Trở thành tỉ phú sau khi chấp hành án phạt tù
Chỉ vì quá ham muốn được làm giàu nhanh chóng, anh đã bước chân vào con đường tù tội sau khi tham gia vào đường dây buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Trở về sau bản án 6 năm tù, bằng tình thương yêu của người vợ hiền và quyết tâm đứng dậy từ nơi vấp ngã, anh đã trở thành ông chủ trang trại thực sự, được tuyên dương là điển hình làm kinh tế giỏi. Hơn thế nữa, anh còn xây dựng được gia đình hạnh phúc, nuôi dạy các con học đại học nên người.
Về xã Khánh Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) chúng tôi được chính quyền địa phương giới thiệu đến thăm gia đình anh Phạm Công Khai (SN 1971), một người đã từng lầm lỡ nhưng biết vượt qua số phận để vươn lên, làm lại cuộc đời. Nhìn ngôi nhà khang trang đầy đủ tiện nghi cùng hệ thống trang trại bề thế tại vùng đất nghèo Khánh Thành, ít ai nghĩ rằng anh đã từng phải vướng vòng lao lý.
Một lần lầm lỡ
Anh Phạm Công Khai sinh ra trong một gia đình nghèo đông anh em, cha mất sớm, một mình mẹ anh tần tảo nuôi mấy anh chị em ăn học. Vì thương mẹ, cũng vì gia đình quá nghèo không đủ điều kiện để học thêm nên anh chỉ học hết lớp 12 rồi ở nhà để làm kinh tế.
Anh Khai chia sẻ, bản thân lập gia đình khi còn trẻ tuổi nhưng anh luôn nuôi ý chí làm giàu. Nghĩ là làm, anh đã học làm thợ mộc để mở một xưởng mộc nhỏ. Nhưng hoạt động một thời gian ngắn, không mang lại hiệu quả nên anh đã quyết định chuyển nghề sang buôn bán gạo, đưa từ quê lúa Yên Thành đến phân phối tại các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An.
Anh Phạm Công Khai bên người mẹ già của mình.
Cũng từ đây cuộc đời anh đã bước sang một trang mới. Vì muốn được làm giàu nhanh chóng và thiếu sự hiểu biết pháp luật nên anh đã sa chân vào con đường tội lỗi, buôn bán trái phép chất ma túy. Chỉ sau 5 tháng dính vào cái chết trắng, đến tháng 7/2000 anh đã bị Công an huyện Diễn Châu bắt tại nhà riêng khi đang tàng trữ trái phép chất ma túy.
Ngay sau đó, anh bị tòa tuyên án 6 năm tù và được thụ án tại trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An. “Khi bị bắt, tui không còn nghĩ được chi nữa, chỉ biết cuộc đời mình đến đây là hết, đi tù là mất hết tất cả, vô trong trại tui như người mất hồn, không thiết ăn uống chi cả. Nhưng sau đó thì được sự động viên quan tâm của giám thị trại giam nên tui đã tự hứa sẽ quyết tâm hoàn lương, cải tạo tốt để sớm về làm lại cuộc đời”, anh Khai nhớ lại.
Trong thời gian thụ án, vốn là người đa tài lại có tính tự giác, biết phấn đấu và cải tạo tốt nên 4 năm ở trong trại anh đều làm đội trưởng đội phạm nhân. Khi ở nhà anh đã tham gia làm nhiều nghề nên khi vào trại các giám thị giao cho anh làm đội trưởng để giúp đỡ các phạm nhân khác.
Trong trại giam, anh Phạm Công Khai được Ban giám thị tin tưởng giao nhiệm vụ làm đội trưởng đội thợ mộc, sau khi đào tạo được nhiều phạm nhân có tay nghề cao, anh lại được điều sang làm đội trưởng đội thợ xây, tiếp tục làm đội trưởng đội trồng hoa màu và cuối cùng là đội trưởng đội xay xát. Ở ngành nghề nào anh cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, luôn gương mẫu để anh em phạm nhân học tập và noi theo.
“Khi được đặc xá không ai muốn tui về, vì mất đi một người đa tài”, anh Khai tếu táo bông đùa. Ngày 2/9/2004 anh được đặc xá, ra tù trước thời hạn để trở về với gia đình và xã hội.
