“Trở lại nguyên lý cách mạng giải phóng dân tộc không thể là bước lùi”

Theo dõi VGT trên

“Chế độ dân chủ cộng hòa thành tựu tiên tiến của nhân loại mà Bác Hồ đã lựa chọn. Trở lại nền tảng bền vững trên cơ sở một học thuyết chính trị đã được tích tụ, kiểm chứng thì không thể nói là một bước lùi” – đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc trao đổi.

Là người từng phát biểu trước Quốc hội về vấn đề lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay từ thời điểm “manh nha” ý tưởng sửa Hiến pháp. Bản dự thảo Hiến pháp lần đầu tiên công bố để lấy ý kiến người dân không đề cập nội dung này. Sơ kết sau 1 tháng lấy ý kiến góp ý, UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp vẫn nêu quan điểm không tiếp thu đề xuất này. Ông có bất ngờ về bản dự thảo Hiến pháp mới với thiết kế về phương án thay đổi tên nước như ông từng kiến nghị?

Tôi rất mừng khi tại kỳ họp thứ 7 vừa rồi, Ban Biên tập sửa Hiến pháp đã thống nhất được việc đưa thêm phương án lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cá nhân tôi đã phát biểu từ lâu về những nội dung cốt yếu, quan trọng của chế độ Dân chủ Cộng hòa.

Khi nghiên cứu lịch sử, tôi từng đặt câu hỏi, ai cũng biết Bác Hồ là cộng sản, đã trải qua chế độ Xô viết ở nước Nga, đã chứng kiến chế độ Xô Viết ở Quảng Châu mà tại sao khi lên nắm quyền lực trong tay Bác lại không đưa chế độ này vào Việt Nam mà lựa chọn rất sớm chế dộ Dân chủ cộng hòa? Theo tôi, có quyết định đó vì Bác đã tiếp nhận rất nhiều yếu tố tư tưởng chính trị của Hoa Kỳ và được Phương Đông hóa nhiều với chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn. Đó là một thành tựu tiên tiến của nhân loại về mặt chính trị và Bác đã lựa chọn mô hình tiên tiến nhất vào thời điểm đó.

Đây là mô hình đã được tích lũy trong cả một thời kỳ lịch sử chứ không phải là cái thuộc về lý tưởng hoặc không tưởng. Điều đó được thể hiện trước cả khi có bản Hiến pháp đầu tiên – Hiến pháp 1946, trong Tuyên ngôn độc lập. Đó là yếu tố vô cùng quan trọng, đóng vai trò như sự phúc quyết của người dân trong việc lựa chọn định hướng phát triển đất nước, nền tảng tạo nên sự đồng thuận, đại đoàn kết dân tộc trong cuộc kháng chiến giành độc lập.

Trở lại nguyên lý cách mạng giải phóng dân tộc không thể là bước lùi - Hình 1

ĐBQH Dương Trung Quốc: “Lấy lại tên nước không chỉ là trở về một thể chế mà là trở về phong khí quốc gia”.

Bấm vào đây để bình chọn cho một trong hai phương án về tên nước

Nhiều ý kiến còn băn khoăn về việc lấy lại tên nước vì quan niệm đó sẽ là một… bước lùi trong đà phát triển của đất nước hiện nay?

Tôi cho rằng việc trở lại tên Dân chủ Cộng hòa không phải là bước lùi. Khi bắt đầu việc xây dựng dự thảo Hiến pháp sửa đổi, trong một hội thảo, tôi có hỏi anh em làm công tác soạn thảo là có đặt vấn đề này không, anh em nói việc này chắc khó vì có quan niệm đó là bước lùi.

Nhưng tại hội thảo đó, tôi chú ý đến ý kiến của 2 vị đại biểu, một đại biểu của TPHCM. Ông ấy nói hiện đang có một khoảng cách giữa thượng tầng kiến trúc là Chủ nghĩa xã hội với hạ tầng kinh tế khi chúng ta vẫn đang phải phấn đấu với nhiều mục tiêu của Chủ nghĩa Tư bản. Một nữ đại biểu khác là lãnh đạo một viện nghiên cứu về pháp luật thì thông tin, qua điều tra xã hội học, tỷ lệ những người đề nghị trở lại tên gọi này rất cao.

