Trơ mắt nhìn tình địch chăm chồng tại nhà
Lặng lẽ đưa chồng về quê nội sống nốt những ngày tàn, Phường một lần nữa như bị xát muối vào lòng khi chứng kiến cảnh người tình cũ của chồng ngày ngày đến nhà chăm sóc, thuốc men cho anh.
Nhiễm HIV từ chồng
Nếu không được giới thiệu trước, tôi chẳng thể ngờ Nguyễn Thị Phường (sinh năm 1982, trú tại Trường Thọ – An Lão – Hải Phòng) đang mang trong mình virus HIV. Cô có một ngoại hình đẫy đà, sắc diện hồng hào và căng tràn nhựa sống như những phụ nữ nông thôn sức vóc, khỏe mạnh. Phường bảo: “Dạo này tinh thần thoải mái nên mới có da có thịt thế này, chứ hồi mới phát hiện ra bệnh tình, em suy sụp đến mức gầy sọp đi. Mà hồi đó em đang mang thai chứ”.
Nén tiếng thở dài mệt mỏi, chị Phường nhớ lại quãng đời đầy bi kịch của mình. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo khó, dẫu cố gắng chắt chiu lắm nhưng bố mẹ chị cũng chỉ có thể lo cho con gái học hết lớp 6. Khi đang học dở lớp 7 trường làng, biết thân phận con nhà nghèo, chị nghỉ học theo cậu mợ vào miền Nam làm kinh tế. Chị xin làm công nhân giày da ở khu công nghiệp. Đồng lương ít ỏi nhưng Phường cũng tằn tiện để gửi vài đồng về quê giúp đỡ bố mẹ.
Những ngày làm công nhân nơi đất khách quê người, chị quen và yêu một người đồng nghiệp tên Hà Văn Thái (sinh năm 1976, quê Thanh Hoá). Thái là người dân tộc Mường, sống ở bản vùng sâu vùng xa lắm.
“Em làm cùng xưởng với anh ấy một thời gian dài trước khi chính thức yêu nhau. Anh ấy đẹp trai, cao to nên nhiều cô gái ở chỗ làm theo lắm. Thậm chí, nhiều cô còn tìm đến tận nhà, tận nơi anh ấy ở để rủ đi chơi mà anh ấy không thích. Anh ấy lại lấy em là người công giáo, vất vả lắm đấy chứ, phải học đạo 9 tháng trời mới được làm lễ cưới. Nhiều lúc riêng tư, em hỏi tại sao anh lại chọn em, anh ấy thường gạt đi và bảo em không phải hỏi điều ấy”, Phường nhớ về người đàn ông đã đem đến cho cô hạnh phúc và cả những tột đỉnh đau khổ.
Cuối năm 2006, Phường chính thức trở thành vợ của người đàn ông tên Thái ấy. Từ ngày lấy vợ, Thái chẳng bao giờ nặng lời với chị và rất tự giác đi lễ nhà thờ theo đúng quy định của đạo Thiên chúa. Chị từng rất tin tưởng, mãn nguyện và tự hào vì có người bạn đời hiền lành, thực lòng yêu thương mình.
Trở thành vợ chồng, họ vẫn làm cùng nhau trong một xưởng giày da. Hai vợ chồng được phân làm ở hai máy chặt ngay sát nhau, đi ăn cơm cũng cùng nhau, ngủ nghỉ cùng một xưởng, tan ca lại ríu rít chở nhau về. Đó là những tháng ngày hạnh phúc mà chị đã được nếm trải trong cuộc hôn nhân ngắn ngủi.
Thực ra đó là một vụ tai nạn hay vụ cướp xe máy có dàn dựng thì cho đến giờ chị cũng chẳng thể biết chính xác. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Sau khi cưới ít lâu, vợ chồng chị hạnh phúc khi biết giọt máu kết tinh của tình yêu thắm thiết đang lớn dần lên. Khoảng tháng 2.2007, khi cái thai trong bụng chị được 3 tháng thì tất cả những hạnh phúc, hy vọng tương lai đã hoàn toàn sụp đổ trước mắt. Một lần khi đi một mình trên đường, chồng chị bất ngờ gặp tai nạn, mất luôn chiếc xe máy – tài sản lớn nhất của gia đình.
