Trò lừa của công ty xổ số “ma” cho số đánh lô đề trúng thưởng
Cung cấp số trúng và kêu gọi những người ham mê cờ bạc đánh lô đề trúng thưởng, giám đốc và nhân viên công ty xổ số “ma” này đã lừa những người “mắc bẫy” chiếm đọat tài sản.
Năm 2008, Ngô Thành Dũng (SN 1964, ngụ huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) quen biết với Nguyễn Văn Công tại trường gà ở Campuchia. Đến tháng 11/2008, Công rủ Dũng về nhà trọ mình (ở đường Lê Văn Sỹ, quận Tân Bình) chơi. Tại đây, khoảng 2 ngày sau, Công rủ Dũng tham gia giả danh làm nhân viên công ty xổ số kiến thiết gọi điện thoại lừa những người có tên trong niên giám điện thoại cho đánh số lô đề (chúng khẳng định sẽ trúng thưởng) và ăn chia số tiền trúng thưởng. Dũng đồng ý tham gia lừa đảo cùng với Công và Nguyễn Thanh Hoài, Nguyễn Phúc Sang.
Bị cáo Ngô Thành Dũng bị tuyên phạt 2 năm tù
Công giả danh làm giám đốc công ty xổ số kiến thiết. Dũng, Hoài và Sang đóng vai làm nhân viên. Bọn chúng đã gọi điện thoại tìm “khách hàng” giới thiệu là chúng có người quen làm ở công ty xổ số nên biết số trúng và kêu gọi họ đánh lô đề. Công nói với họ là có số lô đề trúng bí mật, công ty sẽ bỏ tiền ra mua số, người chơi cứ nhận tiền đi ghi số và hưởng hoa hồng. Trong đó, công ty sẽ chuyển tiền cho người chơi hưởng 15% giá trị tiền trúng.
Nhưng sau đó, Công lấy lí do giờ này đã quá muộn không giao tiền kịp hoặc công ty đã giao hết tiền. Nếu người chơi muốn đánh thì tự xuất tiền ra mua và tỷ lệ ăn chia là 50/50 sau khi trừ tiền đánh lô đề.
Nếu người mua đánh trúng thì Công cho họ số tài khoản ngân hàng để họ chuyển tiền còn nếu không trúng thì Công và Dũng tắt điện thoại. Công cho số tài khoản của y để những người đánh đề trúng thưởng chuyển tiền vào. Sau đó, bọn chúng rút ra và chia nhau tiêu xài.
Ngày 25/12/2008, tại nhà trọ của Công ở đường Lê Văn Sỹ, phường 1, quận Tân Bình, cơ quan cảnh sát điều tra thuộc Bộ Công an đã bắt quả tang 3 đối tượng: Nguyễn Văn Công, Nguyễn Thanh Hoài và Nguyễn Phúc Sang về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau khi sự việc đã bị bại lộ, Dũng đã bỏ trốn và đến ngày 3/8/2013 thì bị bắt.
Qua điều tra đã xác định, từ ngày 1 đến ngày 9/12/2008, Dũng đã cấu kết với Công giả danh lừa chiếm đoạt của 2 khách hàng 50 triệu đồng, Dũng thu lợi bất chính 25 triệu đồng.
Ngày 10/4, TAND TP.HCM đã xét xử và tuyên phạt Ngô Thành Dũng 2 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tòa tuyên tịch thu của bị cáo 25 triệu đồng thu lợi bất chính sung vào công quỹ Nhà nước.
Video đang HOT
Trong vụ án, Công đã lừa 13 người chiếm đoạt tổng cộng gần 800 triệu đồng. Trước đó, TAND TP.HCM cũng đã xử phạt Nguyễn Văn Công 14 năm tù, Nguyễn Phúc Sang và Nguyễn Thanh Hoài cùng mức án 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Theo ANTD
Được đình chỉ điều tra sau 23 năm làm bị can
Ngày 8/4, nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ xác nhận, cơ quan này đã ký quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ khởi tố bị can đối với ông Lê Văn Chuẩn (59 tuổi, ngụ phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt).
Khởi tố tội này, đình chỉ tội khác
Cách đây 23 năm, ông Chuẩn bị khởi tố về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN. Suốt thời gian hàng chục năm đó, ông Chuẩn phải mang thân phận của một bị can và đi khiếu nại khắp nơi yêu cầu giải quyết dứt điểm vụ án để giải oan cho ông.
Quyết định khởi tố "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt XHCN"
Trong đơn gửi cơ quan chức năng, ông Chuẩn viết: "Ngày 27/12/1991, tôi bị Công an và VKS huyện Thốt Nốt ra quyết định khởi tố bắt giam về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN. Lệnh bắt giam được thực hiện vào ngày 31/12/1991, thời gian tạm giam 60 ngày.
Lệnh bắt là tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN"
Sau đó tôi bị bệnh, trại tạm giam cho uống thuốc. Sau khi uống thuốc tôi bị bệnh nặng hơn đi không nổi, được bạn tù đưa tri hô đưa đi cấp cứu, sau đó trại giam gọi gia đình đến tự lo liệu. Tôi ra khỏi trại tạm giam không có một thủ tục nào chứng minh là Công an và VKS trả tự do.
Ngày 3/11/1992, lúc đó đã quá hạn 8 tháng, tôi đến đến công an huyện khiếu nại thì được điều tra viên Trần Bình Minh trao quyết định đình chỉ điều tra vụ án bị can ở tội tham ô tài sản XHCN( tội danh không có trong quyết định khởi tố, không có trong lệnh bắt giam).
