Trở lại Việt Nam sau 15 năm, khách Tây choáng ngợp trước những đổi thay
Chris Wallace – nhà văn Mỹ – nhớ Hà Nội, choáng ngợp với nhịp sống ở TPHCM sau hơn một thập kỷ quay trở lại Việt Nam.
Quay lại Việt Nam sau chuyến đi từ năm 29 tuổi vào 2007, nhà văn Mỹ Chris Wallace đã ghi lại những cảm nhận của anh trong hành trình khám phá xuyên suốt từ Bắc vào Nam. Dưới đây là những chia sẻ của ông trên Travel Leisure.
Nhớ món ăn Hà Nội “ngon nhất thế giới”
Trở lại Hà Nội, Chris lập tức nhận thấy những mùi hương. Ông thấy mùi mít thoang thoảng trong nắng, mùi đinh hương, hoa hồi trong nồi phở bốc khói. Hà Nội đang vào mùa xuân. Người bán hàng chất những mẹt hoa sen lên xe đạp và xe máy.
Nam du khách ngửi thấy hương hoa đào, rượu nếp và hương trầm ở lối vào một ngôi chùa. Từ một quán ăn gần đó, mùi nước mắm và thịt nướng khiến ông như mơ.
Vừa đặt chân đến Hà Nội, Chris đã kịp thưởng thức món chả cá – cá nướng nghệ ăn kèm với bún, thêm ly cà phê sữa đá để tỉnh táo sau chuyến bay dài. Suốt nhiều năm, Chris đã thèm món ăn này. Bởi trong tâm trí của ông, đó là món “ngon nhất thế giới”.
Quan sát vùng ngoại ô Hà Nội, Chris nhận thấy các tòa nhà mới dường như mọc lên như nấm. Nhưng ở khu phố cổ rợp bóng cây của thành phố, mọi thứ dường như không thay đổi. Các tòa nhà thuộc địa quét vôi vàng đặc trưng được bao quanh bởi những cây đa, cây sung… Dòng người tấp nập qua lại giữa phố xá tuyệt đẹp.
Món chả cá Hà Nội là sự kết hợp hoàn hảo của cá, gia vị và bún. Ảnh: Michelin Guide
Về thăm Sa Pa – Xứ sở sương mù
Trước đây, mỗi khi ngồi trên xe đến thị trấn Sa Pa, Chris có cảm giác xa xôi vô tận. Nhưng một con đường cao tốc mới đã giảm đáng kể thời gian di chuyển đến Tây Bắc. Giờ đây, các cặp đôi có thể lái xe từ Hà Nội lên đây vào cuối tuần để chụp ảnh trước ngày cưới.
Có lẽ với ông, nơi này giống như một cảnh trong bộ phim “Star Wars” (Chiến tranh giữa các vì sao). Một thị trấn biên giới nép mình trong những dãy đồi rừng rậm cao ngất ngưởng, với những nhà trọ bằng gỗ, một nơi lý tưởng cho nhóm bạn đam mê thám hiểm.
Các dân tộc H’Mông Đen và Dao Đỏ mặc những bộ trang phục được thêu cầu kỳ, không thua kém gì trang phục của người bản địa ở Mông Cổ hay Himalaya. Trên một chuyến đi bộ ở các ngọn đồi bên ngoài Sa Pa, nam du khách Mỹ có cơ hội trò chuyện với những người dân dễ mến.
Sa Pa – vùng đất mê hoặc đối với những người yêu thích khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Ảnh: Văn Đức
Ngỡ ngàng vẻ đẹp cố đô Hoa Lư
Video đang HOT
Về cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), Chris bị thu hút bởi các du khách trong tà áo dài truyền thống đang chụp ảnh trước những ngôi chùa cổ từ thế kỷ 10. Những núi đá vôi nổi tiếng trong vùng mọc lên bên những cánh đồng lúa bằng phẳng, tựa hồ một bức tranh tuyệt đẹp.
