Trớ trêu phận ở rể
Là phận “khách”, ở rể, tôi phải chật vật xoay xở để phù hợp với những quy tắc và phong cách sống của gia đình em.
Bố tôi mất để lại cho ba mẹ con một cơ ngơi rộng lớn ở Đông Anh. Em gái tôi đi lấy chồng tận trên Phú Thọ. Mọi người thường trêu tôi sau này lấy vợ tha hồ mà ở, không lo thiếu chỗ. Thời sinh viên, tôi cũng trải qua vài mối tình nhưng đều không thành. Đến khi đi làm, tôi tình cờ gặp em. Trúng tiếng sét ái tình, tôi bắt đầu công cuộc chinh phục và cuối cùng cũng thành công.
Tôi đưa mẹ đến nhà em hỏi vợ. Bố mẹ em đồng ý với một điều kiện là tôi phải ở rể vì em là con một trong nhà. Mẹ tôi giận ghê lắm, đường hoàng nhà cửa, đất đai ở Đông Anh rộng thênh thang mà phải để con đi ở rể thì thật mất mặt với họ hàng, xóm giềng.
Tôi bàn bạc với em và đi đến quyết định, năm nay ở nhà em thì năm sau ở nhà tôi, cứ thế luân chuyển. Tôi về cố thuyết phục, năn nỉ mẹ đồng ý. Thương con nên mẹ tôi đành gật đầu. Một đám cưới linh đình được tổ chức và tôi bắt đầu những ngày đi ở rể.
Ảnh minh họa
Gia đình em có nề nếp và quy củ, giờ nào việc ấy. Sáng cả nhà cùng dậy sớm để ăn sáng rồi mới đi làm. Chiều đi làm về sau khi tắm rửa đúng giờ phải ngồi vào ăn. Đến giờ ngủ thì tất cả phải tắt đèn và ti vi. Ngày nào cũng phải như vậy, sai một chút là bố mẹ em sẽ tỏ ra không hài lòng.
Ngày mệt hoặc được nghỉ có muốn ngủ nướng cũng bị bố mẹ em lên dựng dậy để ăn sáng. Buổi chiều anh em bạn bè ở cơ quan có rủ đi làm cốc bia thì tôi cũng phải lắc đầu từ chối để về cho kịp giờ. Họ có bóng gió khích bác rằng “chó chui gầm chạn phải thế” thì tôi cũng mặc. Buổi tối cuối tuần có muốn xem phim muộn cũng được bố mẹ đứng trước cửa phòng e hèm nhắc khéo.
Chiều tối tôi đã bước chân về đến nhà là không còn cơ hội ra ngoài. Có lần em đau bụng tháng nhưng vì hết đồ vệ sinh của phụ nữ nên nhờ tôi đi mua. Tôi xuống nhà xin phép bố mẹ em: “Con ra ngoài mua chút đồ”. Bố em hỏi: “Đi mua gì mà đi giờ này, các cửa hàng đóng cửa hết rồi” còn mẹ em nhìn đồng hồ rồi dài giọng: “10 giờ rồi còn ra đường”.
Tôi chẳng biết trả lời thế nào, chẳng lẽ nói toẹt ra là tôi đi mua gì. Hơn nữa lúc đó đồng hồ chỉ 9giờ35 nghĩa là chưa đến 10giờ và các cửa hàng tạp phẩm vẫn còn mở cửa. Tôi chỉ đáp con về ngay và đi ra đường. Khi tôi mua đồ về thì bố mẹ em nhìn tôi dò xét như tôi vừa gây ra một việc gì tội lỗi.
Video đang HOT
Chẳng hiểu sao từ ngày tôi về ở rể mà nhà lại có thêm nhiều tờ note (ghi chú) trên tường đến vậy. Có lần tôi quên không tắt máy nóng lạnh trong nhà tắm, hôm sau ở công tắc có một tờ note ghi: “Nhớ tắt công tắc nóng lạnh”.
Rồi lần tôi vội nghe điện thoại lỡ hất chén nước chè vào tường đá hoa ở chậu bếp, hôm sau tờ note ở bức tường ghi: “Không hắt nước chè lên tường”. Tôi tự hỏi có phải bố mẹ em nghĩ tôi không thể hiểu bằng lời mà phải “nhắc nhở” kiểu như vậy.
Mẹ nấu ăn không ngon mà lại tiết kiệm. Người nhà em cũng thuộc dạng ăn ít. Tôi lại ăn rất khỏe vì sức thanh niên trai tráng. Một bữa nhà năm người lớn mà mẹ chặt có nửa con gà nhỏ, còn một nửa cất đi. Mọi khi ở nhà, một mình tôi cũng có thể ăn hết một con gà rồi. Chính vì thế mà tôi chỉ biết nhìn theo đĩa thịt mẹ cất đi mà nuốt nước miếng.
