Trời lạnh ăn món lẩu nào ngon?
Trời lạnh thế này chị em hãy làm nổi lẩu nóng hổi để cả nhà cùng thưởng thức nhé!
Lẩu thập cẩm
Nguyên liệu:
- 1 nồi nước dùng xương (hoặc nước dùng gà)
- Tôm: 300 g
- Ngao: 1 kg
- Lòng non: 500 g
- Thịt bò: 300 g
- Đậu phụ: 5 bìa
- Nấm đông cô: 1 ít
- Nấm rơm (nấm kim châm): 1 gói
- Cà chua: 3-4 quả
- Sả: 3-4 củ
- Ớt: 1-2 quả
- Hành hoa, rau mùi
- Rau các loại (rau cần, cải cúc, cải xanh…)
- Gia vị: bột nêm, mì chính
Cách làm:
- Rau các loại nhặt và rửa sạch để ráo, nấm rơm cắt rễ rửa sạch, nấmđông cô ngâm nở cắt bỏ chân
- Tôm, ngao rửa sạch. Phèo làm sạch cắt miếng vừa ăn bày lên đĩa.
- Thịt bò thái mỏng ướp với ít gừng thái chỉ.
- Cà chua thái múi cau phi thơm với hành xào sơ cho vào nồi nước dùng xương. Chế phần nước dùng bao gồm: nước dùng xương cùng vài nhánh xả đập dập, nấm đông cô ngâm nở rửa sạch, cà chua xào vừa tới cùng 3 thìa canh bột nêm.
- Sắp tất cả lên đĩa bày lên bàn. Đun liu riu nồi nước dùng ở nhiệt độ vừa phải
- Bây giờ có thể mời cả nhà ngồi vào bàn thưởng thức món thập cẩm đểxua tan cái lạnh mùa đông rồi nhé. Khi ăn nên thả 1-2 bìa đậu, cho ngao vàotrước để ngao tiết nước ngọt rồi nhúng các loại thực phẩm bạn thích nhé.
Lẩu cua đồng
Lẩu cua đồng được nhiều ưa thích vì vị chua thanh mát lại vẫn đậm đà, rất thích hợp cho những ngày trời se lạnh. Với cách làm lẩu cua đồng như thế này, cả nhà sẽ có một bữa ăn đầy hấp dẫn và thú vị.
Nguyên liệu: (cho 5-6 người ăn)
- Cua đồng: 700 gram
- Xương ống: 500 gram
Video đang HOT
- Bắp bò: 500 gram
- Đậu phụ: 4 bìa
- Cà chua: 4 quả to
- Sấu xanh: 5 – 6 quả
- Dấm bỗng: 1/2 bát con
- Gừng: 2 củ to
- Hành khô: 10 củ
- Rau nhúng lẩu: Rau xà lách hoặc rau diếp, tía tô, kinh giới, hoa chuối… (Có thể thay thế bằng các loại rau ưa thích)
- Dầu ăn, gia vị…
Thực hiện:
Ninh nước dùng xương
- Trước tiên, đặt vỉ nướng lên bếp ga, để lửa ở mức vừa phải, nướng xém vỏ một nhánh gừng nhỏ và 3 – 4 củ hành khô. Nướng xong, dùng dao bóc vỏ, rửa sạch. Đập dập gừng và hành để riêng.
- Xương ống rửa sạch, chần qua nước vừa đun sôi, vớt ra rửa lại một lần nữa. Cho xương, gừng và hành khô đã đập dập phía trên vào nồi, thêm 2 – 3 thìa canh gia vị cùng với 1 – 1.5 lít nước.
- Nếu dùng nồi áp suất, các bạn chỉ ninh khoảng 25 – 30 phút là được. Nếu ninh trên bếp ga bình thường, lưu ý không để sôi quá mạnh sẽ làm nước dùng không được trong.
Lọc cua
- Cua đồng mua về đổ vào trong nồi nhỏ, xóc đều với muối hạt cho cua nhả hết bẩn. Rửa nhiều lần với nước. Tách bỏ phần mai, gạt gạch cua vào bát nhỏ. Phần thịt cua cho vào cối giã nhuyễn.
- Nếu không muốn lích kích, các bạn có thể mua cua giã sẵn ngoài chợ.
- Hòa cua xay với khoảng 1 – 1.5 lít nước sạch để lấy nước. Nên bóp nhuyễn cua xay khoảng 5 – 10 phút để phần nước được đặc.
- Tiếp theo, lọc lấy nước trong qua một chiếc rây nhỏ.