Vào ngày nắng gắt, Chris đi bộ trên con đường mòn bằng gỗ nhô cao phía trên đầm sen, hành hương lên hàng trăm bậc thang đến thăm chùa. Những ngọn núi đá vôi nhuốm màu xanh lam trải dài về phía xa như một con rắn trong thần thoại. Sau đó, ông mới biết rằng đây là bối cảnh cho bộ phim King Kong.
Cổng vào cố đô Hoa Lư, nét cổ kính còn mãi với thời gian. Ảnh: Lan Nhi
Hội An – “Điểm đến mê hoặc nhất”
Năm 2007, Chris từng ở Hội An khoảng 6 tháng. Lần này trở lại phố cổ, lòng ông đầy ắp nỗi nhớ.
Hoa giấy vàng rực rỡ đang nở rộ, ánh nắng mùa hè sền sệt phản chiếu xuống dòng sông và đọng lại trên những tòa nhà kiểu Pháp. Hội An vẫn là một trong những điểm tham quan mê hoặc nhất ông từng biết.
Những người bạn vẫn sống ở Hội An kể cho Chris mọi thứ đã thay đổi nhiều như thế nào: lượng khách du lịch ùn ùn ghé thăm; những khu nghỉ dưỡng sang trọng mới mọc lên; những cánh đồng lúa đang bị thu hẹp. Tuy nhiên, đi bộ qua các khu chợ cũ vào buổi sáng sớm, lắng nghe những người phụ nữ nói chuyện và cười đùa vào buổi chiều muộn, Chris có cảm giác như những ngày xưa cũ chưa từng qua đi.
Nhà văn Mỹ nhận xét Hội An là “điểm đến mê hoặc nhất”. Ảnh: Thanh Chung
Choáng ngợp với TPHCM
Trong chuyến trở về này, Chris phải mất một hoặc hai ngày để làm quen với TPHCM. Nhưng dần dần, sự tò mò và phấn khích đang quay trở lại, khi ông thích thú nghe tiếng nhạc vang lên từ các cửa hàng cà phê.
Trải qua 15 năm, Chris gần như không thể nhận ra TPHCM ngày hôm nay. Đô thị mà ông từng biết đã trở nên quá phát triển. Các biệt thự bị thu hẹp bởi các trung tâm thương mại và khu chung cư lớn.
Ông bị choáng ngợp trước quy mô của thành phố. Ngồi trong một quán cà phê trên đường Đồng Khởi, nam du khách không chịu nổi cảm giác quá tải.
“Tôi nhớ về chặng đường đi làm hàng ngày của mình 15 năm trước: lạc lõng trong tiếng còi xe chói tai của đường phố, cảm giác như hạt bụi trong dòng xích lô điên cuồng tràn lên vỉa hè và khắp nơi quay cuồng trong khói bụi”, ông bày tỏ.
Chợ Bến Thành – biểu tượng bất hủ của Sài Gòn. Ảnh: Thanh Chân
Khách Tây đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi đến miền Tây
Trong mắt du khách Anh Lorna Parkes, miền Tây đủ màu sắc, âm thanh, hương vị... Dọc hành trình xuôi theo dòng Mekong, cô trải nghiệm cuộc sống bình dị của người địa phương.
Lorna Parkes - một cây bút của National Geographic, đã viết những dòng phóng sự đầy cảm xúc về thiên nhiên và con người Việt Nam sau chuyến hành trình dài tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Dưới đây là chia sẻ của Lorna.
Chợ nổi Cái Răng nức tiếng miền Tây. Ảnh: Tạ Quang
Cửu Long Giang huyền bí
Trước khi bắt đầu hành trình đến vùng đất này, Lorna từng nghe kể về dòng sông Cửu Long huyền bí như một xứ sở nơi được cai trị bởi muôn loài thủy quái. Nữ du khách Anh đã tin vào những lời đồn đoán đó, tới tận khi ngồi trên con thuyền tam bản, thả trôi theo dòng Cửu Long cuồn cuộn.
