Trở trời dễ bị ‘tắt tiếng’ và cách phòng ngừa rất đơn giản
Thời tiết chuyển mùa, trời đột nhiên nóng hoặc lạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm mốc phát triển. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới khản tiếng, mất tiếng, triệu chứng điển hình của viêm thanh quản.
Đừng chủ quan với tình trạng khan tiếng
Năm nào cũng vậy, cứ bắt đầu vào mùa lạnh chị Hoàng Thu Hiền (Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) lại sống chung với đau họng, ho, mất giọng… Bệnh cứ đều đặn “đến hẹn lại lên” khiến cô mệt mỏi. Bởi những lúc như thế cảm giác như lúc nào cũng có cục đờm đặc quánh, tắc lại nơi cổ.
“Càng cố khạc càng không được. Có những đợt, tôi chủ quan cứ nghĩ không nghiêm trọng để ho kéo dài hơn hai tháng trời. Vậy là từ đau họng, ho nhiều đau hết cơ bụng, khan tiếng, mất giọng đến khi không chịu được phải đến viện thì đã viêm phế quản. Thậm chí có đợt chỉ ho đến ngày thứ 2- 3 thì đã “tắt tiếng” ngay rồi”, chị Hiền cho hay.
Càng nhiều tuổi, chị Hiền rất sợ thời tiết giao mùa. Trong túi đi làm, chị không bao giờ thiếu khăn, dầu gió. Trở trời là chị lục lấy dầu bôi, lấy khăn quàng chặt cổ…trông không khác gì một bà già dù mới ở tuổi 40. Chị bảo, cẩn thận thế nhưng không năm nào chị không bị ho một đợt. Chỉ là nếu phòng cẩn thận thì không bị mất tiếng và xuống phế quản, phổi mà thôi.
Tuổi cao, ít ngủ, ông Nguyễn Mạnh Trung (65 tuổi) thường dậy từ 5h sáng đi tập thể dục. Những ngày này, ….
PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, BV ĐH Y Hà Nội cho biết, khàn tiếng là một biểu hiện rất hay gặp trong mùa lạnh, thường xuất hiện đột ngột ngay sau khi thấy rùng mình, khô đau họng và… mất tiếng.
Hoặc hiện tượng khàn tiếng xuất hiện sau một số dấu hiệu báo trước 2-3 ngày như ngạt mũi, ho, chảy mũi xuống họng rồi tiếng đặc dần và mất hẳn.
Hoặc sau khi uống bia lạnh, rượu lạnh bạn thấy khô, đau họng, thậm chí khó thở và mất luôn cả tiếng.
Video đang HOT
Qua thực tế thăm khám và điều trị cho người bệnh bị khàn tiếng, TS. BS Phạm Thị Bích Đào nhận thấy hầu hết bệnh nhân đều có tâm lý lo lắng, không hợp tác được khi khám đặc biệt là động tác phát âm để thăm khám thanh quản.
“Trong khi đó, khám lâm sàng người bệnh có biểu hiện mũi niêm mạc nề, xung huyết, có thể có dịch ở khe mũi – vòm mũi họng. Niêm mạc họng đỏ, thành sau họng có dịch chảy từ mũi xuống.
Đối với vùng hạ họng- thanh quản: niêm mạc nề đỏ, sụn nắp và sụn phễu đôi lúc nề mọng; Dây thanh sung huyết, nề, đọng dịch bề mặt, khép không kín khi phát âm tạo ra khe hở hình thoi”, TS. BS Phạm Thị Bích Đào cho biết.
Theo TS. BS Bích Đào, có tới 60 – 80% nguyên nhân gây khàn tiếng hoặc mất tiếng vào mùa lạnh thường do vi rút, 20 – 30% nguyên nhân khàn tiếng là do vi khuẩn và chỉ khoảng 10% còn lại do dị ứng, do lạnh, hoặc do nấm mốc. Trường hợp sau uống rượu hoặc bia lạnh mà xuất hiện khó thở và khàn tiếng, mất tiếng thường do dị ứng đồ uống gây phù Quink vùng hạ họng – thanh quản.
