Trời lạnh thế này làm nồi lẩu bò nhúng me xì xụp là tuyệt nhất!
Mẹ đảm ở Nhật sẽ mách bạn cách làm lẩu bò nhúng me ngon hết chỗ chê.
Chị Quỳnh Hoa vốn được nhiều người biết đến là một bà mẹ Việt Nam sống tại Tokyo với nhiều món ăn đậm đà hương vị Việt. Chị Quỳnh Hoa mới đây có chia sẻ: “Dạo này trời lạnh, nhà mình chỉ thích ăn đồ nước nóng hổi để vừa có thể ngồi nhâm nhi thong thả ngày cuối tuần mà lại vừa dễ ăn nên mình nghĩ đến những món có thể kết hợp ăn bún, nhiều rau mà có vị chua dịu mát, kích thích khẩu vị. Làm những món bún rồi bắc nồi nước dùng nóng để nhúng rau là rất “chuẩn bài” cho những ngày rét run thế này. Ở nhà cuối năm sắp Tết, các bạn cũng có thể tham khảo những món dễ làm và dễ ăn dù nhiều thịt mà không hề ngán như món lẩu bò nhúng me này nhé.”
CÁCH LÀM LẨU BÒ NHÚNG ME
1. Pha mắm nêm:
- 50g mắm nêm Dì Cẩn nguyên chất
- 50g nước
- 5 tép tỏi băm nhỏ
- 1/2 quả chanh vắt lấy nước cốt
- 1/2 cây sa băm nhỏ
- 1 miếng dứa bằm nhỏ
- 2 thìa cơm đường
Cách làm lẩu bò nhúng me
- Lọc mắm nêm qua rây cho mịn. Bắc chảo, làm nóng dầu ăn cho một nửa số tỏi, sa băm vào phi vàng, tiếp theo cho mắm nêm và nước vào đảo đều và đun cho mắm sôi, vớt váng, thêm đường và dứa băm nhuyễn vào đun cho tan hết đường thì tắt bếp, để nguội thêm nước cốt chanh và ớt vào, nêm nếm lại cho vừa khẩu vị.
2. Pha mắm me:
- 20g me chín (hoặc sử dụng cốt me Thái Lan)
- 40g đường cát vàng
- 30ml nước mắm cốt
Video đang HOT
- 1 củ tỏi
- 2-3 quả ớt
- Một ít lạc rang giã nhỏ
Cách làm:
- Cho me chín vào bát, thêm vào 200ml nước sôi, dầm cho me tan ra rồi lọc qua rây lấy nước cốt.
- Tỏi, ớt băm nhỏ.
- Bắc nồi nhỏ, cho phần nước cốt me và đường vào đun cho tan hết đường rồi thêm vào 30ml nước mắm. Đun lửa nhỏ cho đến khi nước mắm keo lại thì thêm tỏi và ớt vào. Giã lạc rang rắc lên trên.
3. Phần bò nhúng me:
Nguyên liệu:
- 250g thăn bò
- 250g bắp bò
- 200g bò viên
- 200g giò tai/ giò bì…
- 4 bìa đậu rán giòn
- 2 quả dừa tươi hoặc sử dụng hộp nước dừa của Thái Lan hoặc thay bằng nước dùng xương gà
- 1kg bún rối
- 2 mớ rau càng cua
- 2 gói nấm kim châm
- Rau sống: rau diếp, húng quế, mùi, bắp chuối
- 1/2 quả dứa (thơm)
- 1 củ hành tây
- 1 củ tỏi, 1 củ hành khô
- 1 chén con lạc rang
- 1/2 chén con vừng (mè) rang
- Mắm nêm, mắm me
- 50g me hột
- Nước mắm, muối, đường phèn…
Cách làm:
- 50g me hột cho vào bát, đổ 200ml nước sôi vào dầm nhuyễn lọc lấy nước cốt.
- Dứa thái lát mỏng; 1/2 củ hành tây thái khoanh tròn, 1/2 thái lát mỏng.
- Rau càng cua, rau sống nhặt sạch, rửa nước muối để ráo.
- Tỏi, hành khô băm nhỏ, bắc chảo, làm nóng dầu ăn cho dứa và hành, tỏi băm nhỏ vào phi thơm rồi cho phần nước dừa tươi vào, thêm cốt me. Nêm nếm vào đường, muối, nước mắm cho vừa khẩu vị chua ngọt. Nhưng sẽ hơi chua một chút thì mới kích thích khẩu vị và giảm ngán từ thịt khi ăn.
- Phần thịt bò thái mỏng, trộn đều với hành tây đã thái mỏng, một chút dầu mè và chút muối, bóp đều rồi xếp ra đĩa. Rắc mè rang lên trên và trang trí những khoanh hành tây đã thái tròn.
- Đậu cắt miếng vuông, rán giòn.
