Trời lạnh, viêm mũi dị ứng dễ tái phát
Bệnh viêm mũi dị ứng là phản ứng của cơ thể chống lại sự xâm nhập của những chất lạ vào đường hô hấp trên, đặc biệt hay gặp vào lúc chuyển mùa ( nóng sang lạnh, rét, mưa nhiều).
Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh có thể gây nhiều biến chứng.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
Viêm mũi dị ứng là bệnh khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là sự biến đổi khí hậu cũng như tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, trong khi đó, viêm mũi dị ứng có liên quan mật thiết với hiện tượng dị ứng, nhất là ở người có cơ địa dị ứng.
Một số dị nguyên có khả năng gây viêm mũi dị ứng có trong môi trường như bụi, phấn hoa, hóa chất, bông, vải, sợi, lông (chó, mèo), ký sinh trùng (bào tử nấm mốc, bọ chét, mò, mạt… có trong đệm, búp bê lông thú…), khói (khói thuốc, khói bếp, khói nhà máy) và một số thực phẩm (tôm, cua, ốc…) hoặc một số dược phẩm (aspirin, kháng sinh). Viêm mũi dị ứng có thể do thời tiết (lạnh, nóng đột ngột, ẩm ướt).
Các tác nhân gây kích thích gây viêm mũi dị ứng cũng có thể theo đường hô hấp nhưng cũng có thể vào cơ thể theo đường khác như qua da hoặc theo đường ăn uống.
Viêm mũi dị ứng dễ tái phát khi trời lạnh.
Dấu hiệu viêm mũi dị ứng
Các triệu chứng chính của viêm mũi dị ứng bao gồm: Chảy mũi từng cơn, nhất là khi tiếp xúc với dị nguyên. Ngứa mũi và mắt có thể kèm theo ngứa tai. Nghẹt mũi 2 bên hay đổi bên. Chảy nước mũi trong hay vàng đục nếu bội nhiễm.
Các triệu chứng phụ bao gồm: Bệnh nhân có thể bị chảy mũi sau họng, gây khịt mũi, hắng giọng và ho. Mũi nghẹt, phải thở bằng miệng gây viêm họng, khô họng, viêm thanh quản. Chóp mũi viêm đỏ và trầy da do chà xát thường xuyên vì ngứa. Mí mắt thường bị sưng nề, quầng thâm. Ở trẻ em, ít có những triệu chứng điển hình trước 2 tuổi. Các triệu chứng có thể xuất hiện theo thời vụ (viêm mũi theo mùa) hay liên tục ( viêm mũi quanh năm).
Viêm mũi dị ứng do một hay nhiều loại dị nguyên gây nên. Dựa vào thời gian xuất hiện trong năm, người ta chia thành viêm mũi theo mùa và viêm mũi quanh năm.
Viêm mũi dị ứng theo mùa liên quan với phấn hoa hoặc nấm mốc có đặc điểm là các triệu chứng hay xảy ra theo mùa hoa. Hết mùa, các triệu chứng này có thể giảm nhẹ hoặc hết.
Video đang HOT
Viêm mũi dị ứng quanh năm là do mạt bụi nhà, nấm mốc, gián, lông súc vật…
Tuy nhiên, cách phân loại này không hoàn toàn thoả mãn vì dị nguyên theo mùa ở vùng này hoặc nước này có thể là dị nguyên quanh năm ở nơi khác và ngược lại. Mặt khác, đa số bệnh nhân thường mẫn cảm với nhiều loại dị nguyên. Đặc điểm của viêm mũi dị ứng rất hay tái phát.
Nhiều biến chứng
Nghẹt mũi thường xuyên là do viêm mũi dị ứng mạn tính gây ra, bên cạnh đó là ù tai, nhức đầu kèm theo (những triệu chứng này rất dễ nhầm với viêm xoang). Một số trường hợp viêm mũi dị ứng mạn tính kéo dài có thể gây nên loạn khứu giác (không ngửi thấy mùi) hoặc ngủ ngáy do nghẹt mũi. Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến viêm xoang dị ứng, polyp mũi, polyp xoang. Do nghẹt mũi cho nên người bệnh phải thở bằng miệng dẫn đến viêm họng, viêm phế quản, dị ứng phế quản và rất có thể dẫn đến bệnh hen phế quản (hen suyễn). Viêm mũi dị ứng luôn làm cho người bệnh mệt mỏi, giảm trí nhớ, lo lắng nhiều đôi khi dẫn đến trầm cảm.
Phòng ngừa viêm mũi dị ứng
Để góp phần hạn chế bị viêm mũi dị ứng, cần lưu ý điều sau:
Tránh tiếp xúc với dị nguyên
Cách điều trị viêm mũi dị ứng tốt nhất là tránh tiếp xúc với các dị nguyên và phòng ngừa không để các triệu chứng xảy ra.