Căn cứ vào nguyên nhân gây khàn tiếng mà bác sĩ chuyên khoa sẽ có hướng xử lý cụ thể.
“Việc quyết định liệu trình và các thuốc điều trị phải do bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng đảm nhận và theo dõi sát sao, đặc biệt với những trường hợp khó thở, thanh quản không đáp ứng với thuốc, phải cân nhắc vào viện mở khí quản cấp cứu và điều trị nội khoa tại Bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa”, TS Bích Đào nói.
Ngoài ra, theo các chuyên gia tai mũi họng người bị viêm thanh quản nên nói càng ít càng tốt. Đối với trẻ nhỏ bị viêm thanh quản cần tránh để trẻ quấy khóc nhiều. Ngoài ra, người bị khàn tiếng nên uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm lỏng, dễ nuốt.
TS. BS Bích Đào cũng lưu ý những ngày này người dân nên giữ ấm cơ thể. Nếu ở trong nhà nên giữ không khí ẩm, có thể dùng chậu nước đặt trong phòng (máy sưởi và điều hòa có thể làm không khí bị khô).Tránh khói, bụi, khói thuốc lá.
Để phòng bệnh, người dân nên giữ ấm cơ thể, không ăn thức ăn cay, thực phẩm cay có thể gây ra trào ngược dạ dày. Trong trường hợp bị mất giọng thì người dân cần tránh la hét, nói nhiều đồng thời khẩn trương đi khám bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời. Không nên tự ý dùng thuốc cũng như chủ quan nghĩ rằng bệnh sẽ tự khỏi.
Khan tiếng, mất giọng hay gặp ở những người có tính chất công việc phải nói nhiều như: giáo viên, phát thanh viên, ca sĩ, bán hàng… hoặc trẻ nhỏ hay la hét, chơi đùa… dây thanh có lúc bị căng quá mức. Niêm mạc của hai dây thanh va chạm nhiều gây sung huyết phù nề, từ đó tạo thành u lành tính như hạt xơ dây thanh, u nang, polyp dây thanh… làm khàn tiếng.
Thuốc xịt họng, dễ dùng nhưng những ai nên tránh tuyệt đối?
Sau một vài lần dùng thuốc xịt họng vì tiện lợi, hiệu quả nhanh, không ít người lạm dụng, để hậu quả tăng nặng.
Thời tiết giao mùa khiến nhiều người khó chịu khi mắc các bệnh lý đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, phế quản... Đa số người bệnh thường chủ quan không đi khám mà tự ý mua các loại thuốc dạng xịt vì tiện lợi, dễ sử dụng, trong số đó có không ít người đã lạm dụng và dùng thuốc sai cách.
PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, nhiều người khi đến khám chuyên khoa Tai - Mũi - Họng chia sẻ thường xuyên sử dụng thuốc xịt họng vì tiện lợi, có thể dùng mọi lúc mọi nơi và thấy hiệu quả nhanh. Do đó, những lần sau nếu thấy hơi đau họng, lập tức lấy thuốc ra xịt liên tục, nhiều lần, cứ thế dẫn đến lạm dụng thuốc, hiệu quả giảm đi rõ rệt thậm chí còn thấy khó chịu với các triệu chứng tăng nặng.
Ảnh minh hoạ
Một số khác sử dụng thuốc xịt họng... còn dở trong lần được kê đơn trị viêm họng trước đây với mong muốn có hơi thở thơm tho, dùng nhiều lần trong ngày không theo chỉ định, khiến bệnh nhân bị kích thích tại chỗ vùng hầu họng. Tình trạng không những không cải thiện mà còn gây cảm giác ngứa rát họng, miệng khô, ăn uống khó khăn, mất cảm giác.
Dùng thuốc xịt họng trong trường hợp nào?
