Trở ngại khiến Mỹ không thể đánh phủ đầu Triều Tiên
Mỹ không thể loại bỏ mọi cơ sở hạt nhân và lực lượng quân sự của Triều Tiên, ngay cả khi dùng vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Lực lượng Mỹ đang ở sát sườn Triều Tiên. Bấm vào ảnh để xem đầy đủ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây tuyên bố “chỉ có một điều có tác dụng với Triều Tiên”, ám chỉ khả năng sử dụng biện pháp quân sự để giải quyết cuộc khủng hoảng tên lửa, hạt nhân với Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, ngay cả khi sử dụng vũ lực và tung đòn tấn công phủ đầu nhằm vào Triều Tiên, Mỹ cũng không bảo đảm loại bỏ được lực lượng hạt nhân đối phương trước khi họ tung đòn trả đũa, theo National Interest.
Chuyên gia quân sự Dave Majumdar cho rằng một khi quyết định tấn công, Washington có hai cách để loại bỏ mối đe dọa hạt nhân của Bình Nhưỡng. Đầu tiên là tấn công thông thường, sử dụng tên lửa hành trình nhằm vào các cơ sở hạt nhân cố định dựa trên tin tức tình báo. Giải pháp này bảo đảm khả năng phủ đầu bất ngờ, nhưng sẽ khó hủy diệt các bệ phóng di động và cơ sở hạt nhân kiên cố nằm sâu trong lòng đất.
Ngay cả việc triển khai oanh tạc cơ tàng hình B-2 Spirit trang bị bom xuyên phá GBU-57A/B nặng 14 tấn cũng không đủ sức công phá những mục tiêu kiên cố nhất của Triều Tiên.
Bom GBU-57A/B có khả năng xuyên thủng lớp bê tông dày 60 m trước khi kích nổ đầu đạn nặng 2,4 tấn phá hủy để mọi thứ bên trong. Tuy nhiên, Triều Tiên đã xây dựng hàng loạt hầm ngầm trong lòng núi ở độ sâu hơn 60 m. Mỹ cũng chỉ chế tạo 20 quả bom loại này, không đủ để hủy diệt hàng nghìn căn cứ ngầm của đối phương.
Video đang HOT
Máy bay B-2 và bom xuyên phá GBU-57. Ảnh: Aviationist.
Giải pháp thứ hai mang tính khả thi hơn là dùng vũ khí hạt nhân để loại bỏ các cơ sở hạt nhân Triều Tiên. Mỹ có kho vũ khí hạt nhân lớn, nhưng hầu hết được thiết kế để đối phó với Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III sẽ khó phát huy hiệu quả với địa hình nhiều đồi núi và vị trí địa lý của Triều Tiên,, bởi chúng phải bay qua không phận Nga và Trung Quốc để tới mục tiêu. Điều này sẽ gây nguy cơ chiến tranh hạt nhân giữa các cường quốc.
Việc Mỹ dùng tàu ngầm phóng tên lửa đạn đạo từ Thái Bình Dương cũng khiến Trung Quốc bất an vì nước này nằm sát Triều Tiên. Washington khó có thể thuyết phục Bắc Kinh rằng những tên lửa này không nhắm vào họ. Oanh tạc cơ B-2 vẫn là lựa chọn khả thi nhất để tung đòn hạt nhân vào Triều Tiên.
Để thực hiện đòn tấn công, máy bay B-2 sẽ phải xâm nhập không phận Triều Tiên, lựa chọn các cơ sở hạt nhân và tên lửa đạn đạo, sau đó ném bom nhiệt hạch B61, vũ khí hạt nhân duy nhất của dòng B-2 vào thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, ngay cả phương án này cũng đối mặt với nhiều hạn chế khi đối phó các mục tiêu ngầm.
