Trở về nhà sau 23 năm mất tích
Sau hàng chục năm mất tích, khiến người thân nghĩ rằng mình đã chết đuối, một người đàn ông Bangladesh vừa bất ngờ trở về đoàn tụ với gia đình.
Moslemuddin Sarkar (52 tuổi) trở về Dhaka hôm 31/7, một ngày sau khi được một nhà tù ở Pakistan thả tự do với sự giúp đỡ của tổ chức Chữ thập đỏ.
Gia đình mất liên lạc với Sarkar sau khi ông vượt biên trái phép đến Ấn Độ để kiếm việc năm 1989. Năm 1997, Sarkar bị bắt khi đang cố vào Pakistan mà không có giấy thông hành hợp lệ. “Tôi đến Pakistan vì tin rằng sẽ kiếm được một công việc khá hơn. Sau khi bị bắt, tôi đã viết hàng chục lá thư gửi về quê nhưng tất cả chúng đều thất lạc. Có lúc, tôi mất hết hy vọng được trở về nhà”, Sarkar cho hay.
Ông bị giam cầm ở Lahore, Karachi và cắt đứt với thế giới bên ngoài kể từ đó. Sarkar nói rằng, ông bị đánh đập và tra tấn suốt 15 năm trong tù. “Tôi nhờ các quan chức đại sứ quán đưa tôi về Bangladesh, nhưng không ai giúp tôi”, Sarkar nói.
Video đang HOT
Ông Sarkar được người thân đón tại sân bay Dhaka sau 23 năm mất tích.
Số phận của ông trở nên tươi sáng khi Pakistan gửi danh sách tù nhân Bangladeshcho các quan chức lãnh sự. Cuối cùng, nhờ sự giúp đỡ của Ủy ban Chữ thập đỏQuốc tế, Sarkar được thả tự do sau nhiều năm biệt tích.
“Đến giờ tôi vẫn không hiểu tại sao bị giam lâu đến vậy. Dù vậy, tôi cũng đã được về nhà và cảm thấy rất sung sướng”, Sarkar chia sẻ.
Sự trở về của Sarkar đã tạo ra một cảnh tượng cảm động, khi ông được người thân đón tiếp tại sân bay Dhaka. Người em là Julhas Uddin cho hay, mẹ ông đã ngất xỉu vì quá xúc động, khi người con trai thất lạc lâu ngày bất ngờ xuất hiện và ôm bà.
“Chúng tôi tìm kiếm anh ấy nhiều năm nhưng không kết quả. Cuối cùng, chúng tôi từ bỏ hy vọng vì nghĩ anh ấy đã chết đuối trên biển. Tuy vậy, mẹ tôi vẫn tin rằng một ngày nào đó anh ấy sẽ trở về nhà”, Julhas Uddin nói.
BÌNH AN
Theo Infonet.vn
Kỳ lạ nghi lễ vợ chồng mới cưới bị "giam cầm" suốt 3 ngày đêm
Người Tidong ở Indonesia có một nghi lễ đám cưới cực kỳ quái lạ, theo đó những đôi uyên ương mới cưới sẽ không được đi vệ sinh hay tắm rửa trong suốt 3 ngày để... tránh xui xẻo.
Đám cưới và những nghi lễ trong đám cưới của bộ tộc người Tidong ở Indonesia được biết đến với nhiều điều quái dị. Bản thân chú rể không được phép nhìn thấy mặt cô dâu cho tới khi nào chú rể hát tặng những bản tình ca cho cô dâu nghe. Tấm màn ngăn cách giữa cặp đôi chỉ được vén lên khi những yêu cầu về nhạc được đáp ứng.
Trong suốt thời gian diễn ra lễ cưới, cô dâu không được rời khỏi nhà nửa bước. Ngày rước dâu, nếu chú rể đến muộn đồng nghĩa với việc chú rể sẽ phải nộp phạt (thông thường là các món đồ trang sức bằng vàng bạc). Trong ngày cưới, nghi thức đeo nhẫn cho cô dâu không phải do chú rể trao mà thay vào đó là mẹ của chú rể. Điều đặc biệt nhất, sau lễ cưới cả chú rể và cô dâu không được phép vào nhà tắm để đi vệ sinh hay tắm rửa trong suốt thời gian 3 ngày liền.
Có thể tượng tượng nếu 3 ngày bị nhốt trong nhà mà không được đi vệ sinh, không tắm rửa thì sẽ như thế nào? Đối với hầu hết chúng ta, chỉ trong vài giờ đồng hồ những nhu cầu đó không thể giải quyết cũng đã rất khó khăn. Nhưng có lẽ đối với người Tidong, đây là cách để thách thức cặp đôi trẻ bắt đầu bước qua ngưỡng cửa giữa cuộc sống độc thân và cuộc sống hôn nhân, muốn cho họ có những trải nghiệm khó khăn để bắt đầu chào đón một cuộc sống hoàn toàn mới.
Một đám cưới của người Tidong
Với những người bình thường thì nghi lễ này dường như rất khó khăn, thế nhưng đối với những người dân của bộ tộc Tidong thì điều này lại hoàn toàn bình thường. Theo ông Marukin Dollah (72 tuổi), những người dân ở đây quan niệm nếu cô dâu - chú rể không trải qua nghi lễ 3 ngày thì sau đám cưới họ sẽ gặp phải những bất hạnh trong cuộc sống. Hôn nhân sẽ không được lâu dài mà sẽ tan vỡ sau đó, không có sự chung thủy giữa 1 trong hai người, hoặc con cái của họ sẽ bị chết yểu. Do vậy để hoàn thành nghi lễ 3 ngày đặc biệt mà không gặp chuyện bất trắc xảy ra, cô dâu và chú rể được rất nhiều người trông coi và giám sát cẩn thận. Đôi uyên ương chỉ được cung cấp một phần thức ăn và nước uống rất ít ỏi đủ để có thể duy trì sự sống. Sau 3 ngày, cặp đôi mới được đi vệ sinh và tắm rửa để bắt đầu một cuộc sống bình thường.
Theo DT
Hai mẹ con đoàn tụ sau 5 năm nhờ mạng xã hội Một người phụ nữ ở tuổi thất thập, vô gia cư và làm nghề đánh giày ở Trung Quốc đã được con gái tìm lại khi bức ảnh của bà được đăng tải trên một trang mạng xã hội. Vào ngày 24/6, người đàn bà 71 tuổi nhìn thấy một người cầm chiếc điện thoại iPhone. Bà đã nài nỉ người này tìm...