Trợ lực kịp thời cho những “đường kim, mũi chỉ”
“Nhờ có Ngân hàng CSXH cho vay vốn ưu đãi, gia đình tôi phấn khởi, chí thú làm ăn và vươn lên thoát nghèo, có điều kiện cho con ăn học đàng hoàng” – chị Nguyễn Thị Anh Hạnh, thôn Kim Quan, xã Yên Viên, huyện Gia Lâm (Hà Nội) chia sẻ.
Vơi nỗi khó khăn
Tới thăm gia đình chị Hạnh, chúng tôi hết sức khâm phục nghị lực vượt khó của chị. Hơn 15 năm trước, chồng mất sớm, khi ấy con gái chị mới 3 tuổi. “Hoàn cảnh 2 mẹ con rất khó khăn, kinh tế gia đình kiệt quệ. Tôi phải làm trụ cột gia đình, vừa làm cha vừa làm mẹ nuôi dạy con gái”.
Với nghề may và chăn nuôi gà, ngan, bình quân mỗi tháng chị Nguyễn Thị Anh Hạnh (phải) có thu nhập từ 7- 8 triệu đồng. Ảnh: Thu Hà
Thông qua 4 tổ chức hội đoàn thể, nguồn vốn tín dụng Ngân hàng CSXH giải ngân cho vay đúng đối tượng mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội tốt, góp phần giúp các hộ nâng cao thu nhập, việc hoàn trả tiền vay khi đến hạn được thực hiện rất tốt, không có nợ quá hạn”. Ông Đặng Văn Lâm
Video đang HOT
Thấy nhiều người trong xã có thu nhập khá từ may gia công, chị Hạnh cũng muốn làm nhưng ngặt nỗi không có vốn mua máy khâu. May mắn, khó khăn của chị Hạnh phần nào được san sẻ khi Ngân hàng CSXH cho vay vốn chương trình hộ nghèo. Chị Hạnh mua máy, nhận hàng may gia công ở nhà, phần vốn còn lại mua giống ngan, gà để nuôi. “Có máy may, tôi chủ động được thu nhập và có thời gian chăm sóc cho con. Hàng tháng tôi có thu nhập từ 5 – 6 triệu đồng từ làm may. Ngoài ra, mỗi năm chăn nuôi hàng nghìn con gà, ngan, tôi lãi khoảng 20 triệu đồng. Đến năm 2016, mẹ con tôi đã thoát nghèo và trả hết nợ cho Ngân hàng CSXH. Vui hơn cả, nhờ vốn vay ưu đãi tôi có điều kiện nuôi dạy con ăn học đàng hoàng. Hiện con gái tôi học Cao đẳng Y tế Hà Nội năm thứ nhất” – chị Hạnh cho hay.
Ủy thác vốn vay hiệu quả
Hiện, tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV) thôn Kim Quan do bà Lê Thị Khai làm tổ trưởng đang có dư nợ gần 1 tỷ đồng với 41 hộ vay. Trong suốt nhiều năm nay, tổ không có nợ quá hạn. Với kinh nghiệm gần chục năm đảm nhiệm vị trí tổ trưởng tổ TKVV, bà Khai chia sẻ: “Để vốn vay phát huy hiệu quả, việc bình xét đúng đối tượng cho vay là điều rất quan trọng. Thôn thường tổ chức họp tổ, bình xét đối tượng cho vay dựa trên nguyên tắc công bằng, minh bạch và thấu tình đạt lý”.
Theo bà Khai, với thuận lợi vừa là tổ trưởng tổ TKVV, vừa là chi hội trưởng hội phụ nữ, bà nắm rõ tình hình sản xuất cũng như hoàn cảnh của các hội viên. Sau khi giải ngân vốn vay, ngoài gần gũi, hướng dẫn hộ vay vốn cách làm ăn hiệu quả, tổ còn thường xuyên thăm hỏi, động viên tinh thần các hộ vay vượt khó vươn lên.
Ông Đặng Văn Lâm – Giám đốc Phòng Giao dịch CSXH huyện Gia Lâm cho biết, đơn vị đang thực hiện 7 chương trình vay vốn ưu đãi với tổng dư nợ là 234,550 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay ủy thác qua 4 tổ chức hội đoàn thể (Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh, Đoàn Thanh Niên) là 184,542 tỷ đồng (chiếm gần 80% tổng dư nợ). Điểm đáng chú ý, kết quả tín dụng ủy thác thông qua các hội đoàn thể đạt chất lượng rất tốt, không có nợ quá hạn.
“Hàng năm, Ngân hàng CSXH tỉnh, phòng giao dịch huyện đều phối hợp chặt chẽ với các hội đoàn thể lồng ghép các chương trình khuyến nông, chương trình chuyền đổi cơ cấu kinh tế… với các hoạt động vay vốn”-ông Đặng Văn Lâm cho biết.
