Trợ lý thân tín của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đồng loạt từ chức
Các trợ lý cấp cao của Tổng thống bị luận tội của Hàn Quốc, Yoon Suk-yeol, đã đồng loạt đệ đơn từ chức.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol (Ảnh: AFP).
Động thái này diễn ra vào ngày 1/1, một ngày sau khi văn phòng của ông Yoon bày tỏ sự không hài lòng khi quyền Tổng thống Choi Sang-mok phê chuẩn 2 thẩm phán mới nhằm xử lý nỗ lực áp đặt thiết quân luật bất thành của ông Yoon vào đầu tháng trước.
Chánh văn phòng, trưởng ban chính sách, cố vấn an ninh quốc gia, cố vấn đặc biệt về đối ngoại và an ninh, cũng như tất cả các thư ký cấp cao khác của ông Yoon, đã đệ đơn từ chức, văn phòng của ông cho biết trong một tuyên bố.
Các trợ lý này đã nhiều lần bày tỏ ý định từ chức trước đó nhưng các đơn từ chức của họ khi đó vẫn chưa được chấp nhận, một quan chức văn phòng tổng thống cho biết.
Video đang HOT
Quan chức này nói rằng các thư ký cấp cao đã hỗ trợ ông Choi kể từ khi ông đảm nhận vai trò quyền tổng thống. Hai quan chức khác cho biết các trợ lý không tham gia vào hoạt động hàng ngày của chính phủ nhưng vẫn phải báo cáo với ông Choi và tham dự các cuộc họp khi cần thiết.
Lời đề nghị từ chức mới nhất của các trợ lý được đưa ra một ngày sau khi ông Choi bất ngờ phê chuẩn bổ sung 2 thẩm phán cho Tòa án Hiến pháp, nơi đang xét xử vụ luận tội ông Yoon.
Động thái này nâng tổng số thẩm phán lên 8 trên tổng số 9 thành viên của tòa án. Bất kỳ quyết định nào trong vụ án của ông Yoon đều cần sự đồng ý của ít nhất 6 thẩm phán.
Đảng cầm quyền Quyền Lực Nhân Dân của ông Yoon đã ch.ỉ tríc.h quyết định của ông Choi, cho rằng nó thiếu sự tham vấn đầy đủ trước khi được đưa ra.
Bộ trưởng Tài chính Choi đã đảm nhận vai trò quyền tổng thống vào tuần trước sau khi Thủ tướng Han Duck-soo bị luận tội. Trước đó, ông Han đã giữ vai trò quyền tổng thống kể từ ngày 14/12/2024 khi ông Yoon bị đình chỉ quyền lực.
Ông Yoon đang đối mặt với các cuộc điều tra liên quan đến cáo buộc nổi loạn và tòa án quận Seoul hôm 31/12 đã phê chuẩn lệnh bắt giữ ông. Đây là lần đầu tiên một tổng thống đương nhiệm bị phát lệnh bắt giữ.
Trong một diễn biến khác, các nhà điều tra Hàn Quốc cho biết hôm 1/1 rằng họ sẽ thực hiện lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk-yeol trước ngày 6/1.
Văn phòng Điều tra Tham nhũng (CIO) đã yêu cầu lệnh bắt giữ sau khi ông Yoon không trình diện để thẩm vấn lần thứ 3, nhưng vẫn chưa rõ liệu họ có thể thực hiện lệnh này hay không, vì Cơ quan An ninh Tổng thống trước đây đã từ chối tuân thủ lệnh khám xét.
Lãnh đạo CIO Oh Dong-woon cho biết vào ngày 1 tháng 1 rằng lệnh bắt giữ sẽ được thực hiện “trong thời hạn”, tức là ngày 6/1.
“Chúng tôi hướng đến một quá trình diễn ra suôn sẻ mà không có bất kỳ xáo trộn lớn nào, nhưng chúng tôi cũng đang phối hợp để huy động cảnh sát và nhân sự để chuẩn bị”, ông nói với các phóng viên.