Thực ra đó là một vụ tai nạn hay vụ cướp xe máy có dàn dựng thì cho đến giờ chị cũng chẳng thể biết chính xác. Và dẫu là người căn cơ nhưng khi đó, chị chẳng mảy may quan tâm đến chuyện mất còn của chiếc xe máy, bởi chị đã đau đớn, hoảng loạn, suy sụp vì ngay khi được cấp cứu vì tai nạn giao thông, các bác sĩ đã phát hiện ra chồng chị bị HIV/AIDS giai đoạn cuối. Cầm tờ xét nghiệm HIV dương tính của chồng, chị chết lặng, hoảng loạn.
“Lúc đó, em chỉ muốn đâm đầu vào ô tô hay gí tay vào ổ điện để được chết thôi, nghĩ đời mình chẳng còn gì nữa rồi nên suy sụp lắm. Rồi em hận cả chồng em nữa, hận anh ấy mang đến cho em điều tồi tệ này. Em từ nhỏ vốn chỉ biết làm lụng chăm chỉ, chẳng phải hạng gái chơi bời gì, chồng em chính là người đàn ông đầu tiên em quan hệ tình dục”, Phường nhớ lại.
Thời điểm ấy, chị đã hiểu, đã tìm ra nguyên nhân của những cơn ho sặc sụa của chồng những ngày qua. Chồng Phường cũng sọp đi nhanh chóng vì dằn vặt, suy nghĩ. Anh ta như một cái bóng, lặng im sau mọi lời gặng hỏi, khóc lóc của vợ. Duy chỉ có ánh nhìn của người chồng khiến chị nghẹn đắng, trong đôi mắt ấy, chút gì đó như sự cầu xin tha thứ và cả sự thương cảm đến tột cùng.
Cái nhìn ấy và những dư âm hạnh phúc đã qua khiến chị không đành lòng rũ bỏ tất cả. Chị lặng lẽ đưa chồng về quê sống nốt những ngày cuối đời. Những ngày ở nhà chồng, một lần nữa chị cắn răng chịu đựng những lời nói, những hành động như xát muối vào lòng.
Trớ trêu phận người
Về quê, khi chị thông báo bệnh tình của chồng với gia đình bên nội, tất cả thảy họ đều sốc nặng. Chẳng ai có thể ngờ, chàng trai bản khỏe mạnh, đẹp trai và giỏi giang ấy lại mang trrong mình căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS.
Chồng chị từng là niềm hãnh diện của gia đình, của cả cái bản người Mường ấy khi được tuyển chọn làm vận động viên bắn súng, đi thi đấu cho đội tuyển của tỉnh Thanh Hóa. Nhưng rồi, những bon chen xô bồ nơi phồn hoa đô thị khiến chàng trai bản ấy chẳng đủ lọc lõi để vượt qua nên đành bỏ nghiệp về quê sinh sống. Thái được bố trí làm ở bưu điện xã.
Cuộc sống quá đỗi phẳng lặng ở quê khiến chàng trai bản từng làm quen với nếp sống đô thị nhanh chóng cảm thấy buồn chán. Thái đã một lần nữa rời quê, vào Bình Dương xin làm công nhân giày da, để rồi gặp, yêu và lấy Phường làm vợ.
Chăm sóc chồng những ngày cuối đời, chị phát hiện ra một sự thật cay đắng và chị mơ hồ tin rằng, sự thật ấy có liên quan đến căn bệnh AIDS mà chồng chị đang mang trong mình. Trước khi gặp chị, người đàn ông ấy từng có một mối tình sâu đậm chục năm trời với cô kỹ thuật viên xét nghiệm của bệnh viện. Họ từng sống với nhau như vợ chồng. Nhưng do sự ngăn cản quyết liệt của gia đình hai bên nên cặp tình nhân buộc phải chia tay.
“Người tình cũ của chồng em tên là Thủy. Biết chuyện, em có hỏi anh ấy về chị Thủy. Chồng em thừa nhận từng ăn ở với chị ấy và còn bảo chị ấy dùng thuốc tránh thai khi hai người quan hệ với nhau”, chị cay đắng kể sự thật phũ phàng. Và cho đến khi chị đưa chồng về quê nội sống nốt những ngày cuối đời, người tình cũ của anh vẫn còn độc thân. Thủy thường xuyên xuất hiện trong ngôi nhà của bố mẹ chồng chị, tận tình chăm sóc miếng ăn viên thuốc cho chồng chị, hệt như một người vợ đảm đang.
