Trở về nhà chỉ sau 1 ngày đi vắng, gia đình phát hiện cảnh tượng hãi hùng ở hàng rào sau nhà, lập tức gọi người ứng cứu
Một cảnh tượng rùng rợn khiến bất kỳ ai nhìn thấy cũng nổi da gà, thậm chí là bỏ chạy.
Thử tưởng tượng một ngày nào đó, bạn đi làm trở về và phát hiện nhà mình đã bị hàng chục ngàn con ong xâm chiếm, bạn sẽ làm gì? Quả thật, đó là trải nghiệm không mấy dễ chịu vì biết đâu, chỉ cần có một tác động nhỏ nào đó, cả đàn ong túa ra thì không riêng gì nhà bạn mà cả hàng xóm xung quanh cũng sẽ bị vạ lây.
Một gia đình ở khu vực Northfield, Birmingham, Anh, đã được phen hãi hùng khi họ trở về sau một ngày đi vắng và phát hiện cả “binh đoàn” ong hàng chục ngàn con bâu kín một phần hàng rào gỗ sau nhà. Đám ong tụ lại to như một chiếc bồn tắm cỡ lớn.
Cảnh đàn ong 12.000 con bu kín hàng rào.
Sợ đàn ong bị kích động sẽ gây chuyện lớn, gia đình buộc phải nhờ sự giúp đỡ của chuyên gia bắt ong Ian Baker.
Ông Baker cho biết chỉ mất khoảng 10 phút để đàn ong với số lượng khoảng 12.000 con này tụ tập thành một khối khổng lồ như vậy nhưng ông phải mất tới 2 tiếng mới có thể bắt hết được chúng. Những con ong sau đó đã được chuyển đến một trang trại nuôi ong ở gần đó để đảm bảo an toàn cho mọi người cũng như tạo cho bầy ong một nơi lí tưởng để sinh sống.
Video đang HOT
Ông Baker cho biết chỉ mất khoảng 10 phút để đàn ong với số lượng khoảng 12.000 con này tụ tập thành một khối khổng lồ như vậy nhưng ông phải mất tới 2 tiếng mới có thể bắt hết được chúng.
Có một điều kỳ lạ là trước đó, một đàn ong 9.000 con cũng từng tụ tập ở ngôi nhà này theo cách tương tự. Ông Baker cho biết: “Điều tương tự đã xảy ra vào năm ngoái. Đàn ong có vẻ thích khu vườn này hơn và tôi không biết tại sao. Có thể là do nó nằm trên một sườn đồi và gần khu rừng. Ong chúa trong lúc bay đã mệt mỏi và đáp xuống hàng rào đó. Những con ong thợ lập tức tụ lại bảo vệ và giữ ấm cho ong chúa trong khi những con ong khác đi khảo sát địa hình để làm tổ mới”.
“Có khoảng 12.000 con ong trong bầy đó và nói chung đó là số lượng nhiều nhất tôi từng thấy. Thông thường trong một bầy ong, sẽ có một con ong chúa và 5% ong đực. Nhưng theo những gì tôi quan sát, tất cả các con ong trong đàn đó đều là cái, cùng với một con ong chúa”, ông cho biết thêm.
Baker đã bắt con ong chúa để “dụ” đàn ong thợ.
Ông Baker cho biết thông thường một bầy ong sẽ di chuyển liên tục trong vòng 24 giờ và sau đó tìm chỗ để nghỉ chân.
Baker nói: “Tổ ong khổng lồ này là một điều khá bình thường đối với tôi nhưng lại là một cảnh tượng kinh hoàng cho những ai không thường xuyên tiếp xúc với ong.
Khi loài ong đang trong quá trình tập hợp thành đàn đi tìm nơi ở mới, chúng tương đối vô hại. Tôi đã trèo lên hàng rào dùng cây gỡ bỏ từng phần một của tổ ong nhưng chúng không hề tấn công tôi.”
