Trở lại ngôi trường của “Bé 9 tuổi làm mẹ”
Ngôi trường mới được xây bên cạnh Trường Tiểu học Nà Ca. Đây là món quà của Tập đoàn Dầu khí quốc gia tặng, khởi nguồn từ phóng sự ảnh nặng tình người ” Bé 9 tuổi làm mẹ”…
Ngôi trường mới được xây bên cạnh Trường Tiểu học Nà Ca cũ, khánh thành vào sáng thứ 7, ngày 13/10. Đây là món quà của Tập đoàn Dầu khí quốc gia tặng các thầy cô giáo và các em học sinh Nà Ca (Bảo Lâm, Cao Bằng), khởi nguồn từ phóng sự ảnh nặng tình người cách đây hơn 1 năm tựa đề “Bé 9 tuổi làm mẹ” về em Hoàng Thị Mũ.
Ghen tị với người vùng cao
Sáng thứ 7 trời hơi mưa, ngôi trường 2 tầng không lớn lắm, sơn màu xanh nhạt, nổi bật giữa vùng sơn cước nhìn xuống dòng sông Gâm mùa này cạn nước, hiền hòa khác hẳn mùa mưa lũ. Các em học sinh cổ đeo khăn quàng đỏ, tung tăng dưới sân trường xi măng. Mỗi đứa mặc một kiểu, nhưng được cái giống nhau dáng còi còi, nhỏ thó hơn so với tuổi và chân thì đậm màu bụi đất.
Trên sườn đồi cạnh trường lố nhố cả người lớn lẫn trẻ con bồng bế nhau háo hức chờ buổi lễ cắt băng khánh thành. Cô giáo Hiệu trưởng Vi Thị Mỹ bảo: “Từ hôm trường xây xong lúc nào cũng có trẻ con, người lớn đu tường rào sắt, chạy lên tầng 2″. “Để làm gì?” – tôi hỏi. “Ngắm nghía trường mới. Các em thích lắm!”.
Xem ra tôi phải ghen với những người xứ này. Ghen vì họ nghèo nhưng trong lòng vẫn tồn tại những xúc cảm tự nhiên khi được thấy, được hưởng thụ một ngôi trường học mới cũng giản dị thôi. Còn mình sống lâu ở thành phố rồi, cảm xúc chai lì cả với những cao ốc ngất ngưởng, những trung tâm thương mại lấp lóa ánh đèn…
Trường Tiểu học Nà Ca mới vừa được khánh thành
Video đang HOT
Nhà vệ sinh mới
Chúng tôi lên trao quà cho em Mũ và các em học sinh Trường Tiểu học Nà Ca lần đầu tiên vào ngày 7/3/2011. Hôm ấy, sau khi ngồi cả giờ đồng hồ làm thủ tục lễ lạt, rồi nhận vở, ba lô, kẹo bánh… vừa nghe tiếng cô Yến bảo “các em giải tán”, cả đám học sinh lớn nhỏ chạy túa ra các ngả quanh trường. Theo phản xạ nghề nghiệp, tôi chạy theo một tốp con trai. Rất nhiều chú nhóc vạch quần tè luôn ngay đầu lớp học, chú nào biết xấu hổ thì ra phía sau áp vách ta luy sườn đồi…
Tò mò tự hỏi: Còn các bé gái? Tôi theo dõi một tốp rủ nhau đi về phía xa có nhiều bụi cây. Nhưng chỗ ấy có lớp học của các bé mầm non. Các bé gái đàn chị phải tụt xuống sườn dốc thấp hơn nữa sát ruộng lúa, rồi chia nhau ra các bụi rậm. Rãnh mương lấp xấp nước. Tôi ngẩn người một lúc… Thương quá.
Những hôm trời mưa gió chỗ dốc này trơn trượt thì sao? Tò mò nữa, tôi tìm quanh quất một địa điểm khác: Vậy các cô đi vệ sinh ở đâu? (trường này toàn cô giáo). Từ đầu nọ tới góc kia, không có dấu hiệu nơi nào cho các cô giải quyết chuyện không thể nhịn.
Trở lại sân trường, tôi hỏi thẳng cô giáo Nông Thị Lới: “Khi cần đi vệ sinh thì các cô đi ở đâu?”. “Thì bọn em cũng làm như các em học sinh gái thôi anh!”. “Thật không?”. “Chứ sao nữa?”. “Thế nhỡ cần đi… nặng thì sao?”, “Thì… nhịn, dạy xong về nhà!”. “Thế nhỡ bị đau bụng?”. “Chạy xe về nhà gấp!”. “Từ đây về nhà bao xa?”. “Hơn 7 cây số”… Giời ạ! Toàn các cô giáo đẹp người, đẹp nết cả lại xuân trẻ nữa, vậy mà phải liều mình giải quyết “nỗi buồn” trốn “ai trông thấy thì ngượng chết” ấy sao?
Chẳng lẽ đây là nét “đặc trưng”của ngành giáo dục, vì ở ngay Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh thôi, dư luận cũng la ầm ĩ từ nhiều năm chuyện các em học sinh phải nhịn tiểu về nhà vì không có chỗ, hoặc do bẩn quá. Thiếu kinh phí?