Tôi thì muốn nói, phải coi đây là một cơ hội để thay đổi. Trở lại nền tảng bền vững trên cơ sở một học thuyết chính trị đã được tích tụ, kiểm chứng thì không thể nói là một bước lùi. Mặt khác, có thể nói, một cỗ xe phải có cơ chế để lùi được, một người tài xế cũng phải biết cách điều khiển chiếc xe, con tàu lùi lại vì nếu chỉ biết phăm phăm tiến lên phía trước thì có ngày rơi xuống vực.

Trong cách mạng hay trong chính trị, hòa để tiến, lùi để tiến là chuyện hết sức bình thường. Vậy nên phá bỏ được trong đầu mình suy nghĩ cho rằng đó là sự thụt lùi để tìm được sự ổn định mới thực sự đúng đắn. Đó là tinh thần phê và tự phê, dám nhìn vào những cái không còn hợp nữa.

Như ông phân tích, phương án đề xuất này dường như rất… sáng. Vậy có thể nói gì về những “cái được” khi trở lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?

Lấy lại tên đó là trở về một nền tảng bền vững, có học thuyết vững chắc, tiếp thu được thành tựu của nhân loại, từ đó đi lên. Vậy thì đó là sự hợp lý, là cái được lớn nhất. Trở lại như thế không phải chỉ là trở về với một thể chế mà còn là trở về phong khí quốc gia, trở lại sức mạnh đã tạo dựng trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Video đang HOT

Thực ra tên gọi cũng chỉ là Quốc hiệu. Nhiều nước đã từng lấy tên là XHCN, sau đó lại bỏ. Còn từ nền tảng dân chủ cộng hòa để xây dựng CNXH vẫn… thuận. Nhưng nếu mang danh là Cộng hòa XHCN Việt Nam như hiện nay thì rõ ràng có sự chênh lệch giữa thượng tầng kiến trúc với hạ tầng kinh tế như đã nói.

Nhưng không thể phủ nhận việc thay đổi nếu có sẽ mang lại không ít xáo trộn, thiệt hại cho người dân?

Cái rắc rối duy nhất là phải làm lại dấu má, điều chỉnh giấy tờ, tốn kém đôi chút nhưng không là gì cả so với tiề.n đồ của dân tộc, với những giá trị lịch sử quốc gia.

Thời điểm này đã thích hợp, đã “chín” cho việc thay đổi tên nước, thưa ông?

Tôi cho là rất thuận, rất nên làm vì việc này hiện đang có được sự đồng thuận cao trong xã hội. Có thể tôi chủ quan vì chúng ta chưa có công cụ trong tay để có thể tiến hành những điều tra xã hội học thực sự nhưng rõ ràng có thể cảm nhận rất rõ điều đó.

So với những lần thay đổi tên nước trong lịch sử, thời điểm này có yếu tố nào tương đồng, khác biệt?

Nếu phân tích kỹ, vào năm 1976, khi chúng ta đổi sang tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, có những lý do mang tính khách quan, lịch sử, khi thống nhất 2 nhà nước, 2 chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Nếu khi đó, cả nước vẫn để tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì có vẻ “thiên vị” cho miền Bắc.

Ngoải ra, cũng có yếu tố, sau khi chiến thắng, không thể nói rằng lúc đó chúng ta không có sự phấn chấn, lạc quan thái quá, cho rằng đất nước đã đủ cơ sở đạt tới CNXH rồi.

Tuy nhiên, phải nhận thức rõ, mỗi quyết định có thời điểm lịch sử của nó, không thể dùng tư duy ở thời điểm khác để phán đoán, quy kết. Chỉ là khi có cơ hội thì nên điều chỉnh kịp thời. Tôi cho rằng, đây là một cơ hội cho sự thay đổi, để chúng ta có một bản Hiến pháp hoàn thiện.

Xin cảm ơn ông!