Ông cũng cảnh báo rằng bất kỳ ai cố gắng ngăn cản chính quyền bắt giữ ông Yoon đều có thể bị truy tố.
“Chúng tôi coi những hành động như dựng nhiều rào chắn và khóa cổng sắt để chống lại lệnh bắt giữ của chúng tôi là cản trở thi hành nhiệm vụ”, ông nói.
Chính trường Hàn Quốc chia rẽ về quyền hạn của quyền Tổng thống
Ngày 27/12, các đảng phái chính trị tại Hàn Quốc đã bày tỏ quan điểm trái chiều về việc Bộ trưởng Tài chính Choi Sang Mok, người sắp đảm nhận vai trò quyền Tổng thống sau khi ông Han Duck Soo bị luận tội, có nên bổ nhiệm thẩm phán Tòa án Hiến pháp để giải quyết các vấn đề liên quan phiên tòa luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol hay không.
Quốc hội Hàn Quốc họp bỏ phiếu về việc luận tội quyền Tổng thống Han Duck Soo, tại Seoul ngày 27/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, việc bổ nhiệm 3 thẩm phán nhằm lấp chỗ trống trong tòa án gồm 9 thành viên đã trở thành một nút thắt lớn trong cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay. Quốc hội, do đảng Dân chủ (DP) đối lập kiểm soát, đã thông qua việc luận tội quyền Tổng thống Han Duck Soo vào ngày 14/12, sau khi ông từ chối bổ nhiệm các thẩm phán này.
DP cho rằng ông Han Duck Soo đã làm trầm trọng thêm tình hình khi từ chối ban hành hai dự luật liên quan đến các cuộc điều tra đặc biệt nhắm vào Tổng thống Yoon Suk Yeol và đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee. Động thái này dẫn đến quyết định luận tội ông Han Suk Yeol, mở đường cho ông Choi Sang Mok lên nắm quyền tạm thời.
Tuy nhiên, đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền lập luận rằng ông Han Duck Soo không có thẩm quyền của tổng thống để thực hiện việc bổ nhiệm và cho biết sẽ đưa vụ việc lên Tòa án Hiến pháp.
Trong bối cảnh đó, các nhà quan sát nhận định ông Choi Sang Mok, với tư cách quyền Tổng thống, có thể sẽ hành động thận trọng nhưng vẫn xem xét việc bổ nhiệm thẩm phán. Điều này nhằm ngăn chặn DP tiến hành thêm các động thái luận tội, ổn định tình hình chính trị và giảm thiểu bất ổn kinh tế.
Phát biểu trước đó, ông Choi Sang Mok nhấn mạnh rằng quyền hạn của quyền Tổng thống là rất hạn chế, nhưng ông cũng đồng thời đề cập đến nhu cầu cần giải quyết các khủng hoảng kinh tế hiện nay.
PPP tái khẳng định lập trường phản đối, cho rằng quyền Tổng thống không nên bổ nhiệm thẩm phán, dựa trên các tiề.n lệ trước đó. Nghị sĩ Park Soo Min - người phát ngôn của PPP - cho rằng điều này đảm bảo tính ổn định và tuân thủ nguyên tắc bảo thủ. Ngược lại, DP nhấn mạnh rằng việc bổ nhiệm thẩm phán là nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu để đảm bảo hoạt động của Tòa án Hiến pháp.
Giữa những tranh cãi, các chuyên gia dự đoán ông Choi Sang Mok có thể sẽ đưa ra quyết định bổ nhiệm thẩm phán nhằm ổn định các vấn đề nhà nước và tránh leo thang khủng hoảng chính trị.
Hàn Quốc: Nhiều cố vấn cấp cao Phủ Tổng thống từ chức Theo hãng tin Yonhap, ngày 1/1, toàn bộ các cố vấn cấp cao của Phủ Tổng thống đã đệ đơn từ chức lên quyền Tổng thống, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kế hoạch và Tài chính Choi Sang Mok. Theo thông báo của Phủ Tổng thống, Chánh Văn phòng Jung Jin Seok, Chánh Văn phòng Chính sách Sung Tae Yoon, Chánh Văn...