Những món mẹ nấu dù không ngon nhưng tôi vẫn ăn bằng sạch vì đói. Nhiều đêm, bụng tôi réo ầm ầm. Tôi không dám kêu ca gì. Có nói thì em bảo: “Mẹ em khó tính lắm. Chỉ mua như thế thôi. Mình có mua thêm thức ăn về thì lại phật lòng. Để em nhắc khéo xem”. Không riêng chuyện ăn uống mà những chuyện cảm thấy không thoải mái, tôi nói với em thì đều nhận được câu: “Để em nhắc khéo xem” rồi đâu lại hoàn đấy. Nói nhiều thành ra hai vợ chồng lại cãi nhau.
Những chuyện khác tôi đành “khuất mắt trông coi”. Còn chuyện ăn uống, tôi nghĩ ra một giải pháp tình thế. Vì khoảng thời gian từ lúc tan làm đến lúc về đến nhà bố mẹ em đều căn rất kỹ nên tôi chỉ có thể tranh thủ tạt vào lề đường ăn vội bát phở hoặc vừa phóng xe vừa nhai bánh mì. Nhưng có những hôm bận làm về muộn thì chẳng kịp ăn gì.
Tôi kể chuyện với thằng bạn thân cũng đi ở rể, nó hiến kế cho tôi: “Mày mua cái nồi đun nước nhỏ bằng điện của Trung Quốc ấy, với mua vài gói mì cất vào tủ quần áo. Đêm nào đói thì cắm điện lên cho mì vào đun. Tao toàn làm thế”. Tôi nghe theo.
Khi màn đêm buông xuống, tôi bảo vợ đi ngủ trước. Tôi bật cái đèn pin tí xíu ở điện thoại di động rọi một góc nhỏ trong phòng. Cắm điện, ngồi chờ nước sôi và thả mì. Tôi sung sướng vớt từng sợi mì nóng hổi giữa trời lạnh giá.
Đang trong cơn ngon lành bỗng có tiếng chân vội vã rồi tiếng gõ cửa gấp gáp. Suýt thì tôi bị sặc sợi mì lên mũi. Tôi ngồi im nghe ngóng thì có tiếng bố gọi: “Này, hai đứa dậy đi. Sao nghe có mùi mì tôm ở đâu đây”. Tôi nhón chân chạy lại giường ra dấu cho em rồi giả giọng ngái ngủ đáp: “Bọn con đang ngủ. Nhà bác Bình bên cạnh đang nấu mì tôm cho thằng con ăn, bọn con mở cửa sổ nên nó bay vào đấy ạ”.
Tôi nghe tiếng đáp lại của bố: “Thế hử” và phải một lúc sau mới có tiếng bước chân rời đi. Tôi vội vã húp nốt chỗ nước rồi thu dọn chiến trường. Mai phải cho cái nồi nhỏ và mấy gói mì vào túi đựng laptop phi tang ngay. Không ngờ bố thính mũi vậy. Kế hoạch “cải thiện” của tôi vậy là phá sản rồi.
Theo Nld
Cuộc mặc cả trơ trẽn '3 mặt 1 lời' giữa chồng, em rể và tôi trong khách sạn
Không ngờ số phận lại trớ trêu, đẩy hai chị em tôi vào cuộc hôn nhân oan nghiệt như vậy.
Nhà tôi chỉ có hai chị em gái. Dù không phải là người quá hoàn hảo nhưng chị em tôi luôn là tấm gương, sự ngưỡng mộ của tất thảy các em trong họ. Họ khen chúng tôi nào là học giỏi, ngoan hiền, nào là đảm đang giỏi nữ công gia chánh...
Ngay cả khi tôi kết hôn, may mắn lấy được người chồng giỏi giang, thành đạt nữa thì cái khuôn mẫu "chuẩn" của chúng tôi lại càng được mọi người ca ngợi. Chồng tôi là kiến trúc sư có tiếng, anh có hẳn một công ty riêng. Đi công tác trong ngoài nước liên tục. Đúng là về kinh tế tôi chẳng phải lo toan gì, nhưng về mặt tình cảm thì thiếu thốn vô cùng.
Chồng đi công tác triền miên, nhưng về nhà cũng chẳng có thời gian dành cho vợ. Tôi cảm thấy giữa hai vợ chồng có chăng cũng chỉ tỏ ra hòa thuận, yêu thương nhau để che mắt thiên hạ vì cả hai chúng tôi đều cần sĩ diện, danh dự. Nhưng tôi cũng không dám đòi hỏi nhiều vì biết chồng rất bận rộn.
Sau 5 năm hôn nhân, cuộc sống của tôi vẫn nhàn nhạt như thế. Sống trong giàu sang nhưng tôi không rõ bản thân có hạnh phúc hay không. Chồng tôi vẫn quan tâm đến vợ vừa phải, đủ để tôi không cảm giác bị bỏ rơi nhưng lại không đủ để tôi thấy hạnh phúc. Và tôi chấp nhận điều đó, bởi tôi không muốn khuấy động cuộc sống, không muốn làm cái vỏ bọc hạnh phúc của mình bị xao động.
Dù không phải là người quá hoàn hảo nhưng chị em luôn là tấm gương, sự ngưỡng mộ của tất thảy các em trong họ. Ảnh minh hoạ.
