Trợ tá tranh cử của ông Trump nhận án tù vì khai dối FBI
Ông George Papadopoulos – trợ tá tranh cử ông Trump nhận án tù vì khai dối FBI về liên hệ của mình với phía Nga.
Ngày 7-9, ông George Papadopoulos, trợ tá tranh cử của ông Donald Trump thời ông còn là ứng viên tổng thống Cộng hòa bị tuyên án 14 ngày tù giam vì tội khai dối FBI về chuyện liên hệ giữa các thành viên đội tranh cử ông Trump với Nga. Ông Papadopoulos đã nhận tội hồi tháng 10 năm ngoái.
Theo các công tố viên làm việc trong cuộc điều tra khả năng Nga thông đồng với đội tranh cử ông Trump can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ 2016, ông Papadopoulos đã nói dối các nhà điều tra FBI về liên hệ của mình với phía Nga nhằm hạ thấp vai trò của mình. Thực ra trong thời gian tranh cử cho ông Trump, ông Papadopoulos đã gặp nhiều nhân vật liên quan phía Nga, trong số đó giáo sư Anh Joseph Mifsud, nói rằng phía Nga có thông tin bất lợi cho đối thủ của ông Trump là bà Hillary Clinton.
Ông George Papadopoulos, trợ tá tranh cử của ông Trump và vợ đến tòa án thủ đô Washington ngày 7-9. Ảnh: REUTERS
Trong một bức ảnh chụp tháng 3-2016, ông Papadopoulos từng ngồi chung bàn với ông Trump, ông Jeff Sessions khi đó là cố vấn tranh cử của ông Trump và hiện là bộ trưởng tư pháp, và một số cố vấn tranh cử khác về chính sách đối ngoại. Theo thông tin của Reuters, trong cuộc gặp này ông Papadopoulos đã đề nghị sắp xếp một cuộc gặp giữa ông Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ông Sessions từng điều trần trước Quốc hội rằng ông phản đối đề xuất này, tuy nhiên biên bản nội bộ do luật sư của ông Papadopoulos trình lên tòa án cho biết cả ông Sessions và ông Trump đều có vẻ chấp nhận ý kiến này.
Các công tố viên đã yêu cầu thẩm phán Randolph Moss tại tòa án thủ đô Washington tuyên mức án 6 tháng tù, rằng lời nói dối và sự bất hợp tác của ông Papadopoulos cản trở cuộc điều tra. Tuy nhiên thẩm phán Moss quyết định giảm mức án vì ghi nhận sự hối hận của ông Papadopoulos.
“Tôi hy vọng sẽ có cơ hội chuộc lại lỗi lầm. Tôi đã phạm một sai lầm nghiêm trọng, nhưng tôi là người tốt” – ông Papadopoulos nói tại phiên tuyên án ngày 7-9.
Ông George Papadopoulos, trợ tá tranh cử của ông Trump rời tòa án sau phiên phán quyết mức án 14 ngày tù giam, tại tòa án thủ đô Washington ngày 7-9. Ảnh: REUTERS
Ngoài 14 ngày ngồi tù, ông Papadopoulos còn bị phạt 9.500 USD, phải hoạt động công ích 200 giờ và bị giám sát thêm 1 năm.
Video đang HOT
Mức án 14 ngày ngồi tù của ông Papadopoulos chưa bằng một nửa so với mức án luật sư Van der Zwaan cũng bị tuyên cũng vì tội khai dối FBI (30 ngày), trong khuôn khổ cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ.
THIÊN ÂN
Theo PLO
Hành trình tìm cách tiếp cận Trump của cô gái bị cáo buộc là gián điệp Nga
Maria Butina bị cáo buộc đã lợi dụng Hiệp hội Súng trường Mỹ để bắt quan hệ với đảng Cộng hòa nhằm tiếp cận ứng viên tổng thống.
Maria Butina trong một cuộc mít tinh kêu gọi gia tăng quyền lợi của công dân Nga. Ảnh: Reuters.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cuối tuần trước bắt giữ Maria Butina, 29 tuổi, và đưa cô ra trước tòa án ở Washington, Mỹ, hôm 16/7 để truy tố tội danh làm gián điệp cho Nga.
Trong hồ sơ truy tố, một nhân viên FBI cho biết Butina đã tìm cách xây dựng kênh liên lạc bí mật với các chính trị gia Mỹ để "xâm nhập bộ máy hoạch định chính sách quốc gia nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự của liên bang Nga", Guardian ngày 17/7 đưa tin.
