Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ công du 4 nước Đông Nam Á
Phóng viên TTXVN tại Mỹ dẫn truyền thông nước này cho biết Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á Daniel Kritenbrink sẽ thăm 4 nước Đông Nam Á (gồm Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan) từ 27/11 – 4/12.
Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á Daniel Kritenbrink sẽ thăm 4 nước Đông Nam Á. Ảnh: GETTY IMAGES/TTXVN
Cụ thể, trong tuyên bố đưa ra ngày 26/11, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong chuyến công du, ông Kritenbrink sẽ gặp gỡ các quan chức chính phủ của 4 quốc gia Đông Nam Á trên nhằm tái khẳng định cam kết cùng hợp tác giải quyết những thách thức nghiêm trọng nhất của khu vực và toàn cầu.
Ngoài ra, ông Kritenbrink sẽ thảo luận về tăng cường hợp tác chống biến đổi khí hậu, tình hình Myanmar, thúc đẩy các quan hệ kinh tế và hợp tác nhằm đảm bảo phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19.
Cũng theo tuyên bố, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định cường quốc số một thế giới sẽ ủng hộ trật tự toàn cầu dựa trên luật pháp tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Gần 137 triệu ca toàn cầu, Mỹ nói Trung Quốc làm Covid-19 trầm trọng hơn
Thế giới ghi nhận gần 137 triệu người nhiễm, hơn 2,9 triệu người chết do nCoV, Ngoại trưởng Mỹ chỉ trích Trung Quốc và hối thúc tìm nguồn gốc Covid-19.
Thế giới ghi nhận 136.609.593 ca nhiễm nCoV và 2.948.581 ca tử vong, tăng lần lượt 613.596 và 7.430, trong khi 109.772.794 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 11/4 phê phán Trung Quốc không cung cấp quyền tiếp cận cho các chuyên gia quốc tế và không chia sẻ thông tin theo thời gian thực. "Kết quả là dịch bệnh mất kiểm soát nhanh và trầm trọng hơn dự kiến", ông nói trên truyền hình.
Video đang HOT
Phát biểu gay gắt của Blinken nhấn mạnh những chỉ trích từ các quan chức chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm vào Bắc Kinh gần đây, trong đó cho rằng Trung Quốc thiếu minh bạch trong những ngày đầu đại dịch.
Người dân bên ngoài một điểm tiêm chủng vaccine Covid-19 tại Bắc Kinh. Ảnh: AFP .
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 30/3 cho biết nhiều dữ liệu không được cung cấp cho những nhà điều tra của WHO trong chuyến làm việc tại Trung Quốc để tìm ra nguồn gốc nCoV, thêm rằng vấn đề cần được nghiên cứu thêm.
"Điều quan trọng là phải có kết luận chắc chắc về cách đại dịch bùng phát. Chúng ta cần làm điều đó dể hiểu chuyện gì đã xảy ra và ngăn nó tái diễn. Đó là lý do chúng ta cần tìm hiểu đến cùng", Blinken nói, thêm rằng Trung Quốc cần tham gia cải cách hệ thống an ninh y tế toàn cầu để bảo đảm minh bạch và chia sẻ thông tin.
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 31.917.316 ca nhiễm và 575.821 ca tử vong do nCoV, tăng 50.236 ca nhiễm và 268 ca tử vong so với một ngày trước đó. Gần 175 triệu liều vaccine đã được tiêm tại Mỹ từ khi chiến dịch tiêm chủng bắt đầu tháng 12 năm ngoái. Hơn 112 triệu người Mỹ, tức hơn một phần ba dân số, đã tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa Covid-19.
Tính tới ngày 8/4, gần 20% người Mỹ đã nhận đủ hai mũi tiêm vaccine ngừa Covid-19. Tập đoàn Pfizer ngày 9/4 cho biết đang xin chính phủ Mỹ cấp phép tiêm vaccine cho trẻ 12-15 tuổi và có kế hoạch đưa ra đè xuất tương tự với các cơ quan quản lý khác trên toàn thế giới trong những ngày tới.
Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 13.525.364 ca nhiễm và 170.209 ca tử vong, tăng so với hôm trước lần lượt 169.899 và 904 ca.
Đợt bùng phát dịch thứ hai có tốc độ lây lan nhanh hơn so với đợt dịch đầu tiên hồi giữa năm ngoái, buộc nhiều bang áp dụng các biện pháp phong tỏa ngặt nghèo. Tuy nhiên, Thủ tướng Narendra Modi chưa ra lệnh phong tỏa toàn quốc vì lo ngại thiệt hại kinh tế quá lớn.
Chính phủ Ấn Độ cho rằng dịch bùng phát trở lại do tình trạng tập trung đông người và không đeo khẩu trang kể từ khi các doanh nghiệp được hoạt động trở lại từ tháng 2. Nhiều bang đã lên tiếng về tình trạng thiếu vaccine, dù chương trình tiêm chủng hiện nay chỉ áp dụng cho khoảng 400 triệu trong tổng số 1,35 tỷ người dân Ấn Độ.
