiểm soát được bản thân và luôn cầu toàn, mong muốn những việc mình làm phải thật hoàn hảo. Điều này vô hình trung để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng tới kết quả thi cử của các sĩ tử.
Loạn thần
Do việc ôn luyện, học hành quá căng thẳng đã trở thành yếu tố khởi phát, từ đó dẫn đến bệnh lý loạn thần. Những người gặp phải chứng bệnh này thường khó ngủ hơn vào ban đêm, hay bị hoang tưởng, nghi ngờ có người đang theo dõi mình, xuất hiện ảo giác nhiều, tự nói chuyện một mình và rối loạn cả về hành vi lẫn cảm xúc.
Khi gặp người mắc chứng loạn thần, bạn sẽ thấy họ có biểu hiện lo âu, sợ hãi, căng thẳng và không kiểm soát được hành vi của bản thân. Đôi lúc, họ có biểu hiện hoang tưởng, gặp ảo giác trên đường nhưng không thể thoát ra được.
Trầm cảm
Trầm cảm đã không còn là một chứng bệnh quá xa lạ nữa, bởi ở xã hội hiện tại, căn bệnh này đang ngày càng có xu hướng tăng cao ở cả người trẻ tuổi lẫn người lớn tuổi. Đây là một chứng bệnh liên quan đến cảm xúc, hoạt động và ý nghĩ của người bệnh. Người bệnh thường ở trong trạng thái buồn chán, lo lắng, căng thẳng, trống rỗng, có suy nghĩ tiêu cực, ăn uống kém ngon miệng, thiếu tập trung, hay quên và không thể tỉnh táo khi làm bất kỳ việc gì.
Ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, biểu hiện của bệnh trầm cảm thường gắn liền với sự gián đoạn và hiệu quả của việc học. Nó xuất phát từ cảm giác buồn chán, tuyệt vọng, cảm thấy không có hy vọng, mất đi những sở thích quen thuộc, giảm hứng thú trong học tập cũng như cuộc sống, thậm chí cân nặng còn sụt giảm nhanh chóng. Kèm theo đó là những biểu hiện như đau đầu, đau lưng, ăn uống không ngon miệng, không có mục đích gì cho tương lai, mất ngủ thường xuyên, lo lắng, căng thẳng, tự ti với bản thân...
Các chuyên gia cũng cho biết, đa phần những trường hợp bệnh tới khám là đối tượng học sinh thường gặp phải hiện tượng hay quên, kém tập trung khi học bài, chán nản, điểm thi kém nên hụt hẫng, buồn phiền. Đôi lúc, họ còn có ý nghĩ muốn tìm tới cái chết để giải thoát và trên thực tế thì trầm cảm lại là một trong những căn bệnh có thể gây tự sát rất cao. Vì vậy, cần đặc biệt chú ý tới đối tượng mắc bệnh trầm cảm để phòng tránh nguy cơ gặp phải hậu quả không mong muốn.
*Một vài biện pháp giúp các sĩ tử giảm bớt áp lực mùa thi:
- Xây dựng kế hoạch rõ ràng trong những ngày thi cử.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ ôn thi, học bài căng thẳng.
- Tránh xa chất kích thích và đồ chứa caffeine.
- Tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể (có thể bổ sung các loại hạt, sữa chua, trái cây tươi... để tăng thêm sự minh mẫn khi ôn thi).
- Tìm một nơi yên tĩnh để học, tránh những nơi quá ồn ào sẽ càng làm não bộ thêm căng thẳng.
- Cố gắng ngủ đủ giấc mỗi đêm (từ 7 - 8 tiếng).
Theo Helino
Chiếc răng 'mọc' trong mũi người đàn ông Bị nghẹt mũi và chảy nước mũi hơn hai năm, người đàn ông Đan Mạch 59 tuổi phát hiện có một chiếc răng thừa ẩn trong khoang mũi. Theo BMJ, tháng 2 người đàn ông đến Bệnh viện Đại học Aarhus với những lời phàn nàn về tình trạng lỗ mũi trái bị tắc, chảy nước mắt và khứu giác suy giảm. Kiểm...