Rán đậu
- Đậu phụ rửa sạch, cắt miếng nhỏ vừa ăn, để thật ráo nước. Không nên rán đậu ngay sau khi mua về hoặc mới rửa vì đậu còn nhiều nước và khó rán giòn.
- Cho đậu phụ vào chảo dầu nóng già. Rán đều tay trên lửa to để đậu vàng đều và giòn nhưng vẫn giữ được độ mềm, béo bên trong.
Ướp thịt bò: Gừng gọt sạch vỏ, rửa sạch, đập dập hoặc thái con chì tùy thích. Nêm khoảng 1 thìa canh gia vị, trộn đều. Chỉ nên ướp thịt bò trước khi ăn 20 phút để thịt không bị thâm.
Chuẩn bị rau nhúng lẩu:
- Rau xà lách và các loại rau thơm khác mua về nhặt bỏ gốc, rửa sạch, để ráo rồi thái nhỏ vừa ăn.
- Mọi người thường thích ăn lẩu cua với rau sống, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể dùng lẩu cua với một số loại rau mùa lạnh khác rất ngon như rau cải chíp, rau cải xoong, nấm…
Chế nước lẩu:
- Cà chua rửa sạch, bổ cau, không nên thái cà chua quá mỏng. Sấu xanh rửa sạch, nạo vỏ. Hành khô đập dập hoặc thái mỏng tùy thích. Tùy theo sở thích bạn có thể tăng số lượng hành khô. Càng nhiều hành khô phi thơm thì nước lẩu càng thơm.
- Đặt nồi lẩu lên bếp ga, đổ nước dùng xương đã ninh đầy 1/2 nồi. Tiếp theo, đổ bát nước cua xay đã lọc vào đầy nồi. Cho cà chua, sấu, dấm bỗng và gia vị, đun nhỏ lửa.
- Ở bước này cần đun nhỏ lửa để gạch cua đóng bánh. Nếu vội vàng đun trên lửa to thì gạch cua sẽ tan vào nước, khi ăn không cảm nhận được rõ rệt mùi vị của gạch cua.
- Trong thời gian chờ nước lẩu sôi, cho dầu ăn vào chảo nhỏ, chờ nóng già thì thả hành khô vào phi vàng.
- Khi hành khô lên màu vàng, tắt lửa, nhanh tay đổ bát gạch cua vào, dùng đũa khuấy nhẹ.
- Đổ phần gạch cua vừa phi thơm bên trên vào nồi nước dùng vừa sôi lăn tăn. Lúc này, bạn cũng có thể vớt gạch cua ra một bát, lúc nào ăn thì thả lại vào nồi.
Bây giờ, nồi lẩu cua đồng thơm ngon đã sẵn sàng để gia đình bạn thưởng thức.
Nồi lẩu cua đồng hấp dẫn, thanh mát vị chua của dấm bống và sấu tươi, nước dùng ngọt, đậm đà.
Lẩu cá trắm
Thời tiết ngoài Bắc đang rất lạnh, nếu có nồi lẩu cá nóng hổi để cùng quây quần bên cả nhà thì quá tuyệt!
Nguyên liệu:
- Cá trắm: 2 kg
- Xương ống heo: 300 g
- Thịt bò: 500 g (tùy khẩu vị vì có người không thích ăn thịt bò với lẩu cá)
- Ngao: 1-2 kg- Dạ dày: 300 g- Lòng non: 500 g
- Đậu phụ: 5 cá
i- Cà chua: 500 g
- Me chua: 2-3 quả
- Rau diếp, rau cải, rau cần… tùy khẩu vị
- Hành, răm, thì là, gừng, ớt, chanh
- Gia vị: súp, mì chính.
Cách làm:
- Xương ống heo chần qua với nước xôi rồi cho vào nồi. Đổ nước vào nồi, đun sôi. Khi nước sôi, hạ nhỏ lửa, đun sôi liu riu cho nước xương ngọt hơn. Thỉnh thoảng hớt bỏ bọt cho nước dùng xương được trong, có màu đẹp.
- Cá trắm đánh vẩy rửa sạch, lọc lấy thịt. Phần xương cá cho vào ninh cùng xương. Phần thịt cá thái cỡ to bằng 2 ngón tay rồi đem ướp cùng với gừng, ớt hành, rau răm thái nhỏ.
- Thịt bò thái mỏng ướp vài lát gừng thái chỉ.
- Lòng non, dạ dày làm sạch thái miếng vừa ăn.
