Trở về từ Hàn Quốc, du học sinh uất ức vì bị gọi là ‘con Corona’
Nhiều du học sinh từ Hàn Quốc khi về Việt Nam đã không giấu được ức chế vì bị cộng đồng kỳ thị, thậm chí bị gọi là “con Corona”, dù không hề có dấu hiệu nhiễm dịch Covid-19.
Du học sinh trở về từ Hàn Quốc bày tỏ tâm tư lên mạng xã hội facbook trong lúc tự cách ly tại nhà Ảnh Lê Tân
Khi vào ghi nhận công tác cách ly tại cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (Hải Phòng), chúng tôi gặp một cặp vợ chồng người Việt Nam cùng là du học sinh ở Hàn Quốc.
Chia sẻ về cuộc sống tại khu cách ly, cặp vợ chồng này cho hay: “Mọi thứ đều rất ổn, chúng em chỉ buồn vì sự kỳ thị của cộng đồng. Ngay cả họ hàng cũng xì xào bàn tán. Dù vợ chồng em vẫn khỏe mạnh nhưng họ cứ đồn là chúng em nhiễm Covid-19 nên mới phải cách ly”.
Tình cảnh tương tự như vậy đang xảy ra với nhiều du học sinh Việt Nam trở về từ Hàn Quốc. Chia sẻ với Thanh Niên, bạn Mỹ Duyên (ngụ phường An Dương, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng) bức xúc: “Tính đến hôm nay là ngày thứ 4 mình cách ly ở nhà. Mình không sợ cách ly, không sợ buồn, không sợ chán mà chỉ sợ sự kỳ thị, sợ lời ra tiếng vào của những người hàng xóm xung quanh”.
Video đang HOT
Mỹ Duyên là du học sinh ở Gwangju (Hàn Quốc) và về Việt Nam vào ngày 26.2. Theo Mỹ Duyên, tại sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa), du học sinh này đã được đo thân nhiệt và cấp giấy xác nhận y tế. “Vừa về đến nhà là cán bộ, công an phường đã vào hỏi hộ chiếu, giấy xác nhận y tế. Ngày hôm sau, cán bộ phường lại vào nhà mình. Mình xuất trình giấy tờ và được đo thân nhiệt. Các cô bên y tế xin số điện thoại, zalo, thông tin nơi mình học và dặn mình tuân thủ cách ly, không ra ngoài trong vòng 14 ngày. Mỗi ngày phải đo nhiệt độ 2 lần, sau đó báo cáo, có triệu chứng bất thường phải báo để cán bộ giải quyết. Mình đã tuân thủ đúng như vậy. Nhưng hàng xóm vẫn không quan tâm và tiếp tục báo lên phường, dường như muốn mình đi cách ly ở bệnh viện. Các bà, các cô, các chị thì tụm năm tụm ba và bịa đặt các thứ về mình…”, Mỹ Duyên chia sẻ.
Du học sinh ở Hàn Quốc về Việt Nam tránh dịch Covid-19 Ảnh Mỹ Duyên
Mỹ Duyên còn cho biết đã bị gọi là “con Corona”. “Mẹ mình an ủi là về với bố mẹ an toàn là được. Thực sự mình không quan tâm, nhưng nó rất ảnh hưởng đến gia đình”, Mỹ Duyên thất vọng chia sẻ.
Đồng cảm với Mỹ Duyên, bạn Phạm Thu Huyền (ngụ phường Đa Phúc, quận Dương Kinh, Hải Phòng, du học sinh từ Busan, Hàn Quốc) về Việt Nam ngày 26.2) cho biết: “Chúng em vẫn đang khỏe mạnh, tự giác cách ly tại nhà, dù không từ tâm dịch về nước nhưng bị kỳ thị như người đã dương tính với Covid-19 vậy. Nhiều người còn tung tin em đi lại lung tung để lây bệnh, lôi em và gia đình ra lăng mạ. Em đã báo với chính quyền để yêu cầu làm rõ”.