Hiến pháp 1992 được xây dựng trong thời kỳ phải ứng phó với những thay đổi của thế giới, trong đó có sự sụp đổ của Liên Xô và sự tan rã của khối các nước XHCN ở Đông Âu. Lúc đó, Việt Nam mới bước vào công cuộc đổi mới, dù đã có 6 năm mang tính trải nghiệm của đổi mới (từ 1986). Khi đó, ta cũng chưa có cơ hội hội nhập thế giới vì năm 1995 mới chấm dứt được bao vây cấm vận của Mỹ, có điều kiện hội nhập. Những việc đó rõ ràng để lại nhiều khiếm khuyết không còn phù hợp trong bản Hiến pháp.

Tôi cho rằng phải nhận thức việc sửa Hiến pháp lần này là một cơ hội. Tôi rất quan tâm đến vấn đề làm sao để hiện thực hóa, để thực hiện được quyền phúc quyết của người dân – nội dung đã được quy định trong Hiến pháp nhưng thực tế khó có thể thực hiện vì chưa có đủ công cụ. Vậy nên, thực chất, đây vẫn là phần “cơ chế treo” trong Hiến pháp.

Cụ thể, quyền phúc quyết thể hiện ở 3 nội dung cơ bản là quyền hội họp (trong đó có quyền Biểu tình) để thể hiện quan điểm của mình quyền lập hội quyền trưng cầu ý dân. Những vấn đề này đã nhiều lần đưa ra Quốc hội nhưng rồi rút lại. Gần đây, quan điểm xây dựng luật Biểu tình hiện đã tìm được sự đồng thuận nhất trí cao, ngay trong Chính phủ. Còn trưng cầu dân ý là phương thức để định lượng được sự phúc quyết của dân thì giờ vẫn chưa có, dù đã xuất hiện trong Hiến pháp đầu tiên năm 1946 và không vắng mặt trong bản Hiến pháp nào sau đó.

Quan điểm cá nhân tôi, chúng ta khẩn trương nhưng không nên vội vã trong lần sửa Hiến pháp này. Lý tưởng nhất là làm sao khắc phục được những “quyền treo” của người dân mà những việc đó ảnh hưởng đến quyền phúc quyết. Nghĩa là ta vẫn tiếp tục bàn thảo kỹ về định hướng lâu dài cho hiến pháp, đồng thời đi đến chuyện khắc phục sớm trong vòng 1- 2 kỳ họp để các luật Biểu tình, luật Lập hội, luật Trưng cầu ý dân phải được xây dựng xong. Như thế, Hiến pháp chúng ta sẽ thông qua không những có thời gian để làm kỹ hơn mà có đầy đủ công cụ để thực hiện quyền phúc quyết của dân, sẽ đảm bảo tính ổn định, lâu dài cho bản Hiến pháp đang hướng tới.

Theo Dantri

"Dẹp Đàn Xã Tắc như bỏ bàn thờ tổ tiên"

"Nếu nói tâm linh là ở trong tâm thức của con người, thì trong nhà bỏ bàn thờ đi" - Nhà sử học Dương Trung Quốc nói.

Ông Dương Trung Quốc, Tổng Thư ký Hội Sử học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội trao đổi về đề xuất bỏ Đàn Xã Tắc để xây cầu vượt tại ngã năm Ô Chợ Dừa (Hà Nội).

Hiệp hội Vận tải Hà Nội đề xuất xây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc. Người đại diện của Hiệp hội này cho rằng, xóa đi Đàn Xã Tắc cuối thời Lê là xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát trong tâm thức người dân. Là một người nghiên cứu lịch sử, ông nghĩ gì?

Đáng tiếc rằng, ý kiến đó của người đang có trách nhiệm, vị trí, tác động đến đời sống xã hội. Có lẽ, người này cần xem lại tri thức, tư cách. Điều đó cũng phản ánh phần nào đời sống văn hóa người Việt chúng ta, thực dụng đến mức có thể quên tất cả làm lợi cho mình.

Thưa ông, Hiệp hội này cũng cho rằng, Đàn Xã Tắc có thể là phế tích của một triều đại phong kiến đã bị phá hủy, biến mất mà không ai đoái hoài, ghi nhớ. Đây cũng không phải là khu tâm linh trời và đất của đất nước ta. Tâm linh là ở trong tâm thức của con người?

Đàn Xã Tắc là nơi tế thần đất và thần nông, hằng năm vua đứng lên thay mặt nhân dân tế. Đó là nghi thức truyền thống hàng nghìn năm. Nếu nói tâm linh là ở trong tâm thức của con người, thì trong nhà bỏ bàn thờ đi. Nhà ai cũng vậy, bao giờ nơi rộng nhất cũng là để bàn thờ tổ tiên.

