Trở về nơi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân
70 năm trôi qua, những dấu tích thuở đầu thành lập vẫn còn đó. Khu rừng Trần Hưng Đạo bao bọc đỉnh Slam Cao nay đã trở thành di tích quốc gia đặc biệt. Cánh rừng nguyên sinh rậm rì che chở con người, gìn giữ lịch sử luôn linh thiêng và là niềm tự hào của nhân dân Cao Bằng.
Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam truyên truyền Giải phóng quân chính thức được thành lập tại núi Slam Cao, khu rừng Trần Hưng Đạo (xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng). Chỉ 3 ngày sau, Đội đã lập công bằng trận đánh đầu tiên chiếm đồn Phai Khắt.
34 đội viên Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân chính là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trận đánh đồn Phai Khắt là một khởi đầu gian khó, nhưng là điểm đầu cho những chiến thắng lớn lao sau này trong công cuộc giành tự do độc lập thống nhất đất nước của Quân đội Nhân dân Việt nam.
70 năm trôi qua, những dấu tích thuở đầu thành lập vẫn còn đó. Khu rừng Trần Hưng Đạo bao bọc đỉnh Slam Cao nay đã trở thành di tích quốc gia đặc biệt. Cánh rừng nguyên sinh rậm rì che chở con người, gìn giữ lịch sử luôn linh thiêng và là niềm tự hào của nhân dân Cao Bằng.
Cánh rừng nguyên sinh Trần Hưng Đạo được phân bổ trên 2 xã Tam Kim và Hưng Đạo huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) có diện tích 201,7ha. Nơi đây lưu trữ những địa danh, hiện vật gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tại núi Slam Cao trong rừng Trần Hưng Đạo, lúc 17 giờ ngày 22/12/1944 lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của QĐND Việt Nam) được thành lập với ban đầu chỉ có 34 đội viên.
Một CCB đang đứng trước tấm phù điêu mang hình ảnh 34 đội viên trong buổi đầu thành lập. Các đội viên được chọn lọc từ các đội du kích Cao – Bắc – Lạng là những chiến sĩ kiên trung hăng hái nhất.
Video đang HOT
Người gác rừng thắp nhang bên ban thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tại buổi lễ thành lập, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã quán triệt chỉ thị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, các nguyên tắc tổ chức và nhiệm vụ của đội.
Người gác rừng Đặng Hồng Cao đang đứng tại vị trí, nơi cách đây 70 năm Đội VNTTGPQ đã đứng tuyên thệ dưới lá cờ đỏ sao vàng. Sau buổi lễ, các đội viên đã cùng nhau ăn bữa cơm nhạt không rau không muối biểu thị tinh thần chịu đựng gian khổ quyết tâm chiến thắng quân thù
Đài quan sát trên đỉnh Slam Cao. Từ đây có thể quan sát rõ đồn Phai Khắt, đồn Nà Ngần, trong đó trận đánh đồn Phai Khắt là trận đầu tiên của Đội VNTTGPQ sau 3 ngày thành lập.
Một tầm quan sát từ đỉnh Slam Cao. Bản Phai Khắt là một bản nhỏ chỉ khoảng 10 nóc nhà, quân Pháp đã chiếm ngôi nhà to nhất bản của ông Nông Văn Lạc và đóng một trung đội tại đây.
Gia đình bà Đặng Thị Hầu ở bản Um, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình là vợ của ông Đặng Tuần Quý là một trong 34 đội viên Đội VNTTGPQ hiện vẫn còn sống.
Bức ảnh người đội viên Đội VNTTGPQ Đặng Tuần Quý vẫn được gia đình gìn giữ nâng niu.
Năm 1994, gia đình ông Nông Văn Lạc đã tự nguyện hiến tặng ngôi nhà (trước là đồn Phai Khắt) làm nhà trưng bày chiến thắng đồn Phai Khắt.
