“Trợ thủ đắc lực” Nguyễn Phi Long và những quái chiêu lừa đảo
Theo báo cáo mới nhất của Cục C45 (Bộ Công an), tính đến Nguyễn Phi Long thì đã có 7 đối tượng trong đường dây lừa đảo bằng hình thức báo trúng thưởng bị sa lưới. Các đối tượng này đã lừa đảo khoảng 400 người dân ở các vùng sâu, vùng xa, thu lời khoảng 16 tỷ đồng
Ngày 23/4, lãnh đạo Phòng 9 Cục Cảnh sát hình sự (C45) cho biết, đối tượng Nguyễn Phi Long, 25 tuổi, trú tại xã Long Kiến (Chợ Mới, An Giang) đã ra đầu thú tại Công an xã Long Kiến. Đây là “ trợ thủ đắc lực” của Nguyễn Văn Thuận Em, đối tượng cầm đầu đường dây lừa đảo khắp các tỉnh phía Nam thông qua hình thức trúng thưởng lô – đề và trúng thưởng điện thoại. Phòng 9 đã cử điều tra viên đến Công an xã Long Kiến để phối hợp giải quyết và điều tra về hành vi phạm tội của đối tượng.
Theo lời khai của Nguyễn Phi Long, anh ta là em cùng cha, khác mẹ với Thuận Em. Tháng 11/2009, Long được Thuận Em kết nạp vào “băng nhóm lừa đảo”, theo đó Long phải mở tài khoản thẻ ATM để hoạt động lừa đảo. Do nhặt được CMND mang tên Nguyễn Văn Dương trước đó nên Long đã mang CMND này đến Ngân hàng Công thương chi nhánh 12 – TP HCM để mở tài khoản thẻ ATM số 711A-25117469.
Đối tượng Nguyễn Phi Long và Nguyễn Văn Hạnh.
Long đã cùng với Thuận Em bằng thủ đoạn giả mạo nhân viên Bưu điện và Công ty Xổ số để lừa đảo 5 vụ, chiếm đoạt tiền qua tài khoản thẻ ATM 68,5 triệu đồng. Cũng bằng tài khoản thẻ ATM trên, Long cùng với Nguyễn Văn Hạnh (mẹ Hạnh và mẹ Long là hai chị em) gây ra 3 vụ lừa đảo, chiếm đoạt 152,25 triệu đồng.
Cụ thể, ngày 26/5/2010, bọn Long – Hạnh điện đến máy bàn nhà chị V., giả là người quen cũ của gia đình nay chuyển đến làm việc ở Công ty Xổ số kiến thiết tỉnh Bạc Liêu, muốn cho chị V. cơ hội làm ăn. “Người quen cũ” đã cho chị V. số điện thoại của chú Tư Hữu, Giám đốc Công ty Xổ số kiến thiết tỉnh Bạc Liêu. Khi chị V. gọi điện thì cũng là bọn chúng nghe máy, nhưng nói bằng giọng khác, trang nghiêm hơn, “quan chức” hơn để lừa chị V.
Video đang HOT
Chiều cùng ngày, “chú Tư Hữu” đã cho chị V. con số 20 để chị V. mua vé số của Công ty Xổ số kiến thiết Bạc Liêu. Chị V tin, bỏ ra 15 triệu để mua và tối đó đã may mắn trúng được 80 triệu. Ngay lập tức, chúng bắt chị V. phải chuyển cho chúng 32,25 triệu đồng (trừ tiền đánh, lợi nhuận chia đôi).
Thấy con mồi bắt đầu cắn câu, bọn Long- Hạnh liền tính đến việc lấy nhiều tiền hơn bằng cách giả mạo Giám đốc Tư Hữu đề nghị gia đình chị V. góp cổ phần để mua số, đảm bảo trúng 100% và lợi nhuận là 1 ăn 3. Do kém hiểu biết và hám lợi nên chị V. đã bị chúng lừa và chuyển thêm cho chúng 2 lần với số tiền là 70 triệu đồng. Công đoạn cuối cùng là lấy thẻ ATM đi rút tiền về chia nhau do Long đảm nhiệm.