Em gái tôi cũng kết hôn sau chị vài năm. Em rể vốn là bạn của chồng tôi, là người điềm đạm, dễ gần và chiều chuộng vợ vô cùng. Nhiều khi nhìn thấy vợ chồng em yêu thương, chăm sóc nhau tôi thấy chạnh lòng, và ước giá như cuộc sống của mình cũng được nửa phần như vậy. Tôi thấy mừng khi em gái được chồng thương yêu. Quả thực suốt hai năm các em kết hôn, em rể chưa một lần khiến gia đình hay làm em gái tôi phải buồn.
Chồng tôi và em rể rất thân thiết với nhau. Không đơn giản vì hai người làm những công việc có thể hỗ trợ giúp đỡ nhau, mà họ thân thiết bởi có cách suy nghĩ, tính cách tương đồng nhau. Gần như tuần nào hai anh em họ cũng rủ nhau đi chơi tennis, đi cà phê. Thường những dịp ấy, em gái lại qua nhà tôi, cùng nhau cơm nước, trò chuyện.
Hai chị em tôi chưa một lần nghi ngờ chồng mình, ít nhất là trong những buổi anh em họ đi với nhau. Tôi thì luôn nghĩ: "Chồng đi cùng em rể thì chắc không có chuyện gì mờ ám". Còn em gái tôi vốn tin chồng, thần tượng anh rể nên cũng chẳng mảy may nghi ngờ.
Cho đến hôm thứ Bảy vừa rồi, hai anh em rể vẫn nói đi tập tennis cùng nhau. Hôm đó, cơ quan tôi có hội nghị ở một khách sạn lớn. Nhưng khi tôi xuống sảnh đón khách thì thấy em rể lái xe vào khách sạn. Cậu ta vào quầy lễ tân hỏi han gì đó, rồi nhanh chóng lên phòng. Tôi phải dùng đến sự khéo léo, nhạy bén của mình mới xin được số phòng mà em rể đã lên từ cậu lễ tân.
Tôi lên gõ cửa phòng mà em rể đã thuê với suy đoán em rể và cô gái nào đó có quan hệ bất chính với nhau. Trái với suy nghĩ của tôi, cửa vừa mở, tôi đẩy mạnh lao vào thì nhìn thấy chồng mình đang nằm trên giường. Hai người họ trên người chỉ quấn độc nhất chiếc khăn tắm.
Tôi không tin vào mắt mình nữa. Tôi lắp bắp hỏi việc gì đang diễn ra tại đây thì được chồng cho biết: "Những gì em thấy là đúng đấy, anh và Kiên yêu nhau lâu rồi. Chẳng qua bọn anh kết hôn với hai chị em nhà em để che mắt thiên hạ thôi".
Cứ tưởng bị tôi bắt gặp chuyện tày đình như vậy họ sẽ thanh minh, xin tôi giữ kín chuyện và hứa sửa đổi. Nhưng không, họ lại bình thản nói với tôi như chẳng có gì to tát cả.
Em rể nói: "Chị có thể giữ kín hoặc nói với vợ em cũng được, em cùng lắm là ly hôn. Nhưng em gái chị sẽ đau khổ, mọi người sẽ biết được bản chất thật của cuộc hôn nhân hạnh phúc của 4 người mình. Còn nếu chị giữ kín chuyện này thì mọi chuyện vẫn bình thường, em gái chị vẫn hạnh phúc. Chị có chồng, còn em và anh Tuấn vẫn có nhau".
Cuộc mặc cả trong khách sạn giữa chồng, em rể và tôi khiến tôi sốc nặng. Ảnh minh họa
Lần đầu tiên tôi phỉ nhổ vào những gì em rể đang thẳng thắn nói. Tôi không đủ kiên nhẫn để nghe những lời hai người họ nói. Không ngờ số phận lại trớ trêu, đẩy hai chị em tôi vào những cuộc hôn nhân oan nghiệt như vậy.
Tôi muốn vạch mặt hai người đàn ông giả dối đó, nhưng nghĩ đến nụ cười hạnh phúc của em gái, nghĩ đến những mỹ từ mà người thân, họ hàng ca ngợi cuộc sống, hạnh phúc của chị em là tôi lại không cam lòng.
Tôi không biết nên làm gì nữa mọi người ạ. Dù tôi có làm gì thì người đau khổ nhất cũng chính là bản thân và đứa em gái đáng thương của mình phải không? Hay tôi cứ chấp nhận im lặng đổi lấy bình yên cho mọi người.
Theo Emdep
Ở rể nhà vợ giàu có suốt 15 năm không thèm về quê thăm bố mẹ Chiều con về, lâu quá không gặp nhìn con khác quá. Mà cũng đúng 15 năm rồi cơ mà, nhưng mẹ vẫn nhận ra con, còn con lại lướt qua mẹ như người vô hình, giây phút đó mẹ sững sờ thực sự. ảnh minh họa Con trai à, con có biết không từ ngày con được vào học đại học bố mẹ...