Chăm sóc chồng những ngày cuối đời, chị phát hiện ra một sự thật cay đắng và chị mơ hồ tin rằng, sự thật ấy có liên quan đến căn bệnh AIDS mà chồng chị đang mang trong mình. (ảnh minh họa)
“Tuần nào chị ấy cũng mang thuốc truyền, thuốc bổ tới cho chồng em. Khi ấy em chỉ nghĩ, đến nước này ghen tuông cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì nên em mặc kệ. Hơn nữa, nhà chồng em cách bệnh viện huyện cả trăm cây số, có chị ấy mang thuốc men đến cũng là điều tốt”, chị nén tiếng thở dài. Dẫu có cả ngàn lý do hợp lý, nhưng thực sự chẳng người phụ nữ nào có thể dằn lòng, bình thản đón nhận kẻ thứ ba trong chuyện tình cảm.
Phường bảo, chị cũng từng dằn vặt, tìm mọi cách truy xét về lý do khiến chồng chị mắc phải căn bệnh AIDS, nhưng rồi chị chẳng thể khẳng định chắc chắn là do đâu. Nhưng chị biết, anh không nghiện. Chị nghiêng về giả thuyết anh mắc bệnh từ người tình.
“Một lần, khi em đang ở dưới bếp nấu cơm, chị Thủy đến nhà chơi, thăm hỏi bệnh tình của chồng em thì đột nhiên chị ấy buột miệng hỏi ‘đã được uống thuốc gì chưa’. Khi ấy, em chưa hề nói ra căn bệnh mà chồng em mắc phải, không hiểu sao chị ấy lại chột dạ hỏi thế”. Song, tất cả những dằn vặt, ấm ức, hồ nghi, hờn ghen ấy đã trở nên vô nghĩa hết. Ba tháng sau ngày phát hiện bệnh tình và trở về quê nội, chồng chị mất, kết thúc cuộc hôn nhân ngắn ngủi của chị. 11 tháng làm vợ, chị nhận được từ chồng virus HIV.
Chồng chết, chị trở thành gánh nặng, thành cái gai trong mắt mẹ chồng. Không chịu nổi những lời cạnh khóe, đay nghiến từ mẹ chồng, chị khăn gói về quê ngoại ở Hải Phòng. Cái thai trong bụng đã được 6 tháng, chị may mắn được các bác sĩ ở Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng cho uống thuốc dự phòng lây nhễm HIV từ mẹ sang con.
Con trai chị sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh, giúp chị tìm thấy ý nghĩa cuộc sống. Thêm nữa, được sự động viên, giúp đỡ của nhóm Trường Sơn Xanh, nhóm của những người đồng cảnh ngộ, chị đã dần tìm lại được nụ cười trên gương mặt. Dũng cảm công khai bệnh tật của mình, chị đã nhận được sự cảm thông, chia sẻ rất nhiều từ phía những người sống quanh chị.
Câu chuyện giữa chúng tôi bỗng dưng bị gián đoạn bởi một cuộc điện thoại gọi đến số của chị. Sau một hồi trò chuyện, chẳng đợi tôi đặt câu hỏi, Phường chủ động chia sẻ, chị vừa nhận cuộc gọi từ người tình cũ của chồng. “Chị ấy hỏi han về cuộc sống của em, về con trai em, hỏi xem nó giống ai. Chị ấy khoe đã lấy chồng, một bộ đội chuyên nghiệp. Nhưng nghe giọng chị ấy buồn lắm, có điều gì đó bất ổn chứ chẳng giống với lời của người đàn bà đang hạnh phúc khi tìm được bến đỗ cuộc đời”.
Sau cùng, chị nói với tôi mà như thể nói với chính chị, rằng chị đã chẳng còn hờn ghen hay trách cứ gì kẻ thứ ba ấy nữa, cũng chẳng còn hận chồng. Chị học cách chấp nhận và bình thản đương đầu với tất thảy những đau khổ, khó khăn ở đời.