Dẹp Đàn Xã Tắc như bỏ bàn thờ tổ tiên - Hình 1

Nhà sử học Dương Trung Quốc: "Nếu nói tâm linh là ở trong tâm thức của con người, thì trong nhà bỏ bàn thờ đi" (Ảnh: Vietnamnet)

Thưa ông ở khu vực khai quật trước đây và hiện nay được bảo vệ bởi các đảo giao thông đã đủ xác định phạm vi của di tích chưa hay còn rộng hơn nữa?

Chúng ta biết rằng, tên gọi Đàn Xã Tắc là một không gian thu nhỏ để thực hành nghi lễ. Nhưng chúng ta phát hiện năm 2006 khi triển khai thực hiện đường vành đai 1 đi qua khu vực Kim Liên. Nên giải pháp được chọn lúc ấy là giải quyết tình huống, chưa khai quật hết.

Phương án lúc đó cũng chấp nhận chỉ để lại một không gian nhất định, vừa bảo đảm giao thông, vừa giữ được một phần di tích. Sau này, không loại trừ một ngày nào đó khai quật lại.

Chúng tôi cho rằng, quá trình phát hiện, khai quật, xử lý Đàn Xã Tắc đã quan tâm đến nhu cầu phát triển xã hội không phải rằng "hậu cổ hoàng kim". Giải pháp lúc đó rõ ràng, mọi người đều có thể chấp nhận được.

Theo ông, nếu xây cầu vượt qua Đàn xã tắc có xâm phạm di tích và vi phạm luật di sản không?

Tôi không thể khẳng định được bởi tôi chưa biết thông tin, quy mô, vị trí xây cầu. Tôi cũng là thành viên của Hội đồng di sản quốc gia nhưng chưa được biết, UBND Thành phố Hà Nội chưa xin ý kiến.

Đàn Xã Tắc là di tích lịch sử quốc gia, được Luật Di sản bảo hộ. Khi xây bất cứ công trình nào ở đây, phải theo pháp luật. Nếu có khó khăn tìm giải pháp, có thể tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn, trong đó, có cả những nhà chuyên môn về khoa học xã hội và nhân văn.

Gần đây, vì sao công chúng phản ứng? Vì công chúng chỉ biết, nơi linh thiêng lại xây cầu vượt, nên phản ứng là đương nhiên. Muốn được sự ủng hộ của nhân dân, cần công khai xem cầu vượt đi như thế nào? Rõ ràng, Hà Nội chưa mấy quan tâm đến ý kiến quần chúng.

Dẹp Đàn Xã Tắc như bỏ bàn thờ tổ tiên - Hình 2

Nếu không vì công trình giao thông, hòn đá "ghi dấu mốc" Đàn Xã Tắc này có thể được thay bằng một công trình thờ tự

Nhưng hiện nay, vấn đề ùn tắc giao thông trở nên cấp bách. Bên cạnh bảo tồn di tích, cũng cần phải giải tỏa nỗi khổ ùn tắc cho người dân?

Giao thông có liên quan đến không gian địa lý, đời sống người dân, quy hoạch thành phố... Ai cũng biết, ở khu vực ấy đang có ùn tắc, ngay cả tên gọi Ô Chợ Dừa là cửa ngõ Thủ đô xưa, chứng tỏ đây là đầu mối giao thông quan trọng.

Người dân cần chia sẻ với nhà nước giải quyết vấn đề giao thông nhưng có phải chỉ có cách duy nhất xây cầu vượt không? Cầu vượt có tác dụng của nó, nhưng cần phải tính đến quy hoạch thành phố lâu dài, không nhất thiết cứ ngã tư nào cũng xây cầu vượt. Ở nhiều quốc gia, họ cũng xây cầu vượt nhưng đó chỉ được coi là giải pháp tình huống, quy hoạch thành phố mới là quan trọng nhất.

Từ khi một vài cầu vượt phát huy vai trò, chúng ta đâu dâu cũng muốn xây cầu vượt. Sau này, không hiểu Hà Nội như nào nếu cứ ngã tư là cầu vượt. Chúng ta không nên quên bài học lãng phí cầu qua đường trên cao chưa được bao lâu đã vứt đi.