“Vũ khí hạt nhân có hiệu quả khá hạn chế trong việc phá hủy hầm ngầm nằm tách biệt hoặc sâu trong lòng đất. Đầu đạn B83 mạnh nhất trong kho hạt nhân Mỹ, với sức công phá tương đương 1,2 triệu tấn thuốc nổ TNT, có thể phá hủy hầm ngầm ở độ sâu khoảng 300 m. Tuy nhiên, Triều Tiên có thể dùng máy móc hiện đại để đào hầm ở độ sâu lớn hoặc trong lòng núi đá, giúp chúng không bị ảnh hưởng bởi đòn tấn công hạt nhân”, báo cáo năm 2005 của Hiệp hội Các nhà khoa học Có quan tâm (UCS) đánh giá.
Các bệ phóng di động của Triều Tiên là hiểm họa lớn nhất đối với Mỹ. Ảnh: KCNA.
Ngay cả khi Mỹ hủy diệt được các cơ sở hạt nhân và tên lửa cố định, Triều Tiên vẫn còn có nhiều bệ phóng di động rất khó bị phát hiện. Trong chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991, liên quân do Mỹ dẫn đầu từng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định và tiêu diệt các bệ phóng tên lửa của Iraq, dù tham chiến ở địa hình sa mạc bằng phẳng. Địa hình đồi núi của Triều Tiên là nơi ẩn náu tuyệt vời cho bệ phóng di động, giúp nước này tung đòn trả đũa hạt nhân nhằm vào Mỹ và đồng minh.
Ngoài mối đe dọa từ đòn đáp trả của Triều Tiên, việc tung đòn tấn công phủ đầu cũng sẽ khiến Mỹ vấp phải sự phản đối trên trường quốc tế. Quan hệ liên minh với Nhật Bản và Hàn Quốc nhiều khả năng sẽ bị phá vỡ, đồng thời khiến Nga và Trung Quốc tức giận. Bởi vậy, lựa chọn tốt nhất với Washington là tiếp tục triển khai khí tài chiến lược để răn đe, kết hợp áp lực ngoại giao để yêu cầu Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân, ông Majumdar nhận định.
Duy Sơn
Theo VNE
Nghị sĩ Nga nói Triều Tiên sắp phóng tên lửa có thể vươn tới lục địa Mỹ
Nghị sĩ Morozov cho rằng Triều Tiên đang chuẩn bị phóng thử tên lửa tầm xa có thể vươn tới bờ biển phía tây nước Mỹ.
Tên lửa đạn đạo tầm xa Hwasong-12 của Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
"Họ đang chuẩn bị những cuộc thử nghiệm mới với một quả tên lửa tầm xa. Họ thậm chí còn cho chúng tôi xem các phép tính toán học mà họ cho là chứng minh tên lửa Triều Tiên có thể vươn tới bờ biển phía tây của Mỹ", Hãng thông tấn Nga RIA hôm nay dẫn lời ông Anton Morozov, thành viên Ủy ban các vấn đề quốc tế của Duma Quốc gia Nga nói về các quan chức Triều Tiên.
Ông Morozov cùng hai nghị sĩ Nga đang có chuyến thăm Bình Nhưỡng từ ngày 2/10.
"Theo chúng tôi hiểu, họ có ý định phóng thêm một quả tên lửa tầm xa trong tương lai gần. Nhìn chung, họ có tâm lý khá hiếu chiến", Morozov nói.
Quan hệ Mỹ - Triều Tiên trở nên căng thẳng trong thời gian qua, đặc biệt là sau khi Bình Nhưỡng thử thành công bom nhiệt hạch và phóng hai tên lửa đạn đạo tầm xa chỉ trong một tháng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng gọi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là "người tên lửa" và đe dọa "phá hủy hoàn toàn Triều Tiên" trong bài phát biểu ở Liên Hợp Quốc. Đáp lại, Triều Tiên đe dọa sẽ "hủy diệt nước Mỹ" bằng vũ khí hạt nhân.
Vũ Phong
Theo VNE
Hơn hai triệu người sẽ thiệt mạng nếu Triều Tiên tấn công hạt nhân 2,1 triệu người sẽ thiệt mạng và 7,7 triệu người bị thương nếu Triều Tiên phát động một cuộc tấn công hạt nhân vào Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đi thăm cơ sở chế tạo vũ khí hạt nhân. Ảnh: Reuters. Một cuộc tấn công hạt nhân của Triều Tiên nhắm vào thủ đô Seoul, Hàn...