Hữu Nghị
Theo dantri
Chân dung một danh tướng
Nói đến chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang của dân tộc không thể không nhắc tới tài thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Kỳ công Điện Biên Phủ của các nhà quay phim tài liệu Liên Xô Lào đưa tin đậm nét Chiến thắng Điện Biên Phủ "Điện Biên Phủ là trận Stalingrad của Việt Nam" Nói đến chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang của dân tộc không thể không nhắc tới tài thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhận nhiệm vụ của Bác Hồ và Trung ương Đảng giao phó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có những chỉ đạo, chỉ huy tài tình, đưa quân đội ta đến một chiến dịch tấn công mang tính quyết định, đập tan ý chí xâm lược của thực dân Pháp và sự can thiệp của Mỹ, tạo bước ngoặt lịch sử cho cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam và toàn bộ Đông Dương.
Kỉ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, cũng là năm kỷ niệm đầu tiên vắng bóng Đại tướng, tòa soạn Tin Tức trích đăng bài viết "Chân dung một danh tướng" của đại tá Trần Trọng Trung, nhà nghiên cứu lịch sử quân sự là tác giả của nhiều cuốn sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, với những tìm tòi, nghiên cứu mới về cuộc đời hoạt động cách mạng của vị danh tướng thời đại Hồ Chí Minh.
Bài 1: Nhà chính trị đi trước nhà quân sự
Người trước - súng sau là quan điểm Cụ Hồ đã nhấn mạnh ngay từ những ngày đầu Võ Nguyên Giáp gặp Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Hầu hết cán bộ quân sự Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp đều bắt đầu cuộc đời cách mạng bằng những hoạt động chính trị và khi chuyển sang lĩnh vực quân sự thì một số khá đông đã là đảng viên cộng sản, những cán bộ chính trị mặc áo lính, hoạt động quân sự nhằm mục tiêu chính trị của Đảng, mục tiêu giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Ông Giáp là một trường hợp điển hình. Ông đã từng là đảng viên cộng sản, một nhà chính trị nhiều năm trước khi lãnh sứ mệnh cầm quân.
Bộ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang bàn kế hoạch tác chiến từng trận đánh. (Ảnh: Tư liệu - TTXVN)
Trong quá trình vận động chính trị quần chúng mà Cụ Hồ gọi là "nhóm lửa", suốt mấy năm trèo đèo lội suối đem ánh sáng cách mạng đến với đồng bào vùng cao trong liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng, là quãng thời gian ông Giáp nhận thức ngày càng rõ hơn về vai trò cách mạng của quần chúng. Yếu tố nhân dân càng "bám rễ" sâu vào tư duy quân sự cách mạng của Võ Nguyên Giáp.
Trải qua nhiều năm kiên trì đến với dân, đến khi cách mạng đã có chỗ đứng chân trong nhân dân rồi, Hồ Chí Minh mới giao cho Võ Nguyên Giáp nhiệm vụ tổ chức Đội quân giải phóng. Buổi đó Cụ dặn: Dựa vào dân, dựa chắc vào dân thì không kẻ thù nào có thể tiêu diệt được. Cho nên thật dễ hiểu vì sao bản lĩnh của nhà quân sự Võ Nguyên Giáp trước hết là bản lĩnh của nhà chính trị Võ Nguyên Giáp, người nhận thức đúng đắn về vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng, nhận thức về mối quan hệ giữa hoạt động quân sự với mục đích chính trị của Đảng, nhận thức về quan hệ cá-nước giữa lực lượng vũ trang với quần chúng nhân dân.
Ngay từ những ngày đầu nhận nhiệm vụ tổ chức quân đội, ông đã dạy cho đội vũ trang tuyên truyền nhỏ bé mới lọt lòng biết rằng mọi hoạt động quân sự đều phải nhằm mục đích phát triển phong trào chính trị quần chúng và không được làm tổn hại đến phong trào chính trị quần chúng. Ngay từ buổi đầu, trong Mười lời thề, ông đã dạy cho các chiến sĩ du kích những điều cần làm và những điều cần tránh để duy trì mối quan hệ quân dân cá nước.