Trở thành ông chủ trang trại
Video đang HOT
Ra trại, anh Phạm Công Khai vẫn nuôi ý chí làm giàu, nhưng lần này anh đã quyết tâm làm giàu bằng chính sức lao động của mình và tuân thủ đúng pháp luật. Chỉ sau 1 tháng ra trại anh đã lao ngay vào công việc. Vẫn là đi buôn, nhưng lần này anh buôn lợn vào tỉnh Hà Tĩnh.
Những năm anh đi trại vốn liếng đã không còn, ra tù anh không có nổi một chiếc xe máy, anh phải đi bằng xe đạp chở những con lợn con vào tận Hà Tĩnh, ngày nắng cũng như ngày mưa, anh kiên trì chở cả xe lợn trên 10 con, vừa gò lưng đạp xe vừa rao bán khản cả cổ họng nhưng không vì thế mà anh nản chí hay nề hà.
May mắn anh buôn bán được, sau đó mới mua một chiếc xe máy đi lại cho đỡ vất vả. Được một thời gian đi mua giống thấy không an toàn và ở nhà có máy xay xát thuận tiện cho việc nuôi lợn nên vợ chồng anh quyết định tự nuôi lợn để nhân giống cung cấp vào Hà Tĩnh.
Nghĩ là làm, vợ chồng vay vốn xây chuồng nuôi lợn, do thiếu kinh nghiệm nên lúc đầu còn gặp nhiều khó khăn. Do chăn nuôi trong vườn nhỏ hẹp, nhưng số lượng lợn lại nhiều, gây ồn ào và ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng hàng xóm nên vợ chồng anh quyết định đổi ruộng để làm trang trại. Ý tưởng đó của anh đã được chính quyền xã Khánh Thành ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình.
Chị Phan Thị Hằng, vợ anh Khai bên trang trại của gia đình.
Có trang trại rộng rãi anh đã nuôi thêm mấy chục con lợn, nuôi thêm gà và kết hợp đào ao thả cá. Với ý tưởng làm giàu bài bản và quy mô, chỉ sau thời gian ngắn vợ chồng anh đã làm chủ trang trại lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tổng thu nhập của gia đình anh Khai sau khi trừ tất cả các chi phí hằng năm mang lại nguồn lợi trên 500 triệu đồng.
Không những làm tốt công việc kinh doanh của mình, vợ chồng anh còn nhiệt tình giúp đỡ, tư vấn cho nhiều hộ dân đang có ý định làm mô hình kinh doanh giống mình.
Với những thành tích đó, nhiều lần vợ chồng anh Khai được huyện Yên Thành chọn đi báo cáo điển hình sản xuất nông thôn cấp tỉnh và được Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Nông dân sản xuất giỏi tỉnh Nghệ An” giai đoạn 2010 – 2012. Năm 2014 anh được mời đi dự hội thảo những người lầm lỗi trở về quê hương làm kinh tế giỏi.
Có được cơ ngơi và cuộc sống khá giả như ngày hôm nay chị Phan Thị Hằng vợ anh Khai không thể quên được những ngày tháng khổ cực khi anh đang ở trại: “Chồng thì đi tù để lại cho tui mẹ già với 3 đứa con nhỏ dại, túng thiếu đủ điều, không ai dám cho nhà tui vay tiền vì sợ không trả được, nhưng vì các con nên tui vẫn phải cố gắng động viên mẹ, nuốt nước mắt để gánh vác gia đình”, chị Hằng nhớ lại.
Chồng vướng vòng lao lý mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều do chị Hằng gánh vác, bỏ lại 3 đứa con nhỏ cho bà nội, chị lên tận Con Cuông để buôn gạo kiếm sống. Tuy 3 đứa con của anh Khai lúc bấy giờ còn nhỏ nhưng hiểu được nỗi vất vả của mẹ nên đã rất chăm ngoan học giỏi.
Với nỗ lực vượt qua quá khứ lầm lỗi, hai vợ chồng anh Khai và chị Hằng đã từng bước tạo dựng cho mình cơ ngơi khang trang, bề thế nhất nhì xã Khánh Thành.
Con gái đầu của anh chị là cháu Phạm Thị Khương (SN 1990), sau khi tốt nghiệp Đại học Khoa Học Huế, nay đã lập gia đình và lập nghiệp tại Đà Nẵng. Hai con trai sinh đôi năm 1992 hiện cũng đang rạng danh trên con đường học vấn. Người anh là Phạm Công Trường, hiện đang học năm thứ 5 Đại học Bách Khoa Đà Nẵng và em là Phạm Công Sinh, đang du học ở Úc và cả hai anh em đến nay cũng đã lập gia đình.