Một thủ đoạn khác được bọn Long – Hạnh áp dụng ngày 25/8/2011 để lừa gạt chị Phan Lệ C., ở Chợ Mới (An Giang). Bọn chúng giả mạo cán bộ của bưu điện gọi điện đến nhà chị C. Sau những câu chào hỏi, chúng “trân trọng” thông báo số máy điện thoại bàn của gia đình chị C. đã trúng thưởng trong chương trình rút thăm may mắn kết hợp giữa VNPT và Kho bạc Nhà nước tỉnh An Giang, giá trị giải thưởng là 200 triệu đồng.
Để nhận giải thưởng, bọn chúng hướng dẫn chị C. gọi điện đến cho chú Ba Long, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh. Khi chị C. gọi điện đến số máy mà chúng cho thì không phải ai khác mà gặp chính Hạnh, kẻ có thể nói được nhiều giọng của các miền khác nhau, thậm chỉ nói được giọng của phụ nữ. Hạnh đã hướng dẫn chị C. mang giấy tờ chứng minh đang sở hữu số máy bàn đó và 20 triệu đồng đến ngân hàng nộp vào tài khoản số 711A-25117469 là tiền thuế thu nhập, sau đó mang hóa đơn đến Kho bạc tỉnh gặp giám đốc để lấy tiền thưởng.
Tin lời chúng, chị C. đã nộp cho chúng 20 triệu. Sau khi nhận tiền, thấy người bị hại có thể lừa được tiếp, Hạnh lại đóng vai thư ký của Giám đốc Kho bạc điện thoại cho chị C. nói giám đốc đang bận họp, hẹn chị ngày mai đến nộp hóa đơn. Đến sáng ngày hôm sau, chúng viện lý do phải có tiền bồi dưỡng cho lãnh đạo mới lấy được tiền thưởng nhanh, đề nghị chị C. nộp cho chúng thêm 25 triệu đồng. Do muốn lấy được tiền thưởng, đồng thời đã trót nộp tiền lần đầu nên chị C. tiếp tục nộp vào tài khoản của chúng 25 triệu đồng.
Theo báo cáo mới nhất của Cục C45, tính đến Nguyễn Phi Long thì đã có 7 đối tượng trong đường dây lừa đảo của bọn chúng sa lưới. Các đối tượng này đã lừa đảo khoảng 400 người dân ở các vùng sâu, vùng xa, thu lời khoảng 16 tỷ đồng. Vụ việc một lần nữa cho thấy những sơ hở trong việc quản lý Nhà nước ở một số lĩnh vực.
Như quy trình mở tài khoản thẻ của Ngân hàng quá đơn giản, Nguyễn Phi Long mang CMND của Nguyễn Văn Dương đến Ngân hàng Công thương để đề nghị mở tài khoản thẻ ATM và 5 ngày sau, Long đã được ngân hàng cấp tài khoản thẻ mang tên Nguyễn Văn Dương. Không chỉ vậy, ngày 27/5/2010, khi lừa được chị V. 50 triệu thì Long đã cùng với Hạnh ngang nhiên mang CMND mang tên Nguyễn Văn Dương và thẻ ATM vào ngân hàng để rút tiền trực tiếp.
Trong khi đó, người bị hại đa số đều rất tin là chuyển tiền vào tài khoản thì có tên tuổi, ngân hàng quản lý không thể lừa được. Họ đâu biết, tài khoản đó được làm từ CMND mang tên người khác, thậm chí là của người đã chết.