- Bún và rau sống xếp ra đĩa. Bày mắm nêm và mắm me ăn kèm.
- Bắc nồi lẩu, múc phần nước dùng vào, thêm hành tây thái khoanh tròn và rắc ít mè rang lên trên. Khi ăn thêm lạc rang và ớt vào, nước sôi thả đậu, bò viên, giò tai, nhúng thịt bò và rau chấm mắm nêm hoặc mắm me ăn kèm bún. Vị chua dịu ngọt và thơm nước dừa cùng dứa, hơi béo bùi của lạc rang và mè rang rất dễ ăn, không bị ngán.
Chúc các bạn thành công với cách làm lẩu bò nhúng me này nhé!
Người dân các nước ăn gì để giữ ấm trong mùa đông?
Các món ăn truyền thống luôn giữ vị trí nổi bật trong thực đơn mùa đông ở nhiều nước trên thế giới.
Soljanka hay solyanka là món súp cay phổ biến ở Nga và một số nước Đông Âu. Món ăn nóng và chua này có nhiều loại khác nhau. Công thức chế biến soljanka thường gồm thịt, hải sản, xúc xích, dưa chuột muối, nước dưa chua, cà chua, các loại rau... Món súp truyền thống còn được nấu với các nguyên liệu chay.
Sủi dìn là món tráng miệng đơn giản ở Trung Quốc. Món ăn này được làm từ bột gạo dẻo, thường có mặt trong các lễ hội mùa đông như Đông chí và Tết Nguyên đán. Dù có thể chiên giòn, sủi dìn phổ biến nhất là dùng nóng trong bát nước đường. Những viên bánh có nhiều loại nhân như khoai lang, đậu, vừng, thạch...
Giống như nhiều món ăn mùa đông khác, oden không có danh sách các thành phần. Món lẩu đến từ Nhật Bản này có nguyên liệu đa dạng. Ở các quán ăn đường phố, một số nguyên liệu sẽ được cho sẵn vào nồi lẩu, sau đó khách hàng tự chọn các loại khác thêm vào. Các lựa chọn phổ biến bao gồm bánh cá hoặc cá viên, củ cải, trứng luộc, đậu phụ, mực, ngô và rau củ.
Poutine là món ăn không khuyến khích với những người ăn kiêng. Món ăn phổ biến vào mùa đông này có nguồn gốc từ tỉnh Quebec của Canada. Một số người Canada coi poutine là món ăn quốc dân. Công thức chế biến là khoai tây chiên phủ phô mai đông lạnh và ướp trong nước sốt nâu. Một số biến thể có thêm các món phụ như thịt xông khói, thịt bò xay, đậu nướng hoặc xúc xích. Poutine phổ biến ở Canada và một số vùng của Mỹ.
Goulash có nguồn gốc ở Hungary vào thời Trung cổ. Những người chăn gia súc từ Trung Âu đã phát minh ra món ăn này. Goulash theo truyền thống được làm từ thịt bò, thịt bê, thịt cừu và thịt lợn. Thịt khô sẽ được cho vào nồi sắt để nấu trên lửa. Gia vị chính của món goulash ngày nay là ớt bột. Các quốc gia Trung và Đông Âu khác cũng có những món hầm với gia vị tương tự.
Tteokbokki có mặt khắp nơi ở các thành thị Hàn Quốc. Món ăn đường phố phổ biến và rẻ tiền này có quanh năm nhưng trở nên phổ biến hơn vào mùa đông. Tteokbokki có nước sốt đặc làm từ cà chua, ớt cay... Người bán sẽ giữ món ăn nóng hổi trên khay hơi nước và bếp than. Mọi người có thể làm ấm cơ thể bằng cách đứng, ngồi gần xe đẩy hoặc quầy hàng khi ăn.
Lẩu phô mai (fondue) trở nên phổ biến ở Mỹ sau khi Thụy Sĩ quảng bá món ăn quốc dân này trong Hội chợ Thế giới năm 1964 tại thành phố New York (Mỹ). Ý tưởng nấu phô mai với rượu vang phát triển ở Thụy Sĩ vào thế kỷ 17, 18. Món ăn này phổ biến ở Thụy Sĩ, Pháp và các vùng thuộc dãy Alps của Italy. Phô mai được hâm nóng liên tục trong quá trình ăn (theo truyền thống là dùng nến hoặc đèn cầy). Bánh mì là thành phần nhúng phổ biến nhất.
Thịt đông - Món ăn độc đáo ngày rét của miền Bắc Với thời tiết như ở Việt Nam, món thịt đông phổ biến hơn và được coi như món ăn khá đặc trưng của miền Bắc trong mùa Đông. Thịt Đông Trong thú ẩm thực phong phú của người Việt, có một món ăn khá độc đáo, đó là thịt đông. Món ăn độc đáo ở chỗ là ăn khi đã để nguội lạnh,...