“Có lẽ các con là niềm tự hào lớn nhất đối với tui, đứa nào cũng ngoan và học giỏi, các cháu đều thành đạt và đã có gia đình. Cháu Trường sắp có đứa thứ 2, còn cháu Sinh mới cưới vợ, hai vợ chồng đều đang du học ở Úc”, anh Khai tự hào cho biết.
Nói về anh Phạm Công Khai, Thượng tá Tô Văn Thành, cán bộ quản giáo Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An, người thầy một thời của anh Khai trong thời gian thụ án cho biết, anh Khai là người rất đa tài và có ý chí phấn đấu. Bản thân anh đã vượt qua lầm lỗi để vươn lên trong cuộc sống và thường xuyên liên hệ, kết nối với Trại tạm giam để giúp đỡ phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng.
Trong khi đó, ông Nguyễn Tiến Lợi, Chủ tịch UBND huyện Yên Thành cho biết thêm, anh Phạm Công Khai là điển hình trong tái hòa nhập cộng đồng sau chấp hành án phạt tù trên địa bàn. Chính quyền địa phương luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho những người biết vươn lên sau lầm lỡ như anh Khai, để từ đó xây dựng và nhân rộng thêm nhiều điển hình tiên tiến khác.
Theo Cảnh Sát Toàn Cầu
Mượn con riêng của vợ hờ để giấu bệnh vô sinh
Từng có một thời, vị thế của Minh "samasa" trong "thế giới ngầm" Vũng Tàu được ví như Khánh "trắng" ở Hà Nội, Lâm "già" ở Hải Phòng hay Năm Cam tại Sài Gòn.
Chợ thu mua hải sản Vũng Tàu - nơi băng nhóm Minh "Samasa" từng hoành hành một thời.
Nhưng ít người biết phía sau những giai thoại giang hồ khét tiếng, Minh "Samasa" lại có một cuộc sống riêng khá bất hạnh. Không chỉ trải qua tuổi thơ nghèo khó, "ông trùm" sau này còn bị mắc bệnh vô sinh.
Thành "ông trùm" vì ảnh hưởng của mẹ
Trong giới giang hồ Vũng Tàu những năm 90 của thế kỷ trước, Minh nổi lên như một thủ lĩnh sừng sỏ, tập hợp hàng chục đàn em thân tín chuyên tổ chức bảo kê, chăn dắt môi giới mại dâm và sẵn sàng sử dụng "hàng nóng" khi xảy ra đụng độ với các băng nhóm khác. Đặc biệt, riêng thị trường hải sản Vũng Tàu, Minh "Samasa" cùng với các đàn em như Dũng "Ba Lém", Đức "Năm Nghệ" đã trở thành nỗi khiếp sợ của các tiểu thương, chủ tàu cá ở đây.
Minh "Samasa" tên thật là Nguyễn Văn Minh (SN 1964, phường 4, TP Vũng Tàu), sinh ra trong một gia đình có tới 7 anh em. Minh là con thứ hai nên thường được gọi là "anh Hai" một cách thân mật, ngoài bí danh "Samasa" sau này. Bố của Minh là người gốc Bắc - một thầy cúng đám ma trong vùng. Còn mẹ Minh là một người phụ nữ miền Tây đẹp mặn mà nhưng lại "nổi tiếng" ham mê cờ bạc. Để thỏa cơn nghiện đỏ đen, người đàn bà này tự đứng ra tổ chức cho vay nặng lãi. Nhưng rồi, tiền bạc thu về từ khoản cho vay "cắt cổ" cũng không đủ bù đắp tiền thua bạc. Nhiều lần bị chủ nợ đến tận nhà "siết", mẹ Minh đã trốn biệt, bỏ mặc người chồng còm cõi cùng lũ con nheo nhóc ngồi co ro. Khi anh em Minh lớn hơn một chút, bố Minh đã phải bán đi căn nhà duy nhất để trả nợ cờ bạc thay cho vợ. Cuộc sống gia đình bỗng chốc tiêu tan, Minh buộc phải nghỉ học giữa chừng và bắt đầu cuộc đời lang bạt khi mới 15 tuổi. Cũng chính từ đây, Minh đặt những bước chân đầu tiên vào giới giang hồ đầy tội lỗi.