Giữ nhà khô sạch, thoáng khí, hút bụi thường xuyên, không nuôi chó mèo, diệt chuột, gián. Cần loại bỏ nấm mốc, những con mạt, những nơi thiếu ánh sáng, giày cũ, sách báo cũ, cây cảnh, giấy dán tường, chiếu, mền, thảm trải nền nhà, các loại hoa khô.
Tăng cường sức đề kháng
Giữ ấm: Vào mùa lạnh, cần phải giữ ấm cơ thể, đặc biệt khu vực vùng cổ, ngực và mũi, không nên tắm nước lạnh. Đối với những ai phải làm việc quá khuya, dậy quá sớm, cần lưu ý vì thời điểm này dễ bị cảm và dễ chuyển thành viêm mũi xoang.
Tránh hít phải luồng không khí lạnh, khô một cách đột ngột hoặc để mũi tiếp xúc với luồng gió máy lạnh, điều hòa đều có thể làm tổn thương, làm khô niêm mạc mũi xoang. Thực hiện một vài động tác giúp làm ấm vùng mũi vào buổi sáng: dùng hai bàn tay chụp lại hai bên vùng cánh mũi và miệng, tay xoa xoa tập thở ra hít vào, thực hiện như vậy chừng vài phút.
Bảo vệ mũi khỏi các tác nhân gây dị ứng. Trong không khí chứa rất nhiều tác nhân xấu, gây kích ứng niêm mạc mũi như bụi, khí thải, vi khuẩn, nấm mốc, khói thuốc lá, hóa chất… Cần tránh và hạn chế sự xâm nhập của các yếu tố này bằng cách sử dụng khẩu trang hoạt tính khi làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm khi đi ra ngoài đường.
Vệ sinh vùng tai, mũi, họng. Đường hô hấp trên nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì tạo điều kiện cho các vi khuẩn ký sinh sinh sống và phát triển. Vì vậy, cần vệ sinh họng, răng, miệng thật tốt: hằng ngày đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn và súc họng nước muối sinh lý. Khi bị viêm họng, viêm amidan, sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi…, cần phải khám và điều trị dứt điểm để tránh bệnh trở thành mạn tính dễ gây viêm xoang về sau.
Uống nhiều nước: Uống nhiều nước để làm loãng chất tiết nhày, giúp dịch tiết mũi lỏng hơn, chất nhày thoát ra ngoài một cách dễ dàng hơn, tránh ứ đọng, gây viêm nhiễm.
Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, nhất là ở những người có cơ địa dị ứng, cần giữ ấm cơ thể như mặc đủ ấm, cổ nên được quàng khăn ấm, tay đi găng, chân đi tất…
Cảnh giác biến chứng của viêm phế quản cấp
Thời tiết chuyển mùa khiến cơ thể dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp, trong đó có viêm phế quản cấp. Biến chứng của bệnh có thể nguy hiểm, gây suy hô hấp cấp. Lâu ngày bệnh có thể tiến triển thành mạn tính, ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe.
Phế quản là một ống dẫn khí thuộc hệ hô hấp dưới, nằm nối tiếp phía dưới khí quản, ở ngang mức đốt sống ngực 4, 5, sau đó phân chia thành các nhánh nhỏ đi sâu vào trong phổi tạo thành cây phế quản.
Bắt đầu từ nơi phân chia của khí quản đến rốn phổi, phế quản được chia thành phế quản chính phải và phế quản chính trái có nhiệm vụ dẫn khí vào phổi.
Hai phế quản tạo với nhau một góc 70 độ. Phế quản chính phải thường ngắn hơn, to hơn, dốc hơn nên khi có dị vật, dị vật thường lọt vào phổi phải. Nhìn tổng thể, hệ thống phế quản ở người trông giống như cành cây nên thường được gọi là cây phế quản. Sự phân chia cây phế quản cùng là cơ sở để phân chia các thuỳ phổi.
Phế quản sau khi chia ra phế quản chính phải và phế quản chính trái đi vào 2 bên phổi sẽ tiếp tục phân chia thành các phế quản phân thùy nhỏ dần như sau:
Phế quản bên phải tương ứng với các thùy phổi mà phế quản bên phải tiếp tục phân chia thành các nhánh phế quản nhỏ hơn. Tương tự phế quản bên phải, phế quản bên trái cũng tiếp tục phân chia thành 10 phế quản phân thùy nhỏ hơn. Các nhánh phế quản sau khi đi vào trong phổi tiếp tục được chia thành nhiều nhánh nhỏ hơn nữa đến tận cùng là các phế nang.