Theo Danviet
"Cần câu cơm" hiệu quả của dân nghèo vùng cao
Nhờ sử dụng vốn vay ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) hiệu quả, hàng ngàn hộ dân vùng cao huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã có điều kiện mua thêm trâu bò, phát triển kinh tế trang trại, gia trại, nâng cao thu nhập.
Có bò, trâu nhờ vốn vay ưu đãi
Anh Nguyễn Anh Tuấn ở thôn Hợp Hòa, xã Ninh Lai là một trong những hộ sử dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi Ngân hàng CSXH. Anh Tuấn thổ lộ: "Vợ chồng tôi mới cưới nhau ra ở riêng, vốn liếng không có gì. Chúng tôi bảo nhau chăm chỉ làm ăn, nhưng nếu chỉ trông chờ vào nương lúa thì chẳng khá lên được. Muốn chăn nuôi thêm để nâng cao thu nhập lại không có vốn".
Anh Nguyễn Anh Tuấn chăm sóc đàn trâu của gia đình có được nhờ vốn vay tín dụng ưu đãi hộ nghèo. Ảnh: T.H
Với thủ tục vay đơn giản, thời gian vay 5 năm, lãi suất vay thấp (chỉ 0,55%), vốn vay Ngân hàng CSXH là "cần câu cơm" hiệu quả cho những người nghèo như gia đình tôi...". Anh Nguyễn Anh Tuấn
Tháng 3.2016, anh Tuấn được Ngân hàng CSXH cho vay 50 triệu đồng chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo. Có vốn, anh đầu tư mua một cặp trâu mẹ con và một con bò về nuôi. "Đến nay, trâu mẹ đã đẻ thêm 1 nghé cái, nâng tổng số đàn trâu lên 3 con. Con nghé này tôi sẽ giữ lại nuôi để nhân đàn. Vốn vay Ngân hàng CSXH là "cần câu cơm" hiệu quả cho những người nghèo như gia đình tôi" - anh Tuấn phấn khởi cho biết.
Theo anh Tuấn, sở dĩ anh đầu tư nuôi trâu, bò là bởi đây là giống đại gia súc dễ nuôi, ít bệnh tật, có sức chịu đựng tốt với khí hậu khắc nghiệt ở vùng cao như xã Ninh Lai. Bên cạnh đó, người nuôi cũng sử dụng trâu bò làm sức kéo rất thuận tiện.
Phối hợp chặt chẽ chuyển tải vốn
Hiện, Tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV) thôn Hợp Hòa do Hội ND xã Ninh Lai quản lý có dư nợ là 880 triệu đồng với 38 hộ vay. Điểm đáng chú ý là nhiều năm liền tổ không có nợ quá hạn. Chia sẻ cách quản lý tín dụng ưu đãi hiệu quả, anh Khương Văn Bình - Tổ trưởng Tổ TKVV cho biết: "Tổ TKVV thôn Hợp Hòa thực hiện chặt chẽ việc bình xét, lựa chọn đúng đối tượng thụ hưởng vốn vay ưu đãi. Trước và sau giải ngân vốn vay, các tổ trưởng TKVV phải thường xuyên bám sát, gần gũi hộ vay để tư vấn, định hướng họ chọn cách làm ăn thích hợp và động viên họ tham gia các lớp tập huấn, dạy nghề trồng trọt, chăn nuôi do các cấp Hội tổ chức".
Ông Hoàng Văn Mão - Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Sơn Dương cho biết, hiện Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Sơn Dương thực hiện 11 chương trình cho vay vốn ưu đãi, trong đó chương trình hộ nghèo có dư nợ lớn nhất là 154,8 tỷ đồng. Hơn 98% tổng dư nợ được thực hiện theo phương thức ủy thác thông qua 4 tổ chức Hội, đoàn thể là Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên.
"Cùng với mô hình Tổ TKVV, phương thức cho vay ủy thác đã gắn kết 4 nhà (ngân hàng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội và Tổ TKVV) có 4 lợi ích. Cụ thể là cùng giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác, các tổ chức Hội đoàn thể có thêm điều kiện củng cố tổ chức mình; năng lực của cán bộ hội, đoàn thể được nâng cao; Hội, đoàn thể tham gia và giám sát việc thực hiện công khai, minh bạch trong việc sử dụng nguồn lực của Nhà nước cho mục tiêu giảm nghèo..."-ông Hoàng Văn Mão chia sẻ.
Theo Danviet
Thỏa ước mơ có nhà đẹp, gia trại bề thế Nhờ sử dụng vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) hiệu quả, hàng ngàn hộ nông dân (ND) huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã tậu được trâu bò, xây nhà cửa khang trang, nuôi con ăn học thành tài... Gỡ bài toán khó về vốn làm ăn Sử dụng vốn vay ưu đãi hiệu quả, mô hình...