Tuổi thơ nhiều nước mắt đã khiến cho đứa trẻ ngày nào trở nên dạn dĩ. Để mưu sinh qua ngày, Minh và các anh em xin vào làm bốc vác ở cảng cá Vũng Tàu. Nhờ lao động miệt mài, Minh đã có một số vốn trong tay. Bị ảnh hưởng của mẹ, Minh bắt đầu nuôi ảo vọng làm giàu nhanh bằng con đường cho vay nặng lãi. Để đảm bảo hoạt động, Minh dùng chính anh em trong nhà làm lực lượng nòng cốt, đồng thời bỏ tiền chiêu mộ thêm đám giang hồ bên ngoài. Dần dà, Minh đã tổ chức được một nhóm cho vay nặng lãi chuyên nghiệp và thu về lợi nhuận "khủng". Chưa dừng lại ở đó, để phát triển thế lực, Minh còn lấn sang lĩnh vực bảo kê vũ trường, quán bar và kiếm thêm lợi nhuận từ việc môi giới gái mại dâm. Để tranh giành địa bàn bảo kê, Minh không ngần ngại đụng độ với các băng nhóm khác. Với sự liều lĩnh, manh động, đám đàn em dưới trướng của Minh khiến cho giới giang hồ Vũng Tàu cũng phải kiêng dè. Còn Minh trở thành một trong những "đại ca" "máu mặt" nhất phố biển lúc này với bí danh Minh "Samasa".
Chưa dừng lại ở đó, trong những năm tháng làm thuê ở Cảng hải sản Vũng Tàu, Minh nhận thấy đây là một thị trường béo bở, có thể "hái" ra tiền. Có hàng trăm đàn em dưới trướng, Minh tự phong cho mình chức Đội trưởng đội bốc vác cá tại cảng Incomai. Từ đó, ngoài việc thu mua hải sản với giá rẻ và cho đàn em độc quyền bốc vác ở nhiều cảng hải sản Vũng Tàu, Minh "Samasa" còn ngang nhiên thu "phế" của những tiểu thương kinh doanh tại đây. Nhờ nguồn lợi béo bở từ việc chèn ép, thu "phế", thanh thế của băng nhóm Minh "Samasa" lên như diều gặp gió.
Mù quáng trên con đường tội ác, Minh "Samasa" bắt đầu nuôi tham vọng thống nhất giang hồ Vũng Tàu. Bước đầu tiên của hành động, Minh tiến hành trấn áp và "xử nóng" hàng loạt băng nhóm đối địch. Để được yên thân, những băng nhóm có "số má" tại Vũng Tàu lúc này như Hải "lộ", Ba Vạc đều phải chấp nhận dưới trướng Minh "Samasa". Chưa thỏa tham vọng, Minh còn mời Lâm "chín ngón" - đệ tử cuối cùng của giang hồ Đại Cathay khét tiếng một thời, nhằm gia tăng thanh thế. Sau những cuộc thanh trừng đẫm máu, Minh "Samasa" đã từng bước vươn lên ngôi vị "bá chủ" trong "thế giới ngầm" tại phố biển Vũng Tàu.
Minh "samasa" và Phụng "trắng" (ảnh tư liệu)
"Gậy ông đập lưng ông" Một trong những nước cờ Minh "Samasa" tâm đắc nhất là chiêu mộ Lâm "chín ngón" - đàn em Đại Cathay về dưới trướng. Minh luôn tin với tên tuổi của mình, Lâm sẽ giúp hắn nhanh chóng bành trướng, tạo dựng vị thế còn hơn cả Đại Cathay trước kia. Thế nhưng sau này, Minh "Samasa" đã phải cay đắng nhận đòn "gậy ông đập lưng ông" từ chính gã đàn anh tin cẩn này. Theo cựu điều tra viên từng được bố trí theo dõi Minh "Samasa" thì những ngày về dưới trướng "ông trùm", Lâm "chín ngón" đã âm thầm lên kế hoạch hất cẳng Minh - Phụng khỏi Vũng Tàu. Kế hoạch này sau đó bị lật tẩy khiến Lâm "chín ngón" phải chạy trốn về Sài Gòn. Nhưng sau này, Lâm "chín ngón" đã cung cấp cho cơ quan điều tra rất nhiều tài liệu về hoạt động làm ăn phi pháp của Minh "Samasa" - Phụng "trắng". Giới giang hồ sau này đều bảo Minh "Samasa" đã bị gã đàn anh chơi một vố quá đau.