- Ngao rửa sạch bày lên đĩa.
- Rau các loại rửa sạch để ráo, đậu phụ thái miếng, cà chua bổ múi cau.
- Phi thơm hành với cà chua.
- Sau đó cho cà chua vào nồi nước dùng xương. Để có một nồi nước dùng ngọt nước và có vị chua cay hợp với món lẩu cá, bạn nên ninh phần xương lợn với xương cá sau đó cho thêm me chua cùng vài cái nấm hương, cà chua xào sơ với chút gia vị vừa miệng.
- Lẩu cá hay các loại lẩu khác chỉ hấp dẫn khi nồi nước dùng thơm ngon.
Khi nồi nước dùng đã chín bạn đổ vào nồi lẩu bày lên mâm cùng các món nhúng kèm. Giờ thì có thể mời bạn bè ngồi vào bàn thưởng thức món lẩu cá trắm nóng hổi trong ngày giá rét này rồi. Nếu thích ăn cay, bạn có thể cho thêm sa tế vào lẩu cá trắm vào nhé!
Theo Eva
[Chế biến] - Lẩu riêu cua bắp bò
Làm món lẩu nóng hổi này cho cả nhà để xua tan gió lạnh đầu mùa nhé.
Nguyên liệu: (Cho 6 người ăn)
- Cua đồng: 300-400 gr- Thịt bắp bò: 400 gr
- Chả cua: 300 gr- Đậu phụ: 4-6 bìa
- Cà chua: 5 quả- Giá sống: 200 gr
- Rau xà lách, rau mùi, mùi tàu, ngổ, kinh giới, tía tô
- Hoa chuối, bắp chuối
- Dấm bỗng
- Rau nhúng lẩu: rau cải non (cải chân), rau muống...
Cách làm:
Bước 1: Cua đồng mua về các bạn xay nhỏ, hòa với nước rồi lọc lấy phần thịt cua. Nếu mua loại cua đồng tinh chế đã được lọc sẵn thì các bạn sử dụng khoảng 2 túi, đem hòa trực tiếp với nước và 1 thìa cà phê muối.
Bắc nồi lên bếp, vừa đun vừa khuấy đều cho thịt cua khỏi bén dưới đáy nồi trong khoảng 5 phút rồi đậy vung lại. Khi canh sôi, gạch sẽ nổi lên, các bạn múc riêng ra 1 cái bát.
Bước 2: Múc từng viên chả cua thả vào nồi nước dùng vừa đun, đợi chả cua chín nổi lên, các bạn cũng vớt riêng ra 1 bát nhé. Khi nào ăn sẽ thả vào sau vì nếu đun nhiều chả cua sẽ mất đi độ giòn ngọt ban đầu.
Bước 3: Đậu phụ xắt miếng, rán vàng.
Bước 4: Rau sống ngâm nước muối pha loãng 15 phút rồi vớt ra vẩy ráo. Hoa chuối và bắp chuối ngâm nước pha mấy thìa dấm cho khỏi bị thâm. Các loại rau ăn kèm, dùng để nhúng lẩu cũng nhặt rửa sạch, cắt ngắn vừa ăn.
Bước 5: Cà chua bổ làm tư, bỏ hạt, đem xào cùng dầu ăn để tạo màu rồi trút vào nồi nước dùng. Nêm nếm lượng bột canh sao cho vừa miệng.
Bước 6: Cho gạch cua, chả cua, đậu phụ rán vào nồi nước dùng, dấm bỗng sẽ được cho vào sau cùng để tạo độ chua và làm nước dùng dậy mùi.
Bước 7: Vậy là nồi lẩu riêu cua đã hoàn tất. Bày thịt bắp bò, đậu rán, rau sống, hoa chuối và các loại rau ăn kèm xung quanh nồi lẩu rồi cùng gia đình quây quần thưởng thức nhé.
Cùng làm món lẩu riêu cua bắp bò cho cả nhà dịp cuối tuần bạn nhé!
Theo Eva
Quán Chân Đất - Đa dạng các món lẩu hấp dẫn Món lẩu không còn xa lạ với bất cứ ai nhưng tại Quán Chân Đất món lẩu được chế biến khác lạ và mang nhiều hương vị rất riêng. Lẩu thái, lẩu thơm (dứa), lẩu mồng tơi, lẩu cua đồng,....món ăn quen thuộc và hấp dẫn trong nhưng chiều mưa. Nằm ngay con đường nhộn nhịp, Quán Chân Đất luôn mang đến cho...