Theo Eva
"Đúng là đồ khùng!"
Chỉ 3 năm sau khi ly hôn, vết thương mà anh gây cho tôi đã lên da non.
Tôi không bao giờ quên cái ngày anh "đi công tác" về và chìa tờ đơn ly dị trước mặt tôi: "Anh đã suy nghĩ kỹ. Nếu cứ kéo dài cuộc sống thế này thì chỉ làm khổ nhau thôi. Em ký đi để chúng ta giải thoát cho nhau".
Giọng anh thật nhẹ nhàng mà tôi nghe như có trăm ngàn mũi kim đâm vào tim mình. "Anh muốn sống với cô ấy thì cứ dọn ra ở riêng, em không muốn các con bị sốc. Bé Thư sắp sửa thi tốt nghiệp mà anh..." - tôi cố kềm nhưng nước mắt cứ tuôn trào. Anh im lặng một lúc rồi lắc đầu: "Tụi nó lớn hết rồi. Nếu cái gì cũng vịn lý do con cái còn nhỏ dại thì sẽ không bao giờ giải quyết dứt khoát được mớ bùi nhùi này đâu. Anh đã quyết rồi. Em không ký thì anh cũng sẽ đơn phương nộp đơn ly hôn".
Anh nói và làm đúng như vậy. Tòa mời hòa giải, tôi giấu con, lẳng lặng ra tòa một mình. Tôi không chấp nhận ly hôn nhưng lý lẽ không đủ sức thuyết phục quan tòa và cả anh. Sau 2 lần hòa giải không thành, vị thẩm phán nói riêng với tôi: "Anh ấy đã không muốn thì chị cũng đừng cố. Một khi anh ấy muốn sống với người khác thì chị có níu kéo cũng vô ích, lại càng làm cho anh ấy có cớ gây khó dễ cho mấy mẹ con. Thật tình nhìn chị, tôi cũng không đành lòng nhưng đã là luật pháp thì phải chấp hành...".
Khi bé Thư biết chuyện, nó gần như câm nín bởi xưa nay, trong mắt chị em nó, anh là một người cha toàn mỹ. Nó luôn tự hào với bạn bè, thầy cô vì có cha là một cán bộ khoa học giỏi giang, là tác giả của nhiều công trình nổi tiếng. Câu nó hay nói với bạn bè là: "Ba tao đó!" với ánh mắt sáng ngời. Vậy mà giờ đây, mọi thứ đã sụp đổ trước mắt nó. "Tại sao lại như vậy hả mẹ? Tại sao ba mẹ ly dị? Chẳng lẽ từ trước tới nay, hai người đóng kịch trước mặt tụi con?"- nó hỏi tôi mà nước mắt giàn giụa.
Cứ tưởng mọi thứ sẽ êm trôi theo ngày tháng, tôi sẽ không còn phải bận tâm bất cứ điều gì về anh. (ảnh minh họa)
Đúng là chúng tôi đã đóng một cách xuất sắc vở kịch hạnh phúc trước mắt các con kể từ khi anh gặp lại người yêu cũ sau nhiều năm thất lạc. Anh bảo cuộc chia ly trước đây là do hoàn cảnh, Ngọc vẫn chưa yêu ai dù đã nhiều năm sống và làm việc ở nước ngoài. Và điều quan trọng nhất là hai người vẫn còn yêu nhau. Anh muốn bù đắp cho Ngọc những gì mà ngày xưa hai người đã thề nguyền. Ngày trước, cô ấy vẫn đi đi về về thì anh không đòi ly hôn; còn bây giờ, người ta đã về ở hẳn nên anh muốn mọi việc phải dứt khoát, rõ ràng.
Vậy là cuộc hôn nhân kéo dài 18 năm của chúng tôi chấm dứt. Tôi không biết mình buồn hay vui vì suốt một tuần lễ, tôi không nghĩ được gì, làm được gì. Cả chuyện ăn uống, tôi cũng không nhớ. Đến nỗi bé Thư trở thành người an ủi, động viên mẹ: "Mẹ còn có con và em Quân mà, mẹ có bề gì, tụi con biết sống với ai?". Nói rồi nó lại ôm mẹ mà khóc.
