Trở về với thực tế
Chiều 28-2, sau khi tổ chức họp báo tại Khách sạn Marriott, Tổng thống Mỹ đã ra máy bay về Washington. Hội nghị thượng định Mỹ – Triều Tiên lần thứ 2 tại Hà Nội đã kết thúc và không ra được tuyên bố chung như nhiều người mong đợi. Có người sẽ chỉ trích cuộc gặp thất bại nhưng có lẽ cả 2 bên đã trở về với thực tế đúng hơn.
Bước vào cuộc gặp cấp cao lần 2 tại Hà Nội lần này, Mỹ và Triều Tiên dường như có nhiều thuận lợi hơn so với cuộc gặp thứ nhất. Nếu ở cuộc gặp đầu, 2 nhà lãnh đạo không biết về nhau mà chỉ đọc báo cáo về đối tượng nói chuyện, lần này họ đã biết nhau – điểm rất quan trọng. Cả 2 bên đều có nhu cầu đạt được một thỏa thuận “nào đó” như lời của Tổng thống Donald Trump. Một thỏa thuận với những điều kiện cụ thể sẽ phải bàn nhưng nó là một thỏa thuận. Tổng thống Mỹ muốn chứng minh mình là nhà thương thuyết tài giỏi nhất mọi thời đại, giải quyết được vấn đề mà tất cả các tổng thống tiền nhiệm trong vòng hơn 60 năm qua không giải quyết được. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng rất hy vọng có thể đạt được kết quả dỡ bỏ một phần của cấm vận qua cuộc gặp này để có thể vượt qua khó khăn kinh tế mà đất nước ông gặp phải. Đáng chú ý là trước cuộc gặp, Mỹ đã tỏ ra thực tế hơn, hạ thấp yêu cầu đối với Triều Tiên.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố chỉ cần Triều Tiên cam kết không tiếp tục thử tên lửa và vũ khí hạt nhân là Mỹ hài lòng. Đây là mục tiêu thấp hơn nhiều so với việc phi hạt nhân hóa “hoàn toàn, có kiểm chứng và không thể đảo ngược” mà Mỹ đặt ra trước đó tại hội nghị thượng đỉnh lần đầu tại Singapore.
Khó khăn cho cuộc gặp lớn nhất vẫn là khó khăn cũ: làm sao lãnh đạo Triều Tiên yên tâm là phi hạt nhân hóa không ảnh hưởng đến an ninh và ổn định của Triều Tiên. Đây là khó khăn mà bao đời tổng thống Mỹ đến nay vẫn chưa thể làm yên lòng CHDCND Triều Tiên. Ai cũng hiểu là Tổng thống Donald Trump cũng không thể giải quyết bài toán này một cách đơn giản và càng không thể ngay lập tức, chóng vánh. Một khó khăn khác là trong lúc đàm phán về vấn đề quan trọng hàng đầu này, Tổng thống Donald Trump không thể không bị phân tâm khi tại quê nhà, cộng sự cũ, luật sư riêng của ông trong nhiều năm, đang chuẩn bị điều trần công khai trước Quốc hội Mỹ và có thể tiết lộ những thông tin bất lợi cho ông.
Mặc dù có khó khăn như vậy, nhưng với những thuận lợi trước cuộc gặp so với cuộc gặp lần 1 tại Singapore, giới quan sát có quyền hy vọng một kết quả nào đấy của cuộc gặp. Khi người phát ngôn của Nhà Trắng tuyên bố cuộc gặp sẽ kết thúc và có thể không có tuyên bố chung, trung tâm báo chí nhốn nháo.
Quang cảnh họp báo của Tổng thống Donald Trump Ảnh: TTXVN
Buổi họp báo của ông Donald Trump đã giải đáp được phần nào câu hỏi của các nhà báo tại sao không có thỏa thuận. Mỹ muốn nhiều hơn cái mà Chủ tịch Kim Jong-un có thể cam kết và do đó, 2 bên chưa thể thỏa thuận vào dịp này. Trong buổi họp báo, nhiều lần ông Donald Trump khẳng định ông đánh giá cao lãnh đạo Triều Tiên và cho rằng đàm phán vừa qua rất hiệu quả. Đây là cách khác hẳn với việc ông bỏ về sớm ở Hội nghị G22 tại Canada tháng 6 năm ngoái và phát biểu phê phán nặng lờ i Thủ tướng Canada. Rõ ràng, ông Donald Trump muốn giữ cầu đàm phán tiếp với Triều Tiên. Dù sao thì ông cũng luôn cho rằng, ông mới là người có thể giải quyết được vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Bỏ cuộc tức thừa nhận thất bại trong vấn đề quan trọng nhất của chương trình nghị sự đối ngoại của mình.
Video đang HOT
Việc không đạt được thỏa thuận lần này tại Hà Nội cho thấy đàm phán về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên là vấn đề không đơn giản. Đó cũng là lý do nhiều đời Tổng thống Mỹ giải quyết chưa xong. Còn nhớ cựu Tổng thống Bill Clinton đã tiến tới khá gần thành công với thỏa thuận 1994 nhưng rồi thỏa thuận cũng tan vỡ. Ít nhất, việc không đạt được thỏa thuận lần này giúp Tổng thống Donald Trump thực tế hơn khi đàm phán với Triều Tiên, đặc biệt khi giải quyết vấn đề vô cùng nan giải này. Ông Donald Trump có khi lại được điểm khi không đạt được thỏa thuận lần này vì ông tỏ ra không nóng vội như người ta lo ngại. Một tờ báo Mỹ ngay sau khi có tin đã chạy tít: “Không có thỏa thuận còn hơn có thỏa thuận tồi”
NGUYỄN HỒNG THẠCH – Tổng Biên tập Tạp chí Đối ngoại, Ban Đối ngoại Trung ương
Theo SGGP
Vì sao ông Kim Jong Un đưa theo nữ ca sĩ xinh đẹp quyền lực nhất đến Việt Nam?