Trên mặt nước, những chiếc xuồng lớn nhỏ dập dềnh va vào nhau, xua tan đi những đám bèo tây và những vỏ dừa trôi nổi giữa dòng nước đục ngầu. Nhưng hóa ra, những "con mắt" rực lửa Lorna thấy lại chỉ là những họa tiết trang trí trên mạn thuyền.
"Trang trí thuyền bằng những con mắt là truyền thống lâu đời của khu vực này", Jerry Lê - hướng dẫn viên địa phương. "Người dân nơi đây tin rằng đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, do đó, vẽ mắt lên thuyền sẽ mang lại linh hồn cho con thuyền, giúp bảo vệ chủ nhân của nó, đặc biệt là vào ban đêm".
Hành trình của Lorna bắt đầu từ TP Hồ Chí Minh. Sau hơn hai tiếng đồng hồ di chuyển về hướng tây nam, cô đến một bến tàu nhỏ ẩn mình trong khu rừng gần bến Mỏ Cày (Bến Tre), gần nơi sông đổ ra Biển Đông. Hành trình đưa nữ du khách len lỏi sâu hơn vào các nhánh sông Cửu Long để tìm đường tới xứ Tây Đô - thành phố Cần Thơ kiều diễm.
Bến Tre - Thủ phủ dừa
Thuyền cập bến Bến Tre, Lorna choáng ngợp trước những vườn dừa bạt ngàn trải dài tít tắp. Dừa được người dân nơi đây chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau, từ nước dừa, sữa dừa, thạch dừa, dầu dừa đến sợi dừa đều đủ cả.
Hướng dẫn viên Jerry Lê nói với cô: "Văn hóa sông Mekong đã tồn tại ở Việt Nam qua hàng trăm năm". Sinh sống và làm việc ở TP Hồ Chí Minh, Jerry lớn lên với tuổi thơ gắn liền với vùng sông nước này.
Thủ phủ dừa Bến Tre. Ảnh: Thành Nhân
Nhiều năm qua, chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình thu hút đầu tư quốc tế đến vùng đồng bằng này, nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng và điều kiện sống cho người dân. Dù vậy, Jerry chia sẻ, nếp sống giản dị vẫn được người dân nơi đây giữ gìn nguyên vẹn.
Lorna chứng kiến điều này trên một cù lao giữa dòng sông Cổ Chiên ở Tiền Giang. Cuộc sống nơi đây diễn ra bình dị, không có điện lưới, xe cộ, chỉ có những con đường đất uốn lượn qua những vườn cây ăn trái trĩu quả. Cộng đồng này được hình thành cách đây một thế kỷ bởi vài gia đình nông dân, tới nay đã có tới 24 hộ gia đình.
Tuy nhiên, điều khiến cây bút người Anh lo ngại chính là cuộc sống của người dân nơi đây đang đối mặt với thách thức lớn từ tình trạng xói mòn đất do biến đổi khí hậu. Theo một nghiên cứu của Ủy hội sông Mekong, khoảng hơn 30% diện tích đồng bằng sông Mekong có nguy cơ chìm ngập do mực nước biển dâng cao 80 cm. Điều này có lẽ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vựa lương thực của Việt Nam.
Vẻ đẹp Khmer giữa miền Tây
Sau một đêm nghỉ ngơi trên cù lao, Lorna bắt đầu ngày mới với chuyến tham quan bằng xe đạp, khám phá cuộc sống gắn liền với văn hóa sông nước của người dân đồng bằng sông Cửu Long. Dọc theo con đường quê, những hàng sầu riêng trĩu quả ẩn hiện sau những nếp nhà truyền thống. Trên hiên nhà, người dân thong dong thả câu, tận hưởng làn gió mát từ sông lùa qua những cánh cửa kiểu Pháp cổ kính.