Cái cảnh con dỗ dành mẹ rồi mẹ lại dỗ dành con kéo dài rất lâu nhưng cuối cùng rồi cũng chấm dứt. Tôi bảo con: "Dù sao thì mình vẫn phải sống con à".
Vậy là mẹ con tôi quyết định đứng dậy để sống cho thật tốt, thật đàng hoàng để không ai có lý do gì bảo rằng, cái nhà ấy không có nóc. Bé Thư vượt qua kỳ thi tốt nghiệp, vào đại học. Thằng Quân noi gương chị cũng cố gắng học giỏi để mẹ vui lòng.
Tôi không ngờ, cuối cùng mọi thứ bỗng trở nên thoải mái, dễ chịu như vậy. Chỉ 3 năm sau khi ly hôn, vết thương mà anh gây cho tôi đã lên da non. Tôi nói với bé Thư: "Hạnh phúc của mẹ bây giờ là hai chị em con". Con bé dụi đầu vào ngực mẹ: "Con thương mẹ quá!".
Cứ tưởng mọi thứ sẽ êm trôi theo ngày tháng, tôi sẽ không còn phải bận tâm bất cứ điều gì về anh. Vậy mà một ngày kia, Ngọc tìm đến tận nhà, xin phép được "nói chuyện phải trái với tôi". Lần đầu tiên khoảng cách giữa tôi và người phụ nữ ấy gần nhau như vậy.
Câu chuyện của cô ta bắt đầu bằng người đàn ông chung của hai người. "Chúng tôi chỉ hạnh phúc được thời gian đầu. Vỏn vẹn chừng 3 tháng. Sau đó thì anh ấy bắt đầu thay đổi, tính tình cộc cằn, thô lỗ, hay nổi nóng, đòi hỏi vô lý... Tôi làm sao có thể chìu chuộng anh ấy như chị? Làm sao có thể hầu hạ anh ấy ngày ba bữa cơm, giặt giũ quần áo và ủi sẵn cho anh ấy, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng... Tôi cũng phải đi làm, cũng có cuộc sống riêng của mình chứ đâu phải là vật sở hữu của anh ấy? Bây giờ tôi xin trả ảnh về với chị. Tôi đã gởi đơn ly hôn. Mong chị hãy rộng lòng đón nhận anh ấy trở về bởi tôi biết chỉ có chị mới có thể làm một người vợ tốt của anh ấy...".
Tôi ngó người phụ nữ ấy y như thể trước mặt mình là một người ngoài hành tinh. Đây là người phụ nữ mà chồng tôi đã đánh đổi vợ con mình sao? Nếu đúng vậy thì cái sự học, sự nhận thức của anh quá kém cõi. Có lẽ chính vì vậy mà anh im lặng chịu đựng chớ không dám hé môi than phiền dù không ít lần tôi gặp anh đầu bù, tóc rối mỗi khi ghé thăm con.
Bất giác tôi nổi giận. Tôi bảo cô ta: "Tôi có cuộc đời của tôi, không liên quan gì tới mấy người. Làm ơn về đi cho". Nói rồi tôi bảo bé Thư tiễn khách.
Chừng một tuần lễ sau, con bé thỏ thẻ nói với tôi: "Ba và cô Ngọc gọi điện bảo tụi con tới ăn cơm...". Tôi nhìn con, lẩm bẩm: "Đúng là đồ khùng!".
Tôi chẳng biết mình mắng ai khùng nhưng trong lòng thấy tức giận vô cùng. Và tôi cũng không hiểu vì sao, suốt mấy ngày qua, tôi cứ luôn miệng lẩm bẩm một cách vô thức: "Đúng là đồ khùng!".
Không lẽ tôi tự mắng mình vì vẫn còn bận lòng về những kẻ không xứng đáng?
Theo Eva
Trả anh về với... bồ Anh nói, từ khi gặp cô ấy, anh thấy cuộc sống này có màu sắc khác, anh thấy được hạnh phúc hơn. Tôi hận anh, cũng hận người đàn bà đã cướp mất anh khỏi tôi, nhưng tôi không thể nào làm khác. Đánh ghen ư, tôi chưa bao giờ nghĩ tới chuyện đó vì tôi vốn không thích những trò giành giật...