Trong khi đó, Hoàng Cường, một du học sinh cũng từ Bussan trở về, bày tỏ: “Nếu không chia sẻ, giúp đỡ thì cũng đừng làm tổn hại đến người khác. Chúng em là những người biết suy nghĩ, cũng lo lắng cho mình và cộng đồng nên rất có ý thức tự cách ly, tuân thủ mọi quy định”.
Bác sĩ Ngô Thế Anh, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, cho biết: “Chỉ cần nghe nói người từ vùng dịch trở về là người dân gọi đường dây nóng ngay. Thậm chí, hàng chục người cùng gọi để báo về một trường hợp. Họ còn dọa không xử lý nhanh sẽ báo với cấp cao hơn”.
Theo thanhnien.vn
Nhà chùa cách ly người về từ vùng dịch Covid-19: Bộ Y tế nói gì?
Ngày 1/3, ông Nguyễn Đình Anh - Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) khẳng định, việc cách ly người đi qua và đến từ vùng dịch Covid-19 nhập cảnh vào Việt Nam được giao cho Bộ Quốc phòng và các cơ sở khám chữa bệnh của ngành y tế.
Ông Đình Anh cho biết, vừa qua, một số cơ quan báo chí đưa tin về việc một số chùa có thể tham gia hỗ trợ thực hiện cách ly những người đi qua hoặc đến từ vùng dịch Covid-19 nhập cảnh vào Việt Nam.
"Bộ Y tế đánh giá cao việc các tổ chức, cá nhân mong muốn được đồng hành, ủng hộ, tham gia cùng Bộ Y tế và các cơ quan liên quan để ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh virus corona (Covid-19). Dịch bệnh Covid-19 do virut SARS-COV-2 là loại dịch bệnh mới, khó kiểm soát. Những nhân viên làm việc tại các cơ sở cách ly đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình để hạn chế sự lây lan", ông Đình Anh khẳng định.
Các khu cách ly phải có nhân viên y tế đầy đủ trang bị bảo hộ kiểm soát, khám sức khỏe cho người cách ly hàng ngày.
Theo ông Đình Anh, nhân viên y tế làm ở các cơ sở cách ly y tế, ngoài việc được trang bị các kiến thức y khoa, họ đều được đào tạo chuyên môn y tế và được trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân.
Hiện nay, việc cách ly những người đi qua, đến từ các vùng dịch nhập cảnh vào Việt Nam mới được Bộ Y tế giao cho Bộ Quốc phòng và các cơ sở khám chữa bệnh của ngành y tế.
Ông Đình Anh cũng cho biết, Việt Nam hiện nay đủ năng lực để xét nghiệm khẳng định người bệnh có nhiễm virus SARS-CoV-2. Ngoài các viện chuyên ngành như Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, nhiều bệnh viện tuyến trung ương và Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố đủ năng lực làm xét nghiệm chẩn đoán xác định những người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không.
Bộ Y tế đề nghị các cơ quan báo chí tăng cường tuyên truyền để những cá nhân đi qua, đến từ các quốc gia có dịch khi nhập cảnh vào Việt Nam khai báo trung thực về lịch trình đã sinh sống/đi qua vùng dịch để các cơ quan chức năng có các biện pháp giám sát, hỗ trợ.
Bộ Y tế cũng khuyến khích người thân, gia đình, cộng đồng của những người đó khai báo với cơ quan y tế đề giúp bảo vệ sức khoẻ của chính người thân, gia đình và cộng đồng của mình.
Theo danviet.vn
Một phụ nữ về từ vùng dịch bỏ trốn do bạn nhậu kích động: Cách ly 17 người Ngày 1-3, ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau, cho biết đã cách ly tại gia đình 17 người từng tiếp xúc với bà V.T.H. (32 tuổi) - người trở về từ vùng dịch Daegu - Hàn Quốc. Trước thông tin bà N.T.U. (mẹ bà H.) cho biết con gái đã về tới Hàn Quốc, Giám đốc Sở...