Cô gái sinh ra ở Nga này phủ nhận mọi cáo buộc. Luật sư Robert Driscoll cho biết cô đã tốt nghiệp đại học một cách hợp pháp và là doanh nhân tham vọng. "Cô ấy sẽ bảo vệ quyền lợi của mình một cách mạnh mẽ và mong muốn được minh oan", Driscoll cho hay.
Theo các điều tra viên, để thâm nhập vào những cơ quan có ảnh hưởng nhất của đảng Cộng hòa Mỹ, Butina đã dùng một cách thức rất đơn giản, đó là gây dựng một tổ chức tương đương Hiệp hội Súng trường Quốc gia Mỹ (NRA) ở Nga.
Butina được cho là lớn lên ở Siberia và được cha dạy cách sử dụng súng. Sau khi tốt nghiệp đại học, cô thành lập một chuỗi cửa hàng đồ nội thất, sau đó chuyển đến Moskva và điều hành một công ty quảng cáo. Theo hồ sơ, khoảng năm 2011, Butina thành lập một nhóm có tên gọi là The Right to Bear Arms (Quyền được mang súng).
Alan Gottlieb và Julianne Versnel, hai vợ chồng Mỹ ủng hộ quyền sở hữu súng, cho biết họ từng ăn tối với Butina và Alexander Torshin, người cố vấn lâu năm của cô, khi đến Moskva tham dự một hội nghị về quyền sở hữu súng năm 2013. Torshin, một quan chức cấp cao tại Ngân hàng Trung ương Nga, cũng bị cáo buộc là người trực tiếp chỉ đạo Butina.
Bà Gottlieb, người sáng lập Second Amendment Foundation (SAF) - một tổ chức phi chính phủ ủng hộ quyền sở hữu súng của Mỹ, cho biết Butina dường như luôn tập trung vào chính sách súng. Tuy nhiên, cô có tính cách quyết đoán, thậm chí hiếu thắng và luôn muốn mình trở thành trung tâm của sự chú ý.
"Cô ấy cư xử không hoàn toàn chuyên nghiệp", Gottlieb nói.
"Cô ấy biết cách lợi dụng tuổi trẻ và sắc đẹp của mình để đảm bảo luôn được quan tâm", ông Versnel cho biết thêm.
Butina được cho là đã dùng 5 năm để xây dựng quan hệ với các thành viên đảng Cộng hòa, các nhà hoạt động nhân quyền và các lãnh đạo tôn giáo Mỹ. Năm 2013, John Bolton, hiện là cố vấn an ninh quốc gia của Trump, đã xuất hiện trong một video mà nhóm The Right to Bear Arms sử dụng để vận động cho quyền sở hữu súng ở Nga.
Tháng 4/2014, Butina bay tới Indianapolis để tham dự hội nghị NRA. Những bức ảnh được đăng trên trang mạng xã hội Nga VK cho thấy cô chụp chung với Wayne LaPierre, phó chủ tịch của NRA, nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa có ảnh hưởng lớn như Bobby Jindal, khi đó là thống đốc bang Louisiana và Rick Santorum, cựu thượng nghị sĩ và cựu ứng cử viên tổng thống.
Trong hội nghị với toàn nam giới và những người đứng tuổi, Butina trở nên nổi bật. Cô trẻ trung, cao và duyên dáng, hai nhà hoạt động bảo vệ quyền sở hữu súng cho hay. Năm 2014, cô được tán dương trên tạp chí CQ của Nga với hình ảnh mặc trang phục Dolce & Gabbana và cầm các khẩu súng ngắn.
Maria Butina tại hội nghị hàng năm của NRA ở Nashville, Tennessee, Mỹ năm 2015. Ảnh: CNN.
Tháng 9 năm đó, Butina mời Paul Erickson, một thành viên chính trị bảo thủ và cựu thành viên NRA ở Nam Dakota tới Moskva phát biểu trước nhóm The Right to Bear Arms. Theo các quan chức Mỹ, ngày 24/3/2015, Butina đã gửi email cho một chính trị gia Mỹ để bắt đầu cái gọi là dự án "Dilomacy".
Trong email, Butina tuyên bố rằng đảng Cộng hòa "có khả năng giành quyền kiểm soát chính phủ Mỹ sau cuộc bầu cử năm 2016", một công tố viên cho hay. Bên cạnh đó, cô nói muốn xây dựng mối quan hệ mang tính xây dựng hơn với đảng Cộng hòa.
Butina lưu ý "vị trí trung tâm và tầm ảnh hưởng" của NRA trong đảng Cộng hòa và muốn xây dựng quan hệ tích cực hơn với các thành viên đảng này. Cô xin cấp khoản ngân sách 125.000 USD để tài trợ cho việc tham dự các hội nghị của đảng Cộng hòa và được phản hồi bằng một danh sách các "đầu mối quan trọng" mà cô có thể gặp.