Tôi nghe nhiều giáo viên ở Hà Nội kể rằng trong kho trường nào cũng chất đầy các giáo cụ giá chục triệu, thậm chí trăm triệu chẳng dùng đến, nhưng năm học mới vẫn cứ phải nhận thêm đồ mới…
Ngay bữa ấy, tôi đã nói ra ý muốn của mình: Chúng tôi sẽ tìm nguồn kinh phí giúp trường xây dựng khu vệ sinh cho cả giáo viên và học sinh… Và hôm nay, Trường Tiểu học Nà Ca không chỉ có nhà vệ sinh mà có thêm cả ngôi trường mới với 8 phòng học, một phòng dành cho chị em bé Mũ và một số bạn có thể ngủ lại qua đêm, nghỉ trưa. So với Hà Nội thì khu vệ sinh ở đây chẳng có gì đáng kể. Vậy mà cô Mỹ bảo: Các cháu thích lắm! Các cô chỉ cần nói nhà vệ sinh bẩn rồi đấy là các em tranh nhau đi cọ rửa, không cần phân công.
Và lời chúc chân thành nhất của tôi dành cho các cô giáo Nà Ca hôm khánh thành trường mới là “chúc mừng các cô đã thoát cảnh nấp bụi rậm”.
Theo Dân việt
Ký sự tân sinh viên, nụ cười và nước mắt
Với nhiều bạn trẻ, thử thách đầu đời của cuộc sống sinh viên không phải là sách vở, nhà trường mà chính là những xô bồ trên đất Hà Thành với cả nụ cười và nước mắt.
Khác xa với sự hứng khởi, hào hứng ban đầu, không ít tân sinh viên thú nhận, những va chạm đầu tiên ở Hà Nội khiến họ chỉ biết âm thầm lau nước mắt.
Xóm trọ nơi Hằng đang sống
Mới lên Hà Nội học được vài tuần, nhưng Nguyễn Thị Hằng (quê Hậu Lộc - Thanh Hóa) luôn phải sống trong cảm giác thấp thỏm, bất an. Tất cả chỉ vì Hằng trót vào một xóm trọ với chủ nhà khác lạ.
Căn phòng rộng chừng 10 mét vuông, như một cái hộp bí bức và ẩm thấp. Hai chiếc giường sắt cũ kỹ, kiểu giường ký túc xá trước đây là toàn bộ không gian tự do của Hằng. Khi vào ở đây, Hằng chỉ nghĩ, chấp nhận điều kiện tồi tàn vì giá rẻ, chứ không ngờ sẽ phải chấp nhận cả những điều khoản như: Không được nói chuyện, gây ồn sau 10h, giặt quần áo không được để nước chảy tràn khỏi chậu, về quê hoặc vắng nhà đều phải báo cáo chủ trọ...
"Hễ vi phạm là ông chủ phạt, phạt tiền từ 50 - 100 nghìn/ lần, hoặc phạt cọ rửa nhà vệ sinh, có khi chúng em còn bị mắng chửi té tát. Có hôm 10h đêm chúng em ngủ cả rồi vẫn bị đập cửa gọi dậy bằng hết để họp, thậm chí bắt chúng em đi tìm giấy tờ để đi photo nộp cho ông ấy ngay giữa đêm. Gọi là họp, nhưng buổi này chủ yếu để ông chủ nhà bắt lỗi phạt sinh viên, quát mắng, đe dọa, chửi bới" - Hằng ấm ức tâm sự.
Sốc, xấu hổ...
Sau một tháng đi học, tân sinh viên Nguyễn Trần Nam - ĐH Nông nghiệp Hà Nội đã trang bị cho mình sự cảnh giác cao độ, và một gương mặt lạnh, thái độ có phần gai góc, khác hẳn lúc vừa từ quê ra phố. "Nguồn cơ từ vụ xe buýt" - Nam thổ lộ.
Theo đó, Nam đã "nếm mùi" xe buýt ngay trong lần đầu say xe. Vì không có kinh nghiệm, vì bị động, Nam nôn ngay trên xe mà không kịp xin túi nilon. Mệt mỏi, sợ hãi, Nam còn chết khiếp vì thái độ hung hăng của lái xe và phụ xe. "Họ quát tháo em ngay trước mắt bao nhiêu hành khách, bắt em phải về cuối bến lau chùi. Em đã xin lỗi, gần như phát khóc nhưng họ không tha..." - Nam tủi thân nhớ lại.
Rời xa gia đình, các tân sinh viên bước vào đời với nhiều điều khó đoán trước
... và cảm động
Nhiều kỷ niệm buồn, song vẫn có những tân sinh viên bộc bạch, điều các bạn lạc quan là giữa Hà Nội xô bồ, vẫn có những khoảnh khắc tình người xúc động. Nguyễn Thị Thùy Trang, SV ĐH Dược Hà Nội kể, em cũng nhận được sự giúp đỡ bất ngờ từ một người lạ trên đường.
"Hôm ấy đã khá muộn nhưng em bị lạc vì lên nhầm xe buýt. Điện thoại thì hết pin, người vừa mệt vừa sợ. Đang nước mắt lưng tròng, không biết làm thế nào thì gặp một cô - dáng vẻ là người đi làm về. Cô ấy nhìn thấy em khóc, dừng lại hỏi thăm, an ủi em như người thân vậy. Sau đó cô ấy cho em mượn điện thoại gọi cho bạn ra đón, và còn đứng chờ hơn 1 tiếng đồng hồ cho đến lúc bạn em ra đến nơi mới yên tâm ra về" - Thùy Trang kể.
Theo Vietnamnet
Tình người nơi xa xứ Lệ đã ngồi được, đi lại phải có người dìu, bước đi chập chững như trẻ lên 3. Đôi chân vòng kiềng của dân miền biển Quỳnh Lưu như càng níu kéo cái thân hình bé nhỏ của Lệ xuống thấp hơn... Lệ đang phải tự khó nhọc tập dượt từng thao tác. Sáng 2/10, tôi với anh Trương Quang Giáo, chủ tịch...