Trợ lý của ông Trump nói người chết cũng đăng ký bầu tổng thống
Cố vấn chính sách cấp cao của Nhà Trắng Stephen Miller ngày 12/2 cho rằng hiện tượng gian lận đã xảy ra tại cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi năm ngoái vì thậm chí ngay cả những người đã chết và không phải là công dân Mỹ cũng có tên trong danh sách cử tri đi bầu.
Stephen Miller, cố vấn chính sách cấp cao của Nhà Trắng. (Ảnh: Getty)
“Gian lận cử tri là một vấn đề nghiêm trọng ở đất nước chúng ta. Chúng ta có hàng triệu người đăng ký đi bỏ phiếu ở 2 bang, trong đó có những người đã chết nhưng vẫn đăng ký đi bầu. Và theo nghiên cứu học thuật, chúng ta có 14% những người không phải là công dân Mỹ nhưng vẫn nằm trong danh sách bầu cử. Đây là con số thống kê đáng kinh ngạc”, Sputnik dẫn lời Cố vấn chính sách cấp cao của Nhà Trắng Stephen Miller nói trong cuộc phỏng vấn trên chương trình “The Week” của đài ABC hôm 12/2.
Theo ông Miller, những chính trị gia giàu kinh nghiệm có thể nhìn thấy ngay hiện tượng gian lận về số cử tri đi bầu tại bang New Hampshire của Mỹ trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua.
Video đang HOT
“Nhà Trắng đã cung cấp những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy sự gian lận trong cuộc bầu cử, trong đó có những người được đăng ký đi bầu ở nhiều hơn một bang, hay cả những người chết và những người không phải công dân Mỹ cũng là những cử tri đi bầu”, ông Miller nói khi được người dẫn chương trình George Stephanopoulus hỏi về bằng chứng để chứng minh cho những cáo buộc gian lận bầu cử mà ông đưa ra.
Hồi tháng 1, Tổng thống Donald Trump đã cam kết sẽ thành lập một ủy ban để điều tra về vấn đề gian lận trong cuộc bầu cử năm 2016 sau khi đưa ra cáo buộc rằng hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp cũng tham gia bỏ phiếu khiến ông thất bại trước bà Hillary Clinton về số phiếu phổ thông. Mới đây, ngày 5/2, ông chủ Nhà Trắng cho biết ông sẽ cử Phó Tổng thống Mike Pence phụ trách ủy ban điều tra này.
Dù giành chiến thắng chung cuộc trước đối thủ Hillary Clinton bên phía đảng Dân chủ do giành nhiều phiếu đại cử tri hơn nhưng tỷ phú Trump lại để thua cựu Ngoại trưởng Mỹ gần 3 triệu phiếu phổ thông. Điều này khiến cựu ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa không hài lòng và ông cho rằng đã xảy ra gian lận bầu cử, dù không đưa ra cơ sở nào cho suy đoán của mình.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan khẳng định không có bằng chứng nào cho thấy có sự gian lận trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua. Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Mitch McConnell, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ, gian lận bầu cử là chuyện có thể xảy ra nhưng “không có bằng chứng cho thấy gian lận xảy ra với con số lớn đến mức có thể làm thay đổi kết quả cuộc bầu cử tổng thống như vậy”.
Thành Đạt
Theo Sputnik
Tác giả sắc lệnh di trú của chính quyền Tổng thống Trump lần đầu lên tiếng
Stephen Miller, cố vấn chính sách cấp cao của Nhà Trắng, hôm qua 12/2 đã chỉ trích phán quyết của tòa nhằm chặn sắc lệnh di trú, đồng thời cho biết thêm chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc hàng loạt phương án khác nhau để đối phó.
Stephen Miller, cố vấn chính sách cấp cao của Nhà Trắng. Ảnh: AFP/Getty.
Trả lời phỏng vấn trên chương trình "This Week" của đài ABC, cố vấn chính sách cấp cao của Nhà Trắng, Stephen Miller hôm qua 12/2 nói: "Chúng tôi có nhiều phương án khác nhau và chúng tôi đang cân nhắc tất cả các phương án đó". Ông Miller cũng chỉ trích gay gắt Tòa phúc thẩm khu vực số 9 vì quyết định giữ nguyên phán quyết tạm ngừng thực thi sắc lệnh di trú của Tổng thống Donald Trump.
"Đây là một sự chiếm quyền. Quyền lực của Tổng thống trong vấn đề này là không phải tranh cãi. Chúng ta có nhiều nhánh cân bằng trong việc điều hành đất nước này. Tòa án không phải là tối cao", ông Miller nói.
Giới chuyên gia cho rằng, những chỉ trích nhằm vào hệ thống tư pháp của chính quyền Tổng thống Trump có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự tôn trọng đối với hệ thống tam quyền phân lập của Mỹ.
Ông Miller, 31 tuổi, được cho là đứng sau những quyết định bất ngờ của Tổng thống Trump ngay những ngày đầu nhậm chức, trong đó có sắc lệnh gây tranh cãi về hạn chế nhập cư. Nguồn thạo tin cho biết, ông Miller đã mất hàng tháng để soạn ra sắc lệnh này cùng với Steve Bannon, một cố vấn cấp cao khác của Nhà Trắng.
Sắc lệnh ban hành ngày 27/1 nêu rõ, Mỹ sẽ dừng toàn bộ việc tiếp nhận người tị nạn trong 4 tháng và cấm công dân của 7 nước - gồm Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen - nhập cảnh vào Mỹ trong 90 ngày. Ông Trump nói rằng, sắc lệnh này là một trong những biện pháp nhằm hạn chế nguy cơ các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào Mỹ. Ông Trump cho rằng, sắc lệnh này nhằm bảo vệ nước Mỹ trước nguy cơ các cuộc tấn công khủng bố. Tuy nhiên, giới tư pháp và các cựu quan chức cho rằng, sắc lệnh này là vi hiến, đi ngược lại với giá trị Mỹ.
Tòa án ở Seattle hồi đầu tháng đã ra phán quyết tạm dừng thực thi sắc lệnh trên toàn nước Mỹ. Tòa phúc thẩm khu vực số 9 ở San Francisco cuối tuần trước cũng ra phán quyết bác bỏ kháng cáo của chính quyền Tổng thống Trump đòi khôi phục sắc lệnh ngay lập tức. Trước tình thế này, bản thân Tổng thống Trump, người cho rằng sắc lệnh hạn chế nhập cư là cần thiết để bảo vệ nước Mỹ khỏi nguy cơ khủng bố, đã chỉ trích phán quyết của tòa "nặng về chính trị", tuyên bố sẽ tiếp tục theo đuổi cuộc chiến pháp lý song vẫn cân nhắc ban hành sắc lệnh mới về nhập cư. Sắc lệnh mới có thể được ban hành vào đầu tuần này, ông Trump cho biết trong một bình luận trên Twitter.
Minh Phương
Theo Dantri
Thân tín 31 tuổi đứng sau lệnh cấm nhập cảnh của Trump Stephen Miller, người viết lệnh cấm nhập cảnh của Trump, có quan điểm bảo thủ về nhập cư ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Stephen Miller (trái) và Steve Bannon là những cố vấn quan trọng cho Trump về chính sách nhập cư. Ảnh: AP Stephen Miller, giám đốc chính sách Nhà Trắng 31 tuổi, là người giúp tổng thống...