Là lãnh đạo của Hội Sử học, ông có ý kiến gì để vừa giải quyết được vấn đề giao thông, vừa bảo vệ di tích Đàn Xã Tắc?

Tôi muốn nhấn mạnh, những công trình nhạy cảm, vừa có nhu cầu giao thông, vừa cần bảo vệ di tích thì không chỉ có ý kiến của lãnh đạo, cần có ý kiến nhân dân. Không có cái gì không thể giải quyết được, vấn đề chúng ta chưa bàn bạc kỹ, chưa dân chủ.

Trước đây, khi khai quật Đàn Xã Tắc, lúc đầu có ý kiến phải bảo tồn toàn bộ giá trị của nó, sau đó tìm được tiếng nói chung, vừa bảo đảm giao thông, vừa giữ được một phần di tích.

Tôi không có chuyên môn về giao thông, nhưng tôi nghĩ có nhiều phương án, không phải duy nhất chỉ có cầu vượt. Không vì một vài hiệu quả của cầu vượt phát huy tốt, rồi chỗ nào cũng làm. Cần phải biết khai tác trí tuệ của dân để tìm ra giải pháp.

Ngày 22/4, Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết vừa có công văn gửi UBND TP. Hà Nội đề nghị sớm khởi công cầu vượt qua Đàn Xã Tắc.

Theo Hiệp hội này, dừng công trình cầu vượt qua Đàn Xã Tắc sẽ khiến "tắc Xã Đàn". Lúc đó, không rõ trời đất có linh thiêng không, hay chỉ thấy hàng chục vạn người dân phải khổ sở vì ách tắc giao thông, vì ô nhiễm khói bụi..

Hiệp hội Vận tải cũng nêu quan điểm: "Đàn Xã Tắc có thể là phế tích của một triều đại phong kiến đã bị phá hủy. Cho rằng đây là khu tâm linh trời và đất của đất nước ta là ngộ nhận. Tâm linh là ở trong tâm thức của con người. Khu vực Đàn Xã Tắc không thể coi là văn hóa tâm linh của người Việt. Bởi lẽ khu vực này đã biến mất mà không ai đoái hoài, ghi nhớ".

Hiệp hội này cũng cho rằng: Xóa bỏ Đàn Xã Tắc cuối thời Lê là "xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát trong tâm thức người dân". Khôi phục, tôn thờ Đàn Xã Tắc quá mức là "phản cảm với khu di tích gò Đống Đa cách đó chưa đầy 1 km", nơi gắn với chiến công hiển hách của vua Quang Trung.

Theo 24h

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô giáo xin ủng hộ tiề.n mua máy tính: "Tôi không dỗi phụ huynh"
15:14:14 30/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?
13:33:26 30/09/2024
Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới
18:14:21 30/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024
Tài xế xe khách ở Hà Giang kể phút bất lực khi nhìn quả đồi 'đán.h úp'
10:21:38 30/09/2024
Sạt lở ở Hà Giang: Tạm dừng tìm kiếm các nạ.n nhâ.n mất tích
07:04:15 30/09/2024
Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17
08:18:31 01/10/2024

Tin đang nóng

Nam thanh niên t.ử von.g khi livestream vụ sạt lở ở Hà Giang: Hiền lành, tích cực giúp đỡ hàng xóm
12:20:23 01/10/2024
"Chị đại hột xoàn" Lý Nhã Kỳ sốc khi Negav dát cả cây đồ hiệu dự sự kiện
12:56:31 01/10/2024
Vụ cô giáo "xin hỗ trợ laptop": 95% học sinh đi học trở lại, cô Hiệu phó đảm nhiệm giảng dạy
12:26:36 01/10/2024
Phát hiện nam rapper mang tiếng "phông bạt" nhất Việt Nam đi "quẩy" sau khi có phát ngôn bỏ học gây tranh cãi khắp MXH
13:09:49 01/10/2024
Biệt tích 3 năm mới về, chàng trai bật khóc khi mẹ chỉ vào nấm mồ đầu ngõ nói trong nước mắt
12:19:07 01/10/2024
Nam chính phim Việt giờ vàng bất hiếu, vô ơn
14:03:20 01/10/2024
Hà Anh Tuấn hát trước 2.600 khán giả tại Úc, dành tặng 500 triệu đồng giúp tr.ẻ e.m khỏi nạn mua bá.n ngườ.i
13:17:53 01/10/2024
Lọ Lem xứng danh đệ nhất "bạch nguyệt quang", Nàng Mơ bất ngờ bị gọi tên
12:22:45 01/10/2024