Brazil là vùng dịch lớn thứ ba thế giới với 13.482.023 ca nhiễm và 353.137 ca tử vong, tăng lần lượt 37.017 và 1.668. Brazil đang phải trải qua đợt bùng phát Covid-19 mới, khiến các bệnh viện trên cả nước đều sắp bị quá tải. Quốc gia Nam Mỹ này cũng đang vật lộn để đảm bảo đủ vaccine cho dân số 212 triệu người.
Bất chấp ca nhiễm gia tăng, Tổng thống Jair Bolsonaro tiếp tục phản đối phong tỏa và các biện pháp hạn chế khác, đồng thời chỉ trích thống đốc và thị trưởng vì đã thực hiện chúng. Tòa án Tối cao Brazil hôm 8/4 yêu cầu Thượng viện mở cuộc điều tra cách chính phủ Bolsonaro xử lý đại dịch. Tổng thống Brazil sau đó lên tiếng phê phán cuộc điều tra, cho rằng đây là nỗ lực làm suy yếu chính phủ.
Pháp , vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận 5.058.680 ca nhiễm và 98.750 ca tử vong. Tất cả các nhà hàng và quán cà phê ở Pháp đã bị đóng cửa 5 tháng qua. Pháp tuần này bắt đầu một đợt phong tỏa, hạn chế mới trên toàn quốc để đối phó tình trạng ca Covid-19 gia tăng.
Cảnh sát Paris cho biết hôm 10/4 phạt hơn 100 thực khách tại một nhà hàng dưới lòng đất vì vi phạm quy định phòng dịch và bắt chủ nhà hàng. Trước đó, họ cũng cáo buộc một số bộ trưởng tham dự các sự kiện vi phạm tương tự.
Thủ tướng Jean Castex ngày 8/4 thông báo 10 triệu người Pháp đã được tiêm chủng ít nhất một liều vaccine ngừa Covid-19. Pháp khuyến cáo những người dưới 55 tuổi đã tiêm liều đầu tiên vaccine AstraZeneca nên được tiêm mũi thứ hai một loại vaccine khác, nhưng WHO cảnh báo rằng không có đủ dữ liệu để khuyến nghị làm vậy.
Anh , báo cáo 4.369.775 người nhiễm và 127.087 người chết, tăng lần lượt 1.730 và 7 trường hợp.
Các nhà khoa học tại trường University College London (UCL) dự báo Anh có thể đạt ngưỡng quan trọng khi tỷ lệ người "an toàn" trước virus nhờ tiêm chủng, từng bị nhiễm hoặc miễn dịch tự nhiên đạt 73,4% vào ngày 12/4.
Đây là cột mốc mà giới khoa học cho rằng Anh có thể đạt khả năng miễn dịch cộng đồng để đẩy lùi virus. Song họ vẫn cảnh báo những động thái đẩy nhanh tốc độ nới lỏng biện pháp hạn chế đều có thể ảnh hưởng tới khả năng đạt miễn dịch cộng đồng.
Tuy nhiên, nhiều học giả và nhà khoa học ở Anh vẫn hoài nghi về dự đoán của nhóm nghiên cứu trường UCL, trong khi Bộ trưởng Y tế Matt Hancock cho biết chính phủ sẽ tiếp tục theo dõi những số liệu thực tế.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.566.995 ca nhiễm, tăng 4.127, trong đó 42.530 người chết, tăng 87.
Jakarta cảnh báo 100 triệu liều vaccine AstraZeneca có thể không được chuyển giao cho Indonesia đúng hạn, do những hạn chế xuất khẩu ở Ấn Độ. Jakarta có kế hoạch đầy tham vọng là tiêm chủng 181 triệu trong tổng số gần 270 triệu dân trong vòng một năm, chủ yếu dựa vaccine Sinovac của Trung Quốc và vaccine AstraZeneca.
Quốc gia Đông Nam Á này đã tiêm chủng ít nhất 13,5 triệu liều. Khoảng 4,43 triệu người, chiếm 1,6% dân số, đã hoàn thành chương trình tiêm chủng.
Philippines vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, ghi nhận 864.868 ca nhiễm và 14.945 ca tử vong, tăng lần lượt 11.681 và 201 ca.
Philippines đã đình chỉ tiêm vaccine AstraZeneca cho người dưới 60 tuổi sau các báo cáo về tình trạng đông máu ở nhiều nước, khiến chiến dịch tiêm chủng vaccine chống Covid-19 của nước này bị đình trệ.
Philippines đã nhận được khoảng 2,5 triệu liều vaccine Covid-19, phần lớn từ công ty Sinovac của Trung Quốc. Họ cũng nhận được 525.600 liều AstraZeneca thông qua chương trình Covax, hầu hết đã được tiêm. Nước này dự kiến nhận thêm ba triệu liều AstraZeneca trong những tháng tới.
COVID-19 tới 6 giờ ngày 27/11: Thế giới bùng siêu biến chủng mới, hàng loạt quốc gia ngừng nhập cảnh khách từ Nam Phi Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 539.655 trường hợp mắc COVID-19 và 5.891 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 260,8 triệu ca, trong đó trên 5,2 triệu người không qua khỏi. Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở Praha, CH Séc. Ảnh: AFP/ TTXVN Theo số liệu thống kê...