Vài tuần sau, Butina trở lại Mỹ để tham dự hội nghị NRA 2015 tại Nashville, Tennessee. Butina đã nhân cơ hội này để tiếp cận một số đầu mối quan trọng trong đảng Cộng hòa như Scott Walker, thống đốc bang Wisconsin. Tháng 7/2015, Butina tham dự lễ công bố chiến dịch tranh cử tổng thống của Walker.
Cuối năm, nhóm The Right to Bear Arms của Butina đã tài trợ cho nhiều thành viên quan trọng của NRA, trong đó có David Clarke, cựu cảnh sát trưởng hạt Milwaukee, tới Moskva để tham dự một cuộc gặp có mặt phó thủ tướng Nga lúc đó là Dmitry Rogozin. Clarke từng hỗ trợ cho chiến dịch tranh cử của ứng viên Donald Trump.
Pete Brownell, khi đó là giám đốc điều hành một công ty súng, cũng có mặt trong chuyến đi tới Moskva. Năm 2017, Brownel trở thành Chủ tịch NRA và đột ngột từ chức hồi tháng 5. Không rõ sự ra đi của ông có liên quan gì tới Butina hay không.
Khi chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 gần kết thúc và khả năng chiến thắng của đảng Cộng hòa trở nên rõ ràng, Butina bắt đầu tăng cường hành động và tìm cách tiếp cận Trump cũng như những người xung quanh ông.
Butina nói với một cộng sự người Mỹ thứ hai, chưa được nêu tên trong tài liệu của tòa án, rằng một quan chức Điện Kremlin đã ủng hộ kế hoạch xây dựng một kênh liên lạc bí mật.
Trong nhiều tháng tiếp theo, Butina và Torshin đã nỗ lực sắp xếp một loạt "bữa tối thân mật" ở Washington và New York. Khoảng thời gian đó, họ được cho là đã lợi dụng nhiều người Mỹ để tiếp cận các thành viên cao cấp trong chiến dịch của Trump nhưng không thu được nhiều kết quả.
Họ cố tiếp cận Trump một lần nữa trong hội nghị NRA tháng 5/2016. Tập đoàn Trump Organization xác nhận rằng con trai của Trump, Donald Jr., đã trò chuyện trong vài phút với Torshin tại hội nghị NRA ở Louisville, Kentucky về chủ đề súng.
Butina cũng có mặt tại hội nghị này và các nhà điều tra quốc hội đã thu được bức ảnh ba người chụp cùng nhau, NYTimes ngày 16/7 đưa tin.
Theo FBI, khi vấn đề về quyền sở hữu súng không thể giúp tiếp cận với Trump, Butina lại cố tìm cách khác. Cô đã nhiều lần liên lạc với một người tổ chức sự kiện National Prayer Breakfast dành cho người Công giáo ở Washington. Butina và Torshin đã tham dự sự kiện này vào tháng 2/2016. Khi đó, suýt nữa họ đã gặp được Trump nhưng vào phút chót, một phụ tá của Trump đã hủy lịch hẹn vì cho rằng Torshin không có vai trò quan trọng.
Ngày 4/10/2016, đúng một tháng trước ngày bầu cử, đối tác đầu tiên của Butina gửi email cho một người để nói rằng ông đã "tham gia vào đường dây liên lạc rất riêng tư giữa Điện Kremlin" với các lãnh đạo đảng Cộng hòa.
Ngày hôm sau, Butina và Torshin đã trao đổi một loạt các tin nhắn bí mật trên Twitter. Khi Torshin hỏi về tình trạng "quan hệ hữu nghị Nga - Mỹ", Butina nói "chúng tôi hiện đang hoạt động 'ngầm' cả ở đây và ở đó", tài liệu tòa án cho hay.
Butina vẫn bác bỏ tất cả những cáo buộc trên và cho biết sẽ nỗ lực để lấy lại thanh danh. Nếu bị tuyên án, Butina có thể bị tới 5 năm tù. Ngoài ra, nhiều người Mỹ khác cũng có thể bị bắt vì liên quan đến các hoạt động gián điệp của cô.
Phạm Khánh
Theo VNE
Chính phủ Mỹ đóng cửa: Điều gì sẽ xảy ra? Nếu xét trên yếu tố ông Trump thuộc đảng Cộng hòa, đây là lần đầu tiên một tổng thống nắm quyền kiểm soát quốc hội vẫn không thể thông qua ngân sách. Nhà Trắng sẽ đóng cửa trong thời gian tới. Tròn một năm sau khi ông Trump nhậm chức tổng thống, chính phủ Mỹ vừa buộc phải đóng cửa vào đêm ngày...