Những cay đắng sau mối tình sét đánh
Ngoài đám đàn em thân cận, giang hồ phố biển vẫn thường nói về một người phụ nữ luôn đi theo sát "ông trùm" trong những lần đi phô trương thanh thế. Một cựu đàn em của Minh "Samasa" (nay đã hoàn lương) tiết lộ: Đó chính là Phụng "trắng", vợ hờ của Minh, người được đám đàn em hay gọi một cách kiêng nể là "chị Hai". Những ngày Minh "Samasa" "làm mưa làm gió", Phụng "trắng" được "ông trùm" tin tưởng giao cho việc ghi chép, quản lý sổ sách, tiền nong liên quan đến hoạt động mua bán hải sản. Bên cạnh đó, Phụng còn là cánh tay phải đắc lực cho công cuộc chinh chiến giang hồ của Minh "samasa". Ít người biết, ẩn sau mối quan hệ tưởng rất hoàn hảo ấy lại là nỗi đau sâu kín "ông trùm" chưa từng tiết lộ với bất kỳ ai.
Quá trình thực hiện bài viết này, chúng tôi được một điều tra viên từng được phân công theo dõi Minh "Samasa" (xin giấu tên - PV) tiết lộ: "Ngày quen biết Minh, Phụng đã là gái một con nhưng sắc đẹp vẫn còn rất mặn mà". Sau khi ly dị chồng, Phụng dắt díu con từ miền Tây ngược ra phố biển mưu sinh. Khoảng thời gian làm chạy bàn cho một quán café, Phụng đã "đốn tim" của không biết bao nhiêu chàng trai miền biển, trong đó có Minh "Samasa".
Giang hồ Vũng Tàu đến giờ còn kể lại "mối tình sét đánh" giữa "ông trùm" và người đàn bà một con. Một bận, Minh "Samasa" đến quán uống café thì gặp Phụng. Bị hút hồn trước nhan sắc mặn mà của người phụ nữ một con, Minh dùng tiền bạc tiếp cận, hứa hẹn sẽ lo cho mẹ con Phụng cuộc sống sung túc. Cô gái chạy bàn nhanh chóng xiêu lòng trước đề nghị ấy và theo Minh về chung sống như vợ chồng. "Đi với bụt mặc áo cà sa. Đi theo ma mặc áo giấy", từ đó, Phụng bắt đầu bước chân vào giới giang hồ và trở thành trợ thủ đắc lực của "ông trùm" khét tiếng này. Thế nhưng chuyện Phụng từng có một đứa con riêng, Minh "Samasa" không bao giờ tiết lộ ra ngoài.
Theo điều tra viên này thì chuyện này cũng bắt nguồn từ nỗi đau sâu kín của Minh "Samasa". "Đứa con gái nhỏ Phụng khi dẫn về chung sống với Minh tên là Thảo. Mọi người cứ ngộ nhận đó là con ruột của Minh và Minh cũng không bao giờ tranh cãi điều này. Song thực chất, suốt mười mấy năm chung sống, Minh và Phụng "trắng" không hề có với nhau mụn con nào". Điều này khiến cho "ông trùm" vô cùng đau khổ. Vì muốn minh chứng "bản lĩnh đàn ông", Minh nhiều lần "thử" qua những "em út" khác nhau nhưng kết cục vẫn không có gì thay đổi. Đến bệnh viện khám, Minh được các bác sĩ cho biết mắc bệnh vô sinh. Từ đó, Minh đau đớn chấp nhận coi bé Thảo như con ruột. Gã coi đứa bé này và cuộc hôn nhân với Phụng như "lá bùa" để khẳng định vị thế của mình trong mắt đàn em.
Cũng theo điều tra viên này thì trong khoảng thời gian sống chung với Phụng "trắng", Minh "Samasa" phát hiện mình bị lao phổi mãn tính. Nhưng thay vì chữa trị, "ông trùm" lại giấu nhẹm bệnh tật, mù quáng lao theo những ảo vọng tranh đoạt giang hồ. Ngày bị cơ quan điều tra bắt giữ, "ông trùm" vẫn không ngừng hy vọng một ngày nào đó sẽ trở lại gây dựng thanh thế mà không ngờ đến kết cục bi thảm của đời mình.
Theo Linh Nguyễn
Gia đình & Xã hội
"Gửi lời xin lỗi" thức tỉnh tính bản thiện Một đám cưới đơn sơ với sự chứng kiến của đôi bên gia đình và bạn bè thân thiết được tổ chức ngay sau khi V chấp hành xong án phạt tù. Hạnh phúc đã mỉm cười với đôi vợ chồng trẻ nhờ nghị lực vươn lên và khát khao hướng thiện mãnh liệt. Không thể phủ nhận những hành vi phạm tội...