Tin mới nhất

Vụ nhiều học sinh nhập viện nghi ngộ độc ở Hà Nội: Sức khỏe các em ra sao?

14:11:26 01/10/2024
Trong đó, có 9 trường hợp nhẹ đã được chuyển xuống Khoa Truyền nhiễm, 3 trường hợp nặng hơn được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực.

Quy định mới đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 10

10:41:32 01/10/2024
Từ tháng 10, nhiều quy định mới liên quan đến cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID, quy chuẩn đèn chiếu sáng của phương tiện giao thông, hành nghề công tác xã hội, đán.h số nhà chính thức có hiệu lực.

"Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn" nhờ đường sắt tốc độ cao

10:01:40 01/10/2024
Viễn cảnh đi tàu tốc hành Bắc - Nam để ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn sẽ được hiện thực hóa thế nào? Kết quả nghiên cứu của Tư vấn lập dự án cho thấy điều này là khả thi.

Công bố hết dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tại xã Hà Hiệu

09:54:30 01/10/2024
Sau nhiều tháng chữa trị và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đến nay 05 thôn vùng xảy ra dịch bệnh đã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới, đàn bò 12 con mắc bệnh của các hộ đã khỏe trở lại.

Lũ ống đổ về trong đêm, sơ tán khẩn cấp học sinh và giáo viên

09:44:36 01/10/2024
Đêm 30/9, mưa lớn kéo dài nhiều giờ, lũ ống bất ngờ từ trên núi đổ xuống khiến Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lượng Minh ở huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) ngập gần hết các phòng học

Nguy cơ sạt lở ở miền núi Quảng Trị đ.e dọ.a cuộc sống người dân

18:22:54 30/09/2024
Các địa phương tăng cường theo dõi diễn biến mưa lũ, cung cấp thường xuyên thông tin cảnh báo, dự báo và chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với nguy cơ trượt, lở đất, đá.

Tìm kiếm người đàn ông mất tích khi chèo thuyền qua sông Lấp

18:17:38 30/09/2024
Trong lúc hai vợ chồng đang chèo thuyền đến giữa sông, ông N có biểu hiện co giật nên bất ngờ bị ngã xuống sông và bị nước cuốn trôi mất tích.

Vụ sạt lở nghiêm trọng tại Hà Giang: Gấp rút cứu người và thông tuyến giao thông

18:10:03 30/09/2024
Ông Phùng Viết Vinh, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang cho biết: Huyện đã hỗ trợ tiề.n cho các gia đình có người thiệ.t mạn.g, mất tích và bị thương do sạt lở đất.

Giải cứu an toàn hai du khách đi lạc trên đỉnh Langbiang

17:30:42 30/09/2024
Trong quá trình tham gia tìm kiếm người bị nạn, anh Krasan Sroan thuộc Đội an ninh của Khu du lịch Langbiang bị trượt ngã chấn thương, được lực lượng cứu nạn, cứu hộ đưa đến nơi an toàn.

Rãnh áp thấp nối với bão Krathon gây mưa giông trên Biển Đông, sóng cao tới 6m

10:50:57 30/09/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9) có rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ vĩ Bắc nối với cơn bão Krathon lúc 7h có vị trí ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 122,1 độ Kinh Đông.

Cẩu xe khách và nhiều ô tô khỏi hiện trường vụ sạt lở ở Hà Giang

10:37:35 30/09/2024
Lực lượng chức năng đã huy động cần cẩu cỡ lớn để đưa xe khách và nhiều ô tô, xe máy ra khỏi hiện trường vụ sạt lở tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Chị gái nạ.n nhâ.n vụ sạt lở: 'Em tôi mất tích khi đang giúp dân sơ tán đồ'

10:04:09 30/09/2024
Chị Phạm Thị Hiển (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cho biết, em trai chị đã mất tích trong vụ sạt lở khi đang giúp dân sơ tán đồ đạc.