Niêm mạc phế quản là bộ phận đảm nhận vai trò giữ lại các hạt bụi, chất độc hại và vận chuyển chúng ra ngoài, giữ sạch đường thở. Bệnh viêm phế quản cấp xảy ra khi niêm mạc phế quản từ thanh quản đến nhu mô phổi bị viêm nhiễm dẫn tới các vấn đề viêm mũi, họng, thanh quản,...
Viêm phế quản cấp thường xảy ra vào mùa lạnh, do virus và vi khuẩn gây ra. Bệnh có thể trầm trọng đối với trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người có thể trạng yếu, suy giảm miễn dịch, có bệnh mạn tính như hen, giãn phế quản, viêm phế quản mạn tính...
Với một số người, bệnh viêm phế quản cấp dễ bị bội nhiễm khiến bệnh kéo dài, có thể dẫn đến tình trạng viêm phế quản mạn tính. Viêm phế quản mạn có thể dẫn tới bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Bệnh viêm phế quản cấp nếu không được điều trị sớm và dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nhận biết viêm phế quản cấp
Bệnh viêm phế quản cấp thường xuất hiện cùng lúc hoặc ngay sau khi bị viêm đường hô hấp trên với các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ho khan, rát họng. Diễn tiến bệnh viêm phế quản cấp thường qua 2giai đoạn:
Giai đoạn 1: Kéo dài 3 - 4 ngày, người bệnh có các triệu chứng như: sốt 38 - 40oC, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, có thể có cảm giác nóng rát sau xương ức. Khó thở nhẹ, có thể có tiếng rít, ho khan, ho thành cơn về đêm. Nghe phổi có ran rít, ran ngáy.
Giai đoạn 2: Thời gian từ 6 - 8 ngày, hay còn gọi là giai đoạn xuất tiết, các triệu chứng ở giai đoạn đầu giảm, người bệnh ho khạc đờm nhầy hoặc đờm mủ. Nghe phổi có ran ẩm. Lúc này viêm phế quản biểu hiện bằng các thể bệnh: viêm phế quản xuất huyết thường ho ra máu với số lượng ít lẫn đờm. Viêm phế quản cấp thể tái diễn thường kèm theo các yếu tố thuận lợi như hút thuốc lá, hít phải khí độc.
Coi chừng viêm phế quản biến chứng
Bệnh viêm phế quản cấp nếu không được điều trị sớm và dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong một số trường hợp bệnh tái phát nhiều lần, những ổ viêm nhiễm ở phế quản không được điều trị dứt điểm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho viêm phổi, viêm giãn phế quản, viêm phế quản mạn tính, suy hô hấp cấp. Ở trẻ em có thể gặp biến chứng viêm phế quản bít tắc. Đôi khi viêm phế quản cấp là sự khởi đầu của một bệnh hen phế quản. Nếu người bệnh bị cúm có bội nhiễm viêm phế quản thì bệnh trở nên nặng, điều trị rất khó khăn.
Những người có biểu hiện ho, khó thở, nhất là những trường hợp nặng, tại bệnh viện sẽ được làm xét nghiệm máu, chụp Xquang phổi, cấy đờm để loại trừ một vài bệnh khác như lao phổi, ung thư phổi, giãn phế quản, hen phế quản, dị vật vào đường hô hấp hoặc phổi bị ứ đọng trong các trường hợp suy tim.
Các biến chứng thường gặp:
Bệnh có thể dễ dàng tiến triển thành viêm phế quản mạn tính nếu lơ là điều trị. Đây là biến chứng phổ biến nhất của viêm phế quản cấp, đặc biệt hay gặp ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Đây là 2 đối tượng mà sức đề kháng yếu, hoặc đã bị suy giảm, nếu mắc viêm phế quản cấp mà không chữa trị tích cực thì bệnh sẽ nhanh chóng chuyển thành mạn tính rất khó điều trị. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, tình trạng viêm phế quản mạn tính sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển của trẻ.
Tiến triển thành bệnh viêm phổi là biến chứng đáng ngại do viêm phế quản cấp. Ngoài ra còn có thể tiến triển thành áp-xe phổi, thực chất là nhiễm trùng phổi, là tình trạng các mô xung quanh phổi bị sưng tấy và có thể có mủ. Áp-xe phổi có thể gây tử vong.
Để tránh biến chứng do viêm phế quản cấp ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, người bệnh cần đi khám và điều trị ngay khi mới có triệu chứng bệnh. Tùy vào mức độ và tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, ngăn ngừa bệnh tiến triển và gây biến chứng.
Viêm thanh quản có tiến triển thành ung thư? Viêm thanh quản mạn có thể xuất hiện các khối u thực thể ở thanh quản như: hạt xơ dây thanh, u nang dây thanh, polyp dây thanh sẽ gây ra căng dây thanh âm, thương tích hoặc tăng trưởng trên các dây thanh âm và nguy hiểm nhất là ung thư thanh quản... Ảnh minh họa Em hay bị đau họng, ho,...