Do người bị hại đều ở những vùng nông thôn, ít hiểu biết và có phần hám lợi nên đã bị chúng lừa một cách đơn giản. Khi người bị hại phát hiện mình bị lừa thì xấu hổ không dám tố cáo. Có trường hợp tố cáo, Công an các địa phương cũng chỉ biết liên hệ với Ngân hàng để xác định về chủ tài khoản. Có nơi, cơ quan Công an đã tìm đến người có tên mở tài khoản nhưng vì tài khoản đó do người khác sử dụng nên họ không biết là ai…
Sau khi Cục C45 phối hợp với Công an các địa phương bắt được nhóm đối tượng trên thì loại tội phạm này hầu như không còn xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, vấn đề mà các điều tra viên lo ngại là khi loại tội phạm này được ngăn chặn có hiệu quả thì lại xuất hiện những thủ đoạn lừa đảo mới, tinh vi thông qua hình thức xuất khẩu lao động, hoặc lừa đảo sim thẻ qua mạng…
Đề nghị người dân nâng cao tinh thần cảnh giác, trước khi nhận lợi nhuận từ người khác phải trả lời được câu hỏi: Vì sao bỗng nhiên họ đem lợi đến cho mình và phải kiểm tra thực tế tại các cơ quan chức năng
Theo CAND
Nghệ An: Sát phạt nhau tại đám tang, 11 đối tượng sa lưới
Trong lúc gia đình vừa lo xong đám tang cho người cha, Nguyễn Ngọc Hoành (SN 1974, trú tại xóm 10, xã Thọ Thành, Yên Thành (Nghệ An) đã lợi dụng tổ chức cho 11 đối tượng sát phạt nhau dưới hình thức đánh bạc.
Các đối tượng tại cơ quan điều tra.
Sự việc xẩy ra vao 8h sáng ngày 19/4/2012, tại gia đình Nguyễn Ngọc Hoành (xóm 10, Thọ Thành, Yên Thành, Nghệ An). Lúc đó, lực lượng CA huyện Yên Thành nhận được nguồn tin báo của quần chúng nhân dân tại nhà Hoành có một nhóm đánh bạc đang hoạt động.
Ngay lập tức, CA huyện Yên Thành triển khai lực lượng và ập bắt quả tang vụ đánh bạc lớn, gồm 11 đối tượng tham gia dưới hình thức xóc đĩa.
Tại chiếu bạc, công an thu giữ được 35 triệu đồng, một bộ bát đĩa, 4 con xúc xắc, 2 chiếu nhựa, 9 chiếc điện thoại di động và 4 chiếc xe máy.
Tại cơ quan điều tra, các đối tượng khai gồm: Hồ Văn Thiết (SN 1983); Trương Mạnh Hùng (SN 1977); Phan Văn Cam (SN 1978); Nguyễn Văn Hường (SN 1988); Trần Đình Hương (SN 1985); Nguyễn Hoài Thanh (SN 1980); Nguyễn Văn Yên (SN 1986); Võ Văn Trọng (SN 1995); Võ Văn Phúc (1978); Nguyễn Hữu Xuyến (SN 1978) đều trú tại xã Thọ Thành và Nguyễn Bá Sự (SN 1992) trú tại xã Mã Thành.
Trước đó, ngày 11/4/2012, Công an Yên Thành cũng đã bắt quả tang 15 đối tượng về hành vi đánh bạc bằng hình thức xóc đĩa tại xã Phú Thành. Theo CA huyện Yên thành từ ngày 11 - 19/4 đã bắt 2 vụ đánh bạc lớn, với 26 đối tượng tham gia, thu giữ 45 triệu đồng.
Hiện vụ việc đang được CA huyện Yên Thành tiếp tục điều tra làm rõ.
Theo Dân Trí
Băng cướp đêm trên quốc lộ 1A sa lưới Băng cướp thực hiện trót lọt 18 vụ cướp xe, xe cướp được đều mang qua Campuchia tiêu thụ. Ngày 18-4, Công an huyện Thủ Thừa (Long An) đã kết luận điều tra chuyển sang VKS cùng cấp đề nghị truy tố Trần Vũ Phong, Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Trung Hiệp, Đoàn Hoài Nhớ, Trần Bửu Phương, Lê Thành Dẫn, Đoàn Hoài Thương...