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ong chia tổ, trong đó, nguyên nhân chủ yếu nhất là do sự hình thành của một đàn ong mới. Điều này xảy ra khi một con ong chúa mới được sinh ra. Khi đó ong chúa cũ và một nửa số ong thợ sẽ rời khỏi bầy đàn đi tìm nơi để xây tổ mới.
Những con ong trong quá trình hợp đàn thường rất hiền và không đốt người vì mục đích hiện tại của chúng không phải là bảo vệ tổ mà là tìm kiếm nơi ở mới.
Ong 'sát thủ' lần đầu tiên sa bẫy ở Mỹ sau 4 tháng tung hoành
Gần 4 tháng sau khi con ong bắp cày đầu tiên xuất hiện ở Mỹ, các nhà nghiên cứu tại Sở Nông nghiệp bang Washington (WSDA) đánh bẫy thành công một con ong này.
Con ong bắp cày trên sa bẫy do WSDA đặt ở vịnh Birch hôm 14/7.
"Điều này rất đáng khích lệ vì nó có nghĩa là bẫy của những chiếc bẫy hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa chúng ta còn nhiều việc phải làm", ông Sven Spichiger, nhà côn trùng học Tại WSDA cho hay.
Hiện chưa rõ con ong này là ong thợ hay ong chúa.
Con ong bắp cày sa bẫy. (Ảnh: WSDA)
Sau khi đánh bẫy thành công, WSDA đang lên kế hoạch tìm kiếm tổ ong bằng camera hồng ngoại để đặt bẫy bổ sung. Cho tới nay, các nhà nghiên cứu cũng như cộng tác viên của cơ quan này đã đặt hơn 1.300 bẫy trên toàn bang Washington.
Những chiếc bẫy đặc biệt sẽ giữ cho lũ ong còn sống. Từ đó, nhóm nghiên cứu có thể gắn thẻ và theo dõi con ong trở về tổ của mình. Khi tìm thấy tổ ong, họ sẽ tìm cách phá hủy chúng.
"WSDA hy vọng sẽ tìm thấy và phá hủy các tổ ong vào giữa tháng 9 trước khi những con ong chúa và ong đực mới được sinh ra từ các tổ ong này. Phá hủy tổ trước khi những con ong chúa mới xuất hiện và giao phối sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của loài gây hại xâm lấn này", WSDA cho hay.
Cơ quan này nói thêm rằng các cư dân ở Washington rất có thể sẽ nhìn thấy những con ong bắp cày di chuyển với tốc độ lên tới 32 km/h vào tháng 8 và tháng 9.
Ong bắp cày châu Á hay còn được biết đến với tên gọi "ong sát thủ' có khả năng quét sạch các đàn ong thông thường trong vài giờ, đoạt mạng một con ong trong 14 giây.
Phần vòi chứa chất độc thần kinh của chúng đủ dài và khỏe để đâm thủng các bộ đồ bảo hộ chống ong đốt. Theo các nghiên cứu, nọc độc của loài ong này có thể dị ứng nghiêm trọng và suy đa tạng, dẫn tới thiệt mạng.
Tại Nhật Bản, lũ ong bắp cày đoạt mạng của 50 người mỗi năm.
Tại tiểu bang Washington, một số người nuôi ong phát hiện ra dấu vết của loài ong sát thủ này từ tháng 12/2019 ở gần Blaine và Bellingham.
Một người nuôi ong của Washington cho biết hàng nghìn con ong mật của mình bị đàn ong bắp cày xé toạc đầu.
Những bức ảnh càng nhìn càng nổi da gà Thoáng nhìn chẳng có gì đặc biệt nhưng bạn sẽ phải 'thót tim' khi nhìn kỹ lại những hình ảnh này. Người ta thường cho rằng, một bức ảnh giá trị hơn cả ngàn vạn lời nói. Vậy nếu một bức ảnh kỳ lạ, khó hiểu khiến bạn "đứng hình" thì sẽ như thế nào? Đôi khi, chúng ta phải mất thời gian...