Có nhiều loại thuốc xịt họng khác nhau, thường là kháng sinh hoặc kháng viêm sử dụng tại chỗ. Ngoài ra, thuốc có tác động trên một số vi khuẩn nên cũng có thể làm giảm hôi miệng.
Bên cạnh đó, thuốc xịt họng còn có tác dụng điều trị hỗ trợ tại chỗ có tính kháng khuẩn trong các nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: viêm mũi, viêm xoang, sổ mũi, viêm họng - mũi, viêm họng, viêm amiđan, sau cắt amiđan, viêm thanh quản, viêm khí quản.
"Thuốc không dùng được trong trường hợp dị ứng thuốc, trẻ sơ sinh (dưới 30 tháng tuổi) do nguy cơ gây co thắt thanh quản" - PGS.TS Bích Đào khẳng định.
Dựa vào kết quả chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ quyết định sử dụng loại thuốc xịt họng nào cho người bệnh với liều lượng và thời gian cần thiết. Có nhiều loại thuốc xịt họng khác nhau:
Thuốc chứa kháng sinh đa peptid: như benzakonium, fulsagin, hexaspray, neomycin... dùng trong các trường hợp bị viêm nhiễm vùng hầu họng do vi khuẩn như viêm họng, viêm amiđan, viêm VA, viêm thanh quản...
Thuốc chứa corticoid: như betamethasol, fluticasol (seretide, flixotide)... có tính chất dự phòng các cơn co thắt phế quản nhưng do dạng bào chế đặc biệt cũng như hàm lượng thuốc thấp nên việc sử dụng lâu dài cũng không gây ra những tác dụng toàn thân.
Thuốc chứa các hoạt chất giãn phế quản: như salbutamol, terbutalin, bambec, berodual... Các thuốc thuộc nhóm này thường được chỉ định cắt cơn co thắt phế quản cũng như cho việc vận chuyển chất nhầy được dễ dàng cho các bệnh nhân hen phế quản cấp hoặc mạn tính.
Cách dùng đúng thuốc xịt họng
Liều lượng và số lần dùng thuốc ở người lớn và trẻ em khác nhau nên người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Thường điều trị không quá 10 ngày; nếu trên thời hạn này, cần xem xét lại việc điều trị.
Để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất, cần thực hiện đúng thao tác:
Trước khi sử dụng lần đầu, nhấn 5 lần lên nút ấn để khởi động bơm định liều.
Bình xịt phải được giữ thẳng đứng giữa ngón cái và ngón trỏ, ống tra ở phía trên.
Khi sử dụng, đặt ống tra miệng (màu trắng) trong miệng và ngậm môi lại, sau đó nhấn mạnh và lâu lên nút ấn đồng thời hít sâu. Thực hiện cũng cùng một thao tác khi dùng để xịt vào mũi sau khi đã gắn ống tra tương ứng.
Trước khi dùng thuốc, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết tình trạng sức khỏe tổng thể, đặc biệt là phụ nữ có thai và cho con bú để cân nhắc cách dùng hiệu quả nhất. Ngoài ra, nếu dùng dài hạn thuốc có khả năng gây mất cân bằng hệ tạp khuẩn bình thường với nguy cơ khuếch tán vi khuẩn. Đặc biệt, thuốc có thể gây phản ứng tại chỗ tạm thời kiểu kích thích vùng miệng - hầu họng thì cần gặp bác sĩ điều trị để được tư vấn biện pháp khắc phục.
Bác sĩ hướng dẫn cách phòng bệnh đường hô hấp khi giao mùa Thời tiết giao mùa nắng nóng và chuẩn bị chuyển mưa khiến nhiều người sụt sịt mắc các bệnh đường hô hấp. Nhận biết và phòng tránh các bệnh đường hô hấp như thế nào? Trời nắng nóng, thời tiết giao mùa dễ khiến mắc các bệnh đường hô hấp - ẢNH: NGUYÊN MI Các bệnh đường hô hấp thường gặp Theo phó...