Có thể bạn quan tâm

Hoa sữa về trong gió - Tập 24: Nghi ngờ vợ, Hiếu muốn Linh nghỉ việc

Phim việt

16:49:12 01/10/2024
Hiếu không giấu sự bực bội, khó chịu khi nghe được những điều thị phi về vợ mình. Hiếu cũng không xác minh hay hỏi lại Linh về những điều Hoàn đã bịa đặt.

Những mẫu trang trí trên sân thượng đẹp như mơ, ai thấy cũng mê

Sáng tạo

16:48:59 01/10/2024
Sân thượng không chỉ là nơi để phơi đồ hay chứa đồ như quan niệm truyền thống mà ngày nay, nó đã trở thành một phần quan trọng trong thiết kế không gian sống hiện đại.

Bom tấn gần 2 triệu bị quay lưng bất ngờ, game thủ nô nức đòi hoàn tiề.n, NPH bất lực, vung tiề.n tặng ngược

Mọt game

16:48:35 01/10/2024
Năm 2024 mới bước qua tháng 2 thế nhưng ngay từ lúc này, không khó để các game thủ tìm ra một bom xịt đầu tiên. Đó chính là Suicide Squad: Kill the Justice League.

Bà Trương Mỹ Lan nói về 2 chiếc Hermes 'bạch tạng': Có tiề.n cũng không mua được, cái tên Trương Mỹ Lan - Chu Lập Cơ nếu không đủ uy tín trên thế giới thì không mua nổi

Netizen

16:47:16 01/10/2024
Tại Việt Nam, dòng túi này đã làm dậy sóng mạng xã hội khi được mệnh danh là rất hiếm song không ít người nổi tiếng Việt thi nhau kheo đang sở hữu dòng túi này.

Phát hiện mới về vai trò của nữ giới trong nền văn hóa Moche cổ đại

Thế giới

16:44:08 01/10/2024
Nhà khảo cổ Jose Ochatoma phấn khích cho biết: Điều thú vị nhất là các vết mài mòn. Không có bề mặt nào ở khu vực này là trống trơn. Mọi thứ đều được vẽ và trang trí tỉ mỉ bằng những cảnh tượng và nhân vật thần thoại .

Chàng thượng úy trẻ tiết lộ chuyện tình lãng mạn với vợ xinh đẹp

Tv show

16:40:16 01/10/2024
Chương trình Vợ chồng son phiên bản quân đội thu hút sự chú ý của khán giả với câu chuyện đáng yêu của thượng úy Đỗ Huy Đức và cô vợ xinh đẹp.

Rapper Diddy nỗ lực xin bảo lãnh tại ngoại lần thứ 3

Sao âu mỹ

16:35:24 01/10/2024
Diddy bổ sung thêm hai luật sư nổi tiếng vào đội ngũ pháp lý cá nhân và đệ đơn kháng cáo trong nỗ lực lần thứ 3 xin được tại ngoại trong khi chờ xét xử.

Hôm nay nấu gì: Bữa tối 4 món dân dã nhưng ăn hết sạch

Ẩm thực

16:15:16 01/10/2024
Thực đơn bữa tối với 4 món dân dã nhưng ăn hết sạch. Món ăn nào cũng ngon, dễ làm lại gần gũi ai cũng có thể thực hiện được.

Negav xin lỗi giữa liên hoàn phốt căng

Sao việt

15:57:51 01/10/2024
Nam rapper cho biết được người thân, đồng nghiệp, bạn bè... gọi điện để hỏi thăm trong mấy ngày qua. Negav gửi lời xin lỗi vì đã làm những người yêu thương anh bị thất vọng.

Khán giả Việt đang bỏ lỡ một tuyệt phẩm lãng mạn gây sốt toàn cầu: Nữ chính là mỹ nhân đẹp bậc nhất thế giới

Phim âu mỹ

14:07:13 01/10/2024
Với các khán giả yêu thích dòng phim lãng mạn, Nơi tình yêu kết thúc (tựa Anh: It ends with us ) là một sự lựa chọn rất đáng xem