Quyết định đình chỉ điều tra án" tội tham ô tài sản XHCN"
Điều đáng nói tội danh khởi tố bắt giam và tội danh đình chỉ điều tra không hề có kết luận điều tra, mà quyết định đình chỉ điều tra vụ án và bị can còn ghi thêm là "xử lý hành chính" cũng không xử lý. Vậy 60 ngày tạm giam của tôi là tội gì?"
Nợ không phát mãi tài sản mà bắt ở tù?
Theo hồ sơ vụ việc, vào thời điểm 1988-1989, xã Thạnh Lộc, huyện Thốt Nốt thu thuế nông nghiệp để giao lúa cho Cục Dự trữ Quốc gia nhưng do lúa tồn kho bị ẩm vàng nên Cục không nhận. Số lúa nói trên được giao cho Phòng Tài chính huyện Thốt Nốt quản lý để bán và đăng nộp bằng tiền cho Cục Dự trữ Quốc gia.
Thời điểm này xã Thạnh Lộc thiếu lúa ăn nên cấp ủy, ủy ban xã thống nhất mượn số lúa nói trên để giải quyết khó khăn, sau này sẽ trả lại cho Phòng Tài chính huyện Thốt Nốt. Tất cả cán bộ ở xã Thạnh Lộc khi mượn lúa đều có giấy giới thiệu của ủy ban xã đến kho để nhận lúa và ký nhận vào giấy giới thiệu để thủ kho lưu trữ làm chứng từ.
Riêng ông Lê Văn Chuẩn (lúc bấy giờ là phó chủ tịch xã Thạnh Lộc) kêu thủ kho xuất cho mượn hơn 23.000 kg lúa nhưng không có chứng từ nhận, không báo cáo với cấp ủy, UBND xã. Đến khi Phòng Tài chính huyện Thốt Nốt thanh lý kho thì số lúa của ông Chuẩn mượn không có đủ chứng từ để chứng minh và không quyết toán được.
Bên cạnh đó, ông Chuẩn còn nợ Công ty Lương thực huyện 4,3 triệu đồng, nợ ngân hàng 3,7 triệu đồng, nợ thuế khoán 540 kg lúa, nợ thuế đất hợp đồng 2,5 tấn lúa, tất cả khoản nợ trên đều đã quá hạn. Từ đó, chi bộ xã Thạnh Lộc đã họp kiểm điểm và đề nghị kỷ luật đối với ông Chuẩn.
Ngày 1/8/1990, huyện ủy Thốt Nốt ra nghị quyết thi hành kỷ luật khai trừ Đảng ông Chuẩn. Cuối năm 1991, ông Chuẩn bị Công an huyện Thốt Nốt khởi tố điều tra hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, lệnh tạm giam hai tháng.
Giấy chứng nhận khai trừ Đảng
Ông Chuẩn cho rằng mình không tham ô hay lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản nên khiếu nại liên tục trong thời gian dài. Mặt khác ông cũng yêu cầu cơ quan chức năng phải ra quyết định đình chỉ vụ án, bị can đúng tội danh đã khởi tố và tuyên bố mình vô tội.
Năm 2006, VKSND quận Thốt Nốt có văn bản trả lời cho ông Chuẩn, trong đó thừa nhận có sai sót nghiêm trọng về thủ tục tố tụng do cán bộ điều tra đã... ghi nhầm!?. Viện cũng thừa nhận thiếu sót của lãnh đạo công an huyện không kiểm tra kỹ lưỡng trước khi ký quyết định và thiếu sót của kiểm sát viên kiểm sát điều tra.
Sáng 8/4/2014, tiếp xúc với PV Dân trí ông Chuẩn cho biết: ông nợ công ty lương thực 4,3 triệu đồng có hợp đồng kinh tế và đã trả vào ngày 31/5/1990, các phiếu thu của công ty ông vẫn còn giữ. "Còn nợ ngân hàng vay mở đất tăng vụ lúa nếu tôi không trả thì có tài sản để phát mại thu hồi vốn. Số lúa 23.020 kg mượn của kho thì thời điểm tháng 6-1990 tôi trả 1,2 triệu đồng và cam kết tiếp tục trả đủ cho tròn 2 triệu đồng, vậy mà cơ quan chức năng vẫn ra quyết định bắt giam"- Ông chuẩn bức xúc nói.
Ông Chuẩn cũng cho biết thêm: Với cái án lơ lửng trên, con cái tôi học hành xin việc rất khó khăn. Mới đây, ngày 31/3/2014, mặc dù vụ án đã quá thời hiệu để truy cứu trách nhiệm nhưng văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ vẫn ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra bị can đối với ông Chuẩn với tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Lý do được đưa ra do "chuyển biến tình hình mà hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội".
Phạm Tâm
Theo Dantri
Nắng nóng và cuộc chiến với lửa - Kỳ 2: Một giây bất cẩn, đổi những mạng người Chỉ vì chút lợi ích của mình và chỉ một giây bất cẩn, nhiều người phải đánh đổi cả tính mạng của mình và người thân, bởi "giặc lửa" luôn hiển hiện với hậu quả tàn khốc. Thắp nhang, kho cá, đun nước và... gọi 114 Một lần, nhận được tin báo cháy nhà dân tại đường Nguyễn Khoái (Q.4, TP.HCM), Phòng cảnh...