Trong quá trình chuẩn bị tiến lên khởi nghĩa vũ trang, mọi hoạt động của Đội vũ trang tuyên truyền đều hướng vào mục tiêu chính trị là động viên toàn dân đứng lên đánh Pháp đuổi Nhật, giải phóng dân tộc. Qua các trang viết của Võ Nguyên Giáp về những năm 1940 - 1945, cụ thể là các tác phẩm Khu Giải phóng, Kinh nghiệm Việt Minh ở Việt Bắc, người ta thấy nổi lên một điều, đó là yếu tố chính trị quần chúng luôn được ông hết sức coi trọng trong suốt quá trình vận động chính trị quần chúng tiến lên vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền.
Sau Tổng khởi nghĩa, việc xây dựng cơ sở chính trị quần chúng làm chỗ đứng chân cho cách mạng, nơi nương tựa để hoạt động của các tổ chức vũ trang..., lại được ông tiếp tục coi trọng trong điều kiện mới, điều kiện đất nước đã giành được chính quyền nhưng ngay sau đó chính quyền non trẻ ở nhiều địa phương không tồn tại trước sức ép từ nhiều phía của các loại kẻ thù. Khi quân ta chuyển lên đánh lớn, nhất là khi mở những chiến dịch trong hoặc gần vùng đông dân, bao giờ mục đích chiến dịch cũng có một nội dung quan trọng là tranh thủ nhân dân.
Chiến dịch mở ra trong những vùng dân cư đặc biệt, như Tây Bắc, Thượng Lào, Hà Nam Ninh, bên cạnh mệnh lệnh quân sự bao giờ cũng kèm theo những điều quy định về kỷ luật dân vận. Sau mỗi chiến dịch, trong chỉ thị của Tổng tư lệnh về củng cố vùng mới giải phóng, bao giờ cũng đề cập đến nhiệm vụ bảo vệ nhân dân, đề phòng địch trở lại khủng bố càn quét, đồng thời với nhiệm vụ nhanh chóng ổn định đời sống chính trị xã hội của địa phương, cải thiện đời sống nhân dân.
Việc Tổng tư lệnh kiêm Bí thư Quân ủy Trung ương Võ Nguyên Giáp quan tâm chỉ đạo các tổ chức Đảng và hệ thống công tác chính trị trong quân đội để giữ vững kỷ luật dân vận có ý nghĩa rất quan trọng để duy trì và củng cố mối quan hệ quân dân đoàn kết giết giặc cứu nước. Điều đó giải thích vì sao, ở tiền tuyến cũng như ở hậu phương, trong tác chiến cũng như trong xây dựng, bộ đội Cụ Hồ dưới quyền chỉ huy của Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp luôn được nhân dân ủng hộ. Ông đã giáo dục cho quân đội thấm nhuần một chân lý mà Cụ Hồ đã dạy: yếu tố chính trị quần chúng là chỗ dựa không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động quân sự nào của quân đội cách mạng, quân đội của nhân dân.
Từ bài học thắng lợi của hai cuộc kháng chiến, trong bài giảng về Đường lối quân sự của Đảng, khi nói về địa vị và tác dụng của lực lượng chính trị quần chúng, ông Giáp nói: "Lực lượng chính trị quần chúng là cơ sở để xây dựng và phát triển lực lượng mọi mặt của cách mạng, của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng..., là cơ sở để xây dựng và phát triển các lực lượng vũ trang cách mạng. Nó là chỗ dựa vững chắc cho lực lượng vũ trang nhân dân tác chiến".
Theo Baotintuc.vn
Xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam tinh nhuệ, hiện đại "Lực lượng quân đội chủ động dự báo, nhạy bén nắm bắt tình hình; bình tĩnh, khôn khéo, tỉnh táo, sáng suốt trong xử lý các tình huống cụ thể; không để bị kích động, mắc mưu, khiêu khích, bị động, bất ngờ trong mọi tình thế", Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định...