Tuy nhiên, không phải tất cả cộng đồng dân cư ở Đồng bằng sông Cửu Long đều sinh sống ngay sát mép sông. Lần này, Jerry đưa nữ du khách Anh đến thăm một ngôi làng của người Khmer ở tỉnh Vĩnh Long, cách Bến Tre hai tiếng rưỡi đi xe.
Khu vực này là nơi sinh sống của cộng đồng người Khmer, nổi tiếng với một trong những quần thể kiến trúc Phật giáo - Khmer độc đáo nhất Việt Nam - chùa Phù Ly 1 (xã Đông Thành, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long). Khác với kiến trúc đa dạng mang ảnh hưởng của nhiều tôn giáo tại Việt Nam, chùa Phù Ly 1 mang đậm dấu ấn văn hóa Khmer độc đáo. Những bức tượng Garuda - vị thần đại bàng trong Ấn Độ giáo - được chạm khắc tinh xảo trên tường, cùng với các cột đá mang hình đầu ba cạnh đặc trưng của Angkor Wat nổi tiếng ở Campuchia.
Chùa Phù Ly 1 là quần thể kiến trúc độc đáo bậc nhất Việt Nam. Ảnh: Chùa Phù Ly 1
Quần thể chùa Phù Ly 1 sừng sững với những bức tường cao kiên cố như một pháo đài. Phía sau cánh cổng màu đỏ thẫm, tượng Phật vàng cao 6m tọa lạc uy nghi trên đài sen. Xung quanh tượng là các điện thờ, lò hỏa táng, sala, trai đường, tháp cốt, và khu tu viện đủ cho 200 nhà sư tu tập.
Về xứ Tây Đô
Bước ra khỏi không gian thanh tịnh của chùa Phù Ly 1, Lorna cùng hướng dẫn viên của mình quay trở lại sông và tiếp tục hành trình đến Cần Thơ - thành phố lớn thứ năm Việt Nam với nhịp sống hiện đại và năng động.
Điểm dừng chân cuối cùng trong ngày là chợ nổi Cái Răng - nét đặc trưng của cuộc sống miền Tây hàng trăm năm nay. Chợ nổi Cái Răng từng là trung tâm mua bán sầm uất khi hệ thống đường bộ chưa phát triển. Những chiếc xuồng đầy ắp hàng hóa như hành, tỏi, bí ngô, dưa hấu... nhộn nhịp dập dìu trên sóng nước.
Chợ Nổi Cái Răng là nét đẹp độc đáo của người dân Cần Thơ. Ảnh: Phong Linh
Tuy nhiên, theo thời gian, nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại đã dần thay đổi diện mạo của khu chợ. Quy mô chợ thu hẹp đáng kể, thay thế cho những chiếc thuyền đầy ắp hàng hóa là những chiếc xe máy tấp nập trên bờ.
"Mọi người muốn tiến về phía trước, nhưng chúng tôi cũng cảm thấy buồn vì khu chợ này có lẽ sẽ không còn tồn tại cho thế hệ sau," Jerry khẽ nói với tôi.
Dù chợ không còn sầm uất như xưa, những giá trị văn hóa và lịch sử của nó vẫn luôn trường tồn. Chợ nổi Cái Răng vẫn là một phần không thể thiếu trong bức tranh văn hóa của vùng đất này, lưu giữ ký ức về một thời kỳ giao thương sôi động trên sông nước.
Đảo Phú Quý - Điểm đến tuyệt hảo cho khách Tây mê thể thao mạo hiểm Phú Quý có thời tiết trong lành, cảnh quan thơ mộng mà hoang sơ. Kostya Eshov cho biết, năm ngoái anh ở Phú Quý tới ba tháng và năm nay anh cùng các bạn sẽ lưu lại đây hai tháng. Say mê với khí hậu đầy nắng và gió, anh dự định sang năm sẽ quay trở lại để nhào lộn cùng cánh...