Trong phái đoàn Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đến Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên, người ta thấy bất ngờ khi có sự xuất hiện của bà Hyon Song Wol - nữ ca sĩ xinh đẹp quyền lực nhất Triều Tiên.
Ảnh 1/6Xem slide
Bà Hyon Song Wol - nữ ca sĩ quyền lực nhất Triều Tiên
Hình ảnh bà Hyong Song Wol được thấy xuất hiện trong clip ghi lại cảnh Chủ tịch Kim Jong Un dừng chân nghỉ hút thuốc ở sân ga Nanning, Trung Quốc. Trong clip đó, người ta thấy em gái của ông Kim Jong Un - bà Kim Yo Jong cầm gạt tàn thuốc lá trong khi ông Kim Jong Un đang hút thuốc. Sau đó, người ta thấy xuất hiện hình ảnh bà Hyon Song Wol - người được xem là nữ ca sĩ quyền lực nhất Triều Tiên. Đây là điều hoàn toàn bất ngờ bởi bà Hyon Song Wol là người làm trong lĩnh vực nghệ thuật. Sự xuất hiện của nữ ca sĩ xinh đẹp này trong phái đoàn Triều Tiên đến Hà Nội ngay lập tức thu hút sự chú ý của dư luận. Không ít người đặt câu hỏi vì sao ông Kim Jong Un lại đưa theo bà Hyon Song Wol đến Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên.
Bà Hyon Song Wol là một thành viên cấp cao trong Đảng Lao động Triều Tiên và là người đứng đầu ban nhạc nữ nổi tiếng nhất đất nước Triều Tiên - Moranbong. Với vị trí như vậy, nhiều người tin rằng, sự xuất hiện của bà Hyon Song Wol có thể có liên quan đến các hoạt động văn hóa được tổ chức như một phần của thỏa thuận đạt được giữa Bình Nhưỡng và Washington trong tuần này khi hai nhà lãnh đạo Kim Jong Un và Donald Trump có các bước đi tiến gần hơn để việc củng cố, tăng cường mối quan hệ song phương.
Cũng với em gái của ông Kim Jong Un - bà Kim Yo Jong và Đệ nhất phu nhân của Triều Tiên - bà Ri Sol-ju, bà Hyon Song Wol đã trở thành những bóng hồng thu hút sự chú ý hàng đầu của Triều Tiên trong mấy tháng qua.
Bà Hyon Song Wol đã trở thành chủ đề "hot" trên các phương tiện truyền thông thế giới sau khi bà có hai chuyến thăm đến Hàn Quốc để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng hồi năm ngoái. Bà Hyon Song Wol được cho là có vai trò giúp đàm phán về vấn đề liên quan đến việc Triều Tiên tham dự Thế Vận hội Olympics ở Hàn Quốc đồng thời bà cũng là nhân vật có đóng góp lớn trong việc chiến dịch "tấn công quyến rũ" của Triều Tiên nhằm vào Hàn Quốc. Sự xuất hiện liên tiếp của bà Hyon Song Wol ở Hàn Quốc năm ngoái thực sự gây sửng sốt bởi trước đó gần 4 năm, đã có tin đồn cho rằng bà bị xử tử.
Trước đó, tin đồn đã rộ lên về việc bà Hyon bị xử tử theo lệnh của Chủ tịch Kim Jong Un. Khi đó, tin đồn cho rằng, người phụ nữ xinh đẹp này bị xử tử vì xuất hiện trong một loạt video có tính chất "khiêu dâm" cùng với hàng loạt ca sĩ và vũ công khác của Triều Tiên.
Sự xuất hiện đầy bất ngờ của bà Hyon trong một vai trò quan trọng như sự kiện đàm phán liên Triều vừa rồi đã đập tan tin đồn về việc bà bị xử tử. Diễn biến này một lần nữa cho thấy, không ít thông tin gây sốc về Triều Tiên thực chất chỉ là tin đồn vô căn cứ và không có cơ sở.
Bà Hyon rõ ràng đang nhận được sự tín nhiệm của Nhà lãnh đạo Triều Tiên. Bà Hyon được cho là đang ở tầm tuổi 40. Ban nhạc Moranbong do bà Hyon lãnh đạo rất được Bình Nhưỡng coi trọng và người ta tin rằng mọi thành viên trong ban nhạc này đều được ông Kim Jong Un đích thân lựa chọn.
Bà Hyon là một ca sĩ nổi tiếng trước khi được giao trọng trách đứng đầu ban nhạc nữ nổi tiếng nhất Triều Tiên - một ban nhạc được cho là có nhiệm vụ làm "công tác tuyên truyền" cho chính quyền của Chủ tịch Kim Jong Un, là cánh tay "quyền lực mềm" của Chủ tịch Kim Jong Un.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo VNMedia.vn
Tổng thống Trump: Cảm ơn mọi người về màn chào đón tuyệt vời ở Hà Nội Trong ngày đầu của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều Tiên lần thứ 2, ông Donald Trump và Kim Jong-un dự kiến sẽ gặp gỡ 20 phút và ăn tối cùng nhau. Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un Theo thông báo của Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim...