Trở lại đất anh hùng Đạ Chais

Theo dõi VGT trên

Sau 20 năm, tôi trở lại quê hương của những người anh hùng người dân tộc thiểu số ở Đạ Chais dưới chân núi Bidoup của huyện Lạc Dương, Lâm Đồng.

Họ là những Kasá Hà Siêng, Kasá Hà Ba…, những người một thời cùng với buôn làng nhịn ăn để ủng hộ lương thực cho bộ đội, những người một thời cùng buôn làng dời dân vào tận vùng sâu để lập phòng tuyến chống địch…

Cả làng theo cách mạng

Tôi tìm đến nhà già làng Kasá Hà Siêng, một trong hai già làng rất có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số Đạ Chais. Già kể chuyện cũ: “Dân Đạ Chais mình hồi đó chỉ ba chục cái nóc nhà thôi, khoảng ba trăm năm chục người dân. Hồi đó, Đạ Chais có 3 buôn là Đồng Mang, Đạ Tro và Đưng Tpó. Năm 1962, ba mươi cái nóc nhà của dân Đạ Chais mình đã phá ấp chiến lược, bỏ làng vào rừng sâu lập căn cứ kháng chiến. Từ đó đến 1975, có thêm 5 lần dời làng nữa. Cả dân Đạ Chais này theo cách mạng, già trẻ lớn bé gì cũng theo hết. Lớn thì vô du kích đánh giặc. Nhỏ thì theo mẹ lên nương lên rẫy làm ngô làm lúa rẫy tiếp tế lương thực cho bộ đội…”.

Trở lại đất anh hùng Đạ Chais - Hình 1

Già làng Kasá Hà Siêng (phải) và ông Kasá Hà Ba ôn lại chuyện cũ.

Trong kháng chiến chống Mỹ, Đạ Chais là xã trăm phần trăm người dân tộc thiểu số có các tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, một trung đội du kích và có cả Ban Chỉ huy xã đội. Tỉnh ủy Tuyên Đức và Huyện ủy Lạc Dương ngày trước cũng có một thời đứng chân trên địa bàn rừng núi Đạ Chais và luôn được lực lượng du kích ở đây bảo vệ an toàn. Không chỉ thế, lực lượng du kích Đạ Chais còn là lực lượng rất tin cậy trong việc trông coi trại giam tù binh và đồng thời bảo vệ hành lang chiến lược của tỉnh trong suốt thời kỳ chống Mỹ.

Những con người một thời

Nói Đạ Chais cả làng theo kháng chiến quả là đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Theo ký ức của người già thì ngày trước, dân làng Đạ Chais cứ hễ lớn lên biết cầm con dao là biết vót chông, con trai lớn thêm tí nữa là cầm súng vô du kích hoặc vào bộ đội chủ lực; người già thì lên nương trồng tỉa để lấy lương thực nuôi quân… Chông và cạm bẫy của con trai con gái Đạ Chais đã từng làm nên một tuyến bô phòng dài cả chục cây số khiến cho kẻ địch bao phen khiếp vía khi càn vào đây. Rồi, cũng những ngày ấy, dân Đạ Chais còn huy động cả làng đi dân công tải đạn, tải lương thực thực phẩm, hàng hóa và cả phục vụ thương binh. “Hồi ấy, dân Đạ Chais mình có lúc xuống tận Vũng Rô (Phú Yên) để tải vũ khí từ Bắc đưa vào đó chớ” – già làng Kasá Hà Siêng nhớ lại.

Gặp K’Roong (51 tuổi, ở buôn Klong Klăn), anh kể: “Bố mình là K’Khoang, mẹ là Ka Yá. Họ mất cả rồi. Hồi chiến tranh, cả hai đều tham gia kháng chiến, cả hai đều xuống tới dưới biển để chuyển vũ khí. Mình đang làm chế độ cho hai người nhưng chưa xong…”. Quả thật, những con người “của một thời” như thế ở Đạ Chais thì nhiều lắm. Nói như già làng Kasá Hà Siêng là “cả cái xã Đạ Chais này hết đánh Mỹ rồi đến giải quyết chuyện Fulro nên hầu hết là người có công. Mà bà con mình thì sau giải phóng có mấy ai còn lưu giữ những thứ giấy tờ này nọ đâu…”. Tôi hỏi: “Còn bản thân già làng thì sao?” . “Mình tham gia kháng chiến ở vùng rừng này nè. Mình ở trong bộ đội “đường dây”. Có mấy trận mình tham gia cũng “vang” lắm. Ví dụ như trận đánh vào Sở trà Cầu Đất (Đà Lạt), đánh vào ấp Quảng Hiệp (Đức Trọng), pháo kích Trường Võ bị Đà Lạt, đánh sân bay Cam Ly…”. Giải phóng về, ông là Huyện ủy viên (Lạc Dương), sau đó được tăng cường vào Đạ Sar (một xã cũng thuộc huyện Lạc Dương) làm Chủ tịch Mặt trận… đến 1996 thì về hưu.

Còn đây là Kasá Hà Ba, năm nay đã gần 70 tuổi. Hồi năm 22 tuổi (1967), Kasá Hà Ba tham gia cách mạng, thuộc lực lượng thanh niên xung phong mở đường Trường Sơn. Năm 1970, trong một trận chống càn, ông bị thương. Kasá Hà Ba nói: “Mình bị thương ở ngay Đạ Mưng này thôi, tức là sau khi đi biên giới về lại Đạ Chais. Mảnh đạn cối giờ vẫn đang còn trong đùi này đây. Bác sĩ bảo cứ để nguyên nó vậy, mổ lấy không được đâu”…

Làng dưới chân núi

Trở lại đất anh hùng Đạ Chais - Hình 2

Trường Tiểu học Long Lanh.

Bây giờ, con đường nhựa nối Đà Lạt (Lâm Đồng) với Nha Trang (Khánh Hòa) đi ngang qua Đạ Chais đã tạo cho vùng đất này một thế phát triển mới. Tôi hỏi già làng Kasá Hà Siêng: “Già ơi, bà con mình có ai đi làm rừng không?”. Già hỏi lại: “Làm rừng theo kiểu nào? Theo kiểu nông lâm hay đi làm lâm tặc? Ở đây, nhà nào cũng nhận rừng để quản lý bảo vệ. Rừng Bidoup này là của dân mình mà. Hồi kháng chiến, cái rừng này bảo vệ dân, nuôi bộ đội. Nay Nhà nước nói dân mình bảo vệ thì phải bảo vệ nó chớ. Ở đây, không có thanh niên nào vào rừng cưa gỗ lậu đâu. Có chăng là người nơi khác đến thôi”. Điều này được ông Bonto Ha Yiêng (Chủ tịch xã Đạ Chais) và anh Lê Văn Hương (Giám đốc VQG Bidoup Núi Bà) xác nhận: Hầu hết bà con dân tộc thiểu số ở Đạ Chais (với số dân cả xã hiện nay khoảng 1.500 người, 300 hộ) đều được nhận rừng. “Ở hai thôn Klong Klăn và Đưng Ksị thuộc lâm phần của Trạm Kiểm lâm Klong Klăn – Hạt Kiểm lâm Bidoup, VQG Bidoup Núi Bà, có hơn 90 hộ nhận QLBV hơn 4.000ha rừng. Với mức 350.000 đồng/ha thì mỗi năm mỗi hộ có thu nhập thêm cũng kha khá!” – anh Nguyễn Thành Minh – Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Klong Klăn – cho biết. Nói như già làng Kasá Hà Siêng hay như Chủ tịch xã Ha Yiêng thì “chỉ thỉnh thoảng ở Đạ Chais mới xảy ra một vụ lấn chiếm đất rừng nhưng ngay lập tức người lấn chiếm được nhắc nhở, nếu lớn hơn thì đưa ra dân kiểm điểm nên dân xã này chẳng mấy ai nghĩ đến chuyện phá rừng đâu”.

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Dương, những buôn làng dưới chân núi Bidoup này đến nay có không nhiều hộ giàu nhưng về cơ bản là không còn nhiều hộ đói như những năm trước. Đêm, tôi lưu lại ở làng Klong Klăn để tìm cảm giác “đêm rừng” của hai mươi năm về trước. Nhưng, mấy chàng thanh niên lại nói với tôi rằng “Muốn có cảm giác ấy thì có ngay thôi, nhưng phải… mang rượu cần ra rừng; còn ở đây, giờ đã là “phố” rồi!”.

Theo laodong

Cựu binh Mỹ tìm sự thật ảnh thảm sát Mỹ Lai

Tóc bạc trắng, nhà báo, nhiếp ảnh gia Ron Haeberle ngồi trong quán cà phê dưới chân Cột Cờ Hà Nội, gần Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, gương mặt đầy suy tư khiến tôi cứ nghĩ ông là người Mỹ trầm lặng. Nhấp một ngụm cà phê, ông nói: "Sang Việt Nam lần này, tôi sẵn sàng gặp bất cứ ai để có thể làm sáng tỏ một sự thật...".

Buổi sáng định mệnh

Video đang HOT

Hóa ra người cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam này vẫn còn sự thật cần làm rõ sau khi đã phơi bày một sự thật kinh hoàng khiến nước Mỹ và cả thế giới phẫn nộ.

Đến mức, nhiều người Mỹ phải thảng thốt kêu lên: "Đó không phải là sự thật. Không thể tin nổi chuyện như vậy đã xảy ra". Nhưng đó là sự thật. Sự thật về cuộc thảm sát Mỹ Lai tưởng như đã bị chôn vùi nhưng đã được Ron Haeberle đưa ra ánh sáng.

"Tôi không thể quên được buổi sáng định mệnh hôm ấy, tôi đi trên trực thăng tới Mỹ Lai. Tôi mang theo hai chiếc máy ảnh: một chiếc Laika chụp phim đen trắng để nộp cho quân đội; một chiếc Nikon riêng của tôi chụp phim màu..." , Ron Haeberle nhớ lại.

Lúc ấy, Ron Haeberle không phải là nhà báo chuyên nghiệp mà là một quân nhân tập sự, được đi theo đại đội Charlie làm nhiệm vụ chụp ảnh những xác chết, để phục vụ việc báo cáo thành tích "diệt Việt cộng" của quân đội, và cung cấp hình ảnh cho tờ Stars and Stripes của quân đội Mỹ.

Cựu binh Mỹ tìm sự thật ảnh thảm sát Mỹ Lai - Hình 1

"Anh che chở cho em" ở khu chứng tích Sơn Mỹ

Sáng 16/3/1968, một nhóm lính Mỹ đổ bộ xuống thôn Mỹ Lai, Sơn Mỹ (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) trong một cuộc tiến công "càn quét Việt cộng". Khoảng 140 lính Mỹ, chủ yếu ở hai trung đội Bravo và Anphal của đại đội Charlie dưới sự chỉ huy của đại tá Ernest Medina.

Ngay khi đổ bộ xuống, lính Mỹ bắt đầu bắn phá điên cuồng vào mọi mục tiêu: người lớn, trẻ em, gia súc. Trong vòng bốn tiếng đồng hồ, quân Mỹ đã giết chết 504 thường dân, hầu hết là phụ nữ, người già và trẻ em. Những người lính quân đội Việt Nam (Việt cộng) trên thực tế lúc đó ở cách Mỹ Lai 240km.

"Bằng mọi giá tôi đi tìm sự thật nhân vật trong bức ảnh này là ai, họ còn sống hay đã chết. Khi sự thật lịch sử mất đi thì tính nhân văn cũng không còn".

Ron Haeberle

Trung úy William Calley, chỉ huy đại đội Charlie - đại đội đã giết chết hơn 300 người dân ở Mỹ Lai ra lệnh "giết sạch, đốt sạch" những gì thấy trong làng. Ron Haeberle kể: "Khi chúng tôi đến gần hơn, tôi chứng kiến một người phụ nữ đang cố đứng dậy từ đống xác người, có vẻ chị ta, không thể đứng. Tôi không biết chị ta có phải Việt cộng không, chỉ biết chị là một trong những mục tiêu vẫn đang chuyển động, và một người lính đã sớm kết liễu chị bằng một phát súng vào đầu.

Ngay sau đó tôi thấy một người đàn ông già dắt hai đứa trẻ đi tới. Đó là những người Việt đầu tiên tôi nhìn thấy ở một khoảng cách gần. Ngay sau đó ông ta cùng hai đứa trẻ bị bắn chết. Tôi thực sự sốc, ông ta không có dáng vẻ gì là một du kích Việt cộng, hai đứa trẻ lại càng không. Đó chính là bức ảnh người đàn ông chết trên ruộng lúa và xác đứa bé trai nằm trên đường mà tôi đã chụp".

Tôi hỏi: "Ông đã chụp bức ảnh nổi tiếng: "Anh che chở cho em" trong bối cảnh nào?"

Ron Haeberle đáp: "Khi máy bay quay lại và rà xuống mặt đường làng, tôi nhìn thấy một cậu bé đang nằm xuống che chở cho em gái mình. Tôi bấm máy".

Cựu binh Mỹ tìm sự thật ảnh thảm sát Mỹ Lai - Hình 2

Ron Haeberle

Khi "người chết sống lại"

Cuộc thảm sát Mỹ Lai đã bị bưng bít, vụ việc vẫn chưa được biết đến nhiều khi nhà báo Seymour Hersh đăng bài viết đầu tiên trên một tờ báo nhỏ, trước đó rất nhiều báo đã từ chối đăng câu chuyện "không mấy thuyết phục" của ông.

Ron Haeberle quyết định gọi điện cho một người bạn, Joe Eszterhas, từng làm biên tập viên của tờ The Plain Dealer nói: ông có những bức ảnh về Mỹ Lai. Những bức ảnh của Ron Haeberle đã thực sự tạo nên một cơn địa chấn trong lòng nước Mỹ.

Những "người hùng" quân đội Mỹ bỗng chốc trở thành những tên sát nhân man rợ. Một cuộc điều tra quy mô lớn trong quân đội Mỹ do tướng William Peers thực hiện kéo dài ba tháng.

Ron Haeberle được mời đến nhiều nơi ở nước Mỹ để nói chuyện về cuộc thảm sát. Ông trở thành nhân chứng quan trọng của vụ việc tai tiếng nhất lịch sử quân đội Hoa Kỳ.

Nhưng mỗi khi nhắc lại câu chuyện thảm sát Ron Haeberle lại cảm thấy đau đớn. Ông thốt lên: "Tôi ở đó. Tôi là một trong họ. Tôi có tội như mọi người khác".

Nhiều người đã đặt câu hỏi vì sao hầu như tất cả các bức ảnh ông chụp về vụ thảm sát Mỹ Lai đều là cảnh những người dân đã chết, không có cảnh lính Mỹ đang giết họ.

Ron Haeberle thường im lặng. Ít ai biết ông đã lặng lẽ xé đi rất nhiều bức ảnh lính Mỹ giết dân lành Mỹ Lai, vì xấu hổ, vì bất lực trước tội ác và vì nỗi đau cứ giày vò mỗi khi nhìn lại những khoảnh khắc kinh hoàng ấy.

Tháng 10/2011, Ron Haeberle trở lại Sơn Mỹ thăm lại nơi vụ thảm sát xảy ra. Cùng đi với ông có một nhân vật đặc biệt mà từ đó mở ra một sự thật khác khiến cho Ron Haeberle cứ đau đáu muốn làm sáng tỏ. Nhân vật đặc biệt ấy chính là Trần Văn Đức - đứa bé trong bức ảnh nổi tiếng "Anh che chở cho em" ngày nào.

Cựu binh Mỹ tìm sự thật ảnh thảm sát Mỹ Lai - Hình 3

Ông Ron Haeberle trở lại Mỹ Lai ngày 16/3/2013 và gặp gỡ các nhân chứng để tìm sự thật cho bức ảnh

Nhấp một ngụm cà phê, Ron Haeberle phá tan không khí trầm uất khi kể cho tôi nghe về câu chuyện "người chết sống lại" khi ông trở lại Mỹ Lai.

Trần Văn Đức - cậu bé Mỹ Lai - trước đó ở gần chợ Bình Đức, cách Mỹ Lai gần 10km. Năm 1967, vì sợ bom Mỹ oanh tạc vào khu đông dân cư, gia đình Trần Văn Đức tản cư về Mỹ Lai sinh sống. Khi sự kiện xảy ra, Đức 7 tuổi.

Sáng đó, 5 anh em anh Đức cùng mẹ bị lính Mỹ lùa ra tập trung nơi ruộng lúa. Sau loạt đạn đầu tiên, mẹ anh Đức trúng đạn vào chân và bụng, các chị em của anh rải rác quanh đó, hoặc bị thương, hoặc nằm im giả chết.

Khi toán lính rút vào làng, mẹ Đức bảo anh ôm lấy em gái Trần Thị Hà, 14 tháng tuổi trốn về nhà bà ngoại. Bà bị thương không thể đi theo. Đức nghe lời mẹ ôm em gái đi trên đường làng, không lâu sau đó mẹ Đức bị tên lính Mỹ thứ hai bắn chết.

Đức và Hà đi bộ 7km về đến nhà bà ngoại, không lâu sau chị gái anh cũng sống sót và tìm được về nhưng một chị gái, em gái và mẹ của Đức vĩnh viễn nằm lại trên cánh đồng.

Đức, Hà và chị gái anh sống những ngày đói khổ trong sự đùm bọc của bà ngoại. Sau này Đức lớn lên, đi học, trở thành công an huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi rồi đi xuất khẩu lao động tại Đức và ở lại đó.

Về ban quản lý khu chứng tích Sơn Mỹ, Đức phát hiện mình và em gái chính là hai nhân vật trong bức ảnh "Anh che chở cho em" đang treo ở đây (bức ảnh do Ron Haeberle chụp, nhưng khu chứng tích đã không đề tên tác giả).

Đức rất ngạc nhiên khi chú thích của bức ảnh lại ghi là "Trương Bốn, Trương Năm, sau khi bức ảnh được chụp lại, hai đứa bé đã bị bắn chết".

Theo Đức, bức ảnh đã viết sai sự thật lịch sử vì nhân vật trong đó không phải là Trương Bốn, Trương Năm và người được chụp vẫn còn sống.

Sau nhiều buổi làm việc, thư từ điện thoại, gặp trực tiếp kiến nghị của Đức với lãnh đạo Quảng Ngãi, Sở Văn hóa Quảng Ngãi đã chỉ đạo BQL Khu chứng tích sửa lại thành: Anh che chở cho em trước họng súng quân thù, hai em bị lính Mỹ bắn chết sau khi bức ảnh được chụp.

Lần sửa lại này, theo Đức, vẫn viết sai sự thật lịch sử nên tiếp tục kiến nghị. Nhưng con đường chứng minh mình và em gái là hai nhân vật trong bức ảnh và vẫn còn sống quả thật "hành lộ nan". Người đàn ông này đã phải viết đơn khiếu nại lên Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Anh Tuấn.

Phóng viên ảnh bị lãng quên và sự thật chưa được chấp nhận

Trần Văn Đức đã tìm gặp Ron Haeberle và họ cùng nhau trở lại Sơn Mỹ để chứng minh một sự thật: nhân vật trong bức ảnh "Anh che chở cho em" là Đức và em gái và họ không chết như chú thích ảnh.

Tới khu chứng tích Sơn Mỹ, dù cố gắng che giấu tâm trạng nhưng Ron Haeberle không giấu được thất vọng khi những bức ảnh về vụ thảm sát Mỹ Lai không đề tên tác giả. Ông lắc đầu: "Phóng viên ảnh thường bị lãng quên".

Trong cuộc đối chất 24/10/2011 tại khu chứng tích Sơn Mỹ, lãnh đạo khu chứng tích và chính quyền địa phương vẫn khăng khăng cho rằng hai đứa bé trong bức ảnh "Anh che chở cho em" đã chết. Ron Haeberle khẳng định: khi ông chụp bức ảnh thì hai đứa bé còn sống. Nhưng sau đó hai đứa bé còn sống hay chết thì dĩ nhiên ông không thể biết.

Sau cuộc đối chất, Trần Văn Đức và em gái cùng Ron Haeberle đã ra thực địa quãng đường 43 năm trước để "đi lại". Giữa cánh đồng xanh ngắt như cái buổi sáng năm ấy, giữa bờ cỏ và con đường những người từng hai đầu chiến tuyến đã dựng lại cảnh một bức ảnh mà thực tế đã trùng khớp từng chi tiết.

Cựu binh Mỹ tìm sự thật ảnh thảm sát Mỹ Lai - Hình 4

Đức và em gái diễn tả lại cảnh tượng lúc Ron chụp bức ảnh "Anh che chở cho em"

Mồ hôi và nước mắt của Ron Haeberle và hai anh em Đức đã rơi trong khi diễn cái cảnh mà chỉ nhớ lại thôi cũng khiến họ run rẩy. Nhưng cuộc "thực địa" của họ không được Khu chứng tích Sơn Mỹ quan tâm.

Ron Haeberle ngồi lặng một lúc, ngắm Cột Cờ và chiếc máy bay trưng bày trước Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, rồi nói với tôi: "Những gì ở Mỹ Lai rất buồn. Chúng ta không thể thay đổi lịch sử, nhưng có thể thay đổi cách nhìn về lịch sử".

"Ông có tin chắc nhân vật trong hai bức ảnh "Anh che chở cho em" là hai anh em Trần Văn Đức?". Ron Haeberle quả quyết: "Bây giờ tôi có thể khẳng định 99% đó là hai anh em Đức. Đức kể thời điểm tôi chụp ảnh Đức ôm Hà chạy trên đường làng và Đức ngẩng lên nhìn thấy một chiếc trực thăng có vẽ hàm cá mập với bộ răng trắng.

Đúng là có một chiếc trực thăng như thế. Đức cũng nói vào thời điểm đó có hai đứa trẻ đang chạy về phía đường 521 (đường làng Sơn Mỹ), chi tiết này cũng chính xác. Và điều quan trọng nhất là khi chụp ảnh, tôi chụp theo trình tự thời gian đã được đánh thứ tự 1 2 3 4 trên phim.

Đức đã diễn tả được câu chuyện và về chiếc trực thăng cá mập theo đúng trình tự về thời gian, không gian như tôi đã đánh dấu".

Mặc cho người chụp ảnh, nhân vật trong ảnh, nhiều nhân chứng và cả chuyến "thực địa" đều chứng minh "Anh che chở cho em" chính là Đức và Hà, nhưng lãnh đạo khu chứng tích Sơn Mỹ vẫn không muốn nói về việc này và không chấp nhận sự thật.

Lần trở lại Việt Nam này, ở Hà Nội, Ron Haeberle đã gặp Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên tư lệnh quân khu 4. Tại cuộc gặp, Trung tướng Thước đã nói với người cựu binh Mỹ: "Việc này không chỉ liên quan đến một cá nhân anh Đức hay ông giám đốc bảo tàng, mà chuyện liên quan đến nhiều người và một sự kiện lịch sử rất lớn. Nếu ai đó nên nghe ông thì phải là người có lời nói và vai trò quan trọng. Tôi mong sự thật được trả về đúng vị trí để công bằng với cả người sống và đã mất. Theo tôi nên có một cuộc hội thảo. Hai bên đều có chứng cứ, đều nên đưa ra để bảo vệ quan điểm. Tôi rất hoan nghênh ông Ron đến đây hôm nay".

16/3 mới đây, đúng ngày kỷ niệm 45 năm vụ thảm sát Mỹ Lai, Ron Haeberle trở lại nơi mà mình đã chụp những bức ảnh gây chấn động nước Mỹ. Ông lại gặp gỡ các nhân chứng, lại đi trên con đường làng xanh ngắt, lúa còn ngậm sữa ấy.

Vẻ bình yên khiến nỗi đau của ông nguôi ngoai đi nhiều. Nhưng người đàn ông Mỹ 70 tuổi này vẫn quyết đi tìm sự thật cho bức ảnh của chính mình. Ông nói: "Bằng mọi giá tôi đi tìm sự thật nhân vật trong bức ảnh này là ai, họ còn sống hay đã chết. Khi sự thật lịch sử mất đi thì tính nhân văn cũng không còn".

Nhưng một điều không cần tìm, chính là người chụp những bức ảnh thảm sát Mỹ Lai vẫn treo ở Khu chứng tích Sơn Mỹ, nhưng sao người ta vẫn không đề tên tác giả Ron Haeberle?

Theo ANTD

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Kết luận sự cố khiến máy bay về Nội Bài bung mặt nạ oxy khẩn cấp
06:12:33 05/11/2024
Bão Yinxing dự báo vào Biển Đông
09:15:02 05/11/2024
Tìm thấy thi thể du khách bị sóng biển cuốn mất tích tại Phú Quý
11:46:59 04/11/2024
Thanh tra trách nhiệm 2 nguyên Chủ tịch huyện Nhơn Trạch và Trảng Bom
06:07:27 05/11/2024
Phát hiện tàu có chữ nước ngoài trôi dạt gần đảo Lý Sơn
07:04:42 04/11/2024
Phát hiện thi thể dạt vào bờ kè ở đảo Phú Quý, nghi nam du khách mất tích
08:13:51 04/11/2024
Mưa lớn gây ngập cục bộ ở thành phố Đông Hà
11:27:29 04/11/2024
Cứu 2 người thoát nạn khỏi đám cháy lúc rạng sáng ở quận Cầu Giấy
11:51:48 04/11/2024

Tin đang nóng

Cặp đôi đình đám showbiz chính thức "toang" sau 1 năm phim giả tình thật
20:25:28 05/11/2024
Hóng: Người đẹp Vbiz đã có bạn trai, rầm rộ tin hẹn hò đồng giới chỉ là cú lừa?
22:33:01 05/11/2024
Siêu thảm đỏ hot nhất Cbiz: Triệu Lộ Tư mặc sến lép vế trước dàn mỹ nhân, Bạch Lộc đụng độ "tình địch" Ngu Thư Hân
20:35:30 05/11/2024
20 trẻ mầm non nhập viện nghi ăn nhầm thuốc chuột: Cô Hiệu phó tiết lộ lý do
21:57:23 05/11/2024
Đen Vâu lộ diện sau thời gian dài ở ẩn giữa tin đồn lên chức "bố bỉm"
21:47:13 05/11/2024
Con gái MC Quyền Linh trả lời nghi vấn thẩm mỹ ở tuổi 16, hút 2 triệu lượt xem
21:00:58 05/11/2024
Vợ chồng Khánh Vân, Quốc Trường cùng dàn sao đổ bộ Phú Quốc dự hôn lễ một cặp đôi Vbiz!
20:53:14 05/11/2024
NSND Kim Xuân bật khóc: "Điều tôi nuối tiếc nhất là không sinh được nữa"
20:22:14 05/11/2024

Tin mới nhất

20 trẻ mầm non nhập viện nghi ngộ độc thuốc diệt chuột

19:08:16 05/11/2024
Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, 20 học sinh mầm non vào nhập viện đều trong tình trạng tỉnh, một số cháu có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, quấy khóc đã được các bác sĩ xử trí ngay.

Vụ xe ben lùa nhiều phương tiện ở Bình Dương: Tài xế khai hệ thống phanh không hoạt động

10:09:33 05/11/2024
Khi xe đi đến đoạn ngã tư giao nhau với đường Tố Hữu (phường Uyên Hưng,TP Tân Uyên) thì bất ngờ tông vào 4 ô tô và 1 xe máy đang dừng chờ đèn đỏ phía trước.

CSGT bí mật ghi hình học sinh đi xe máy rồi vào tận trường để xử lý vi phạm

14:29:52 04/11/2024
Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) bố trí tổ công tác bí mật ghi hình học sinh đi xe máy rồi phối hợp cùng nhà trường xử lý vi phạm.

Xe khách giường nằm mất lái tông vào tường rào nhà dân

14:20:20 04/11/2024
Xe khách mất lái, lao vào nhà dân rồi tông gãy trụ viễn thông VNPT, cột đèn chiếu sáng ở huyện Chư Pưh, Gia Lai.

Tìm thấy thi thể 2 học sinh trên sông Nậm Mộ

20:49:06 03/11/2024
Sau hơn 2 ngày nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể của 2 học sinh lớp 3 (ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) bị đuối nước.

Cháy chung cư ở TPHCM, hơn 60 người được cảnh sát tinh nhuệ giải cứu

12:27:24 03/11/2024
Tổ Cảnh sát đặc biệt tinh nhuệ tiếp cận các vị trí có người mắc kẹt, sử dụng các thiết bị hiện đại như máy hút khói, dò tìm nạn nhân. Chỉ sau thời gian ngắn, hơn 60 người được cảnh sát tinh nhuệ giải cứu và hướng dẫn thoát khỏi sự cố an...

Giải cứu 2 vợ chồng kẹt cứng trong cabin xe tải sau tai nạn

12:21:05 03/11/2024
Ngày 3/11, Trạm CSGT Tây Bắc (Phòng CSGT, Công an TPHCM) vẫn đang phối hợp với Công an huyện Củ Chi điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn trên quốc lộ 22, xã Tân Thông Hội làm 2 người bị thương nặng.

Quảng Bình: Bé trai 2 tuổi đuối nước, tử vong dưới đồng ruộng

06:43:49 03/11/2024
Đang đi chơi, bé trai 2 tuổi tại H.Lệ Thủy (Quảng Bình) không may bị ngã xuống đồng ruộng ngập nước, bị đuối nước, tử vong.

Nha Trang: Phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ đang phân hủy mạnh

21:01:01 02/11/2024
Ngày 2.11, UBND xã Phước Đồng (TP.Nha Trang) cho biết, các đơn vị nghiệp vụ đang tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ, đang bị phân hủy mạnh.

4 người thoát nạn khi ô tô bất ngờ bốc cháy trên cầu Rạch Miễu

20:33:01 02/11/2024
Vừa đi hết cầu Rạch Miễu, hướng xuống cù lao Thới Sơn (TP.Mỹ Tho, Tiền Giang), ô tô 7 chỗ bất ngờ phát hỏa rồi bùng cháy dữ dội, may mắn nữ tài xế và 3 người khác đã kịp thời thoát khỏi xe.

50 ngày dùng phác đồ "chưa có tiền lệ" hồi sinh em bé Làng Nủ

18:57:17 02/11/2024
Ngày đầu nhập viện, phổi của bé như một khoang chứa đầy cát và sỏi. Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai khẳng định chưa từng có ca nào tổn thương nặng nề như vậy.

Có thể bạn quan tâm

Qatar trưng cầu ý dân về việc bãi bỏ bầu cử Quốc hội

Thế giới

05:48:43 06/11/2024
Chính quyền Qatar gọi đây là "cuộc thử nghiệm" và đề xuất thay đổi Hiến pháp. Theo đề xuất, toàn bộ số ghế trong Hội đồng Shura sẽ lại do Quốc vương Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani bổ nhiệm.

Trước thông tin bị đột quỵ, danh hài Xuân Hinh lên tiếng về tình hình sức khỏe

Sao việt

23:35:03 05/11/2024
Mới đây, trên trang cá nhân, danh hài Xuân Hinh đã đăng tải một clip để chia sẻ về tình trạng sức khỏe hiện tại của mình.

Tình thế đảo ngược với Enzo Fernandez ở Chelsea

Sao thể thao

23:33:20 05/11/2024
Inter Milan và Barcelona sẵn sàng thực hiện một động thái chuyển nhượng bất ngờ dành cho Enzo Fernandez khi cầu thủ này đối diện với tương lai bất định tại Chelsea.

Bóng hồng trong 'Độc đạo' tiết lộ cảnh bị cưỡng hiếp và 'ăn tát' nhiều nhất

Tv show

23:26:34 05/11/2024
Trong phim Độc đạo, diễn viên Thanh Huế vào vai Tuyết, một trong những bóng hồng gây chú ý trong phim. Và cũng là vai diễn mà nương tử bị đánh nhiều nhất.

Thực đơn tiệc sinh nhật trong tù của Sean 'Diddy' Combs gây sốc

Sao âu mỹ

23:22:24 05/11/2024
Ông trùm âm nhạc tai tiếng Diddy tròn 55 tuổi vào ngày 4.11 trong Trung tâm giam giữ Metropolitan ở Brooklyn, New York (Mỹ).

Quán quân The Masked Singer thừa nhận ngoại tình với người cũ dù đã có 2 con

Sao châu á

23:18:37 05/11/2024
Nữ ca sĩ thừa nhận cáo buộc ngoại tình và cho biết cô đang suy ngẫm sâu sắc về những sai lầm của mình. với tư cách là 1 người vợ và người mẹ.

Tiết lộ thú vị từ nhân vật khiến khán giả bất ngờ nhất 'Độc đạo'

Hậu trường phim

23:10:53 05/11/2024
Mạnh Cường - diễn viên thủ vai Dũng kính lần đầu chia sẻ về những bí mật phía sau nhân vật khiến khán giả bất ngờ nhất phim Độc đạo .

Hồ Quỳnh Hương ám ảnh câu nói của NSND Hà Thủy

Nhạc việt

22:56:38 05/11/2024
Nhân tháng chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, ca sĩ Hồ Quỳnh Hương chia sẻ chân thành về cô giáo kính yêu - Đại tá, NSND Hà Thủy.

Hai tài tử sexy nhất thế giới cùng xuất hiện trong bom tấn hành động 6.200 tỷ

Phim âu mỹ

22:43:59 05/11/2024
Chris Evans và The Rock - hai tài tử từng được tạp chí People bình chọn là người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh cùng góp mặt trong bom tấn 250 triệu USD Red One: Mật mã đỏ .

Bộ sưu tập các mẫu nhà vườn đẹp được nhiều người tìm kiếm

Sáng tạo

22:24:31 05/11/2024
Trở về với thiên nhiên, sở hữu một nhà vườn đẹp, trong lành, sẽ mang đến cho chúng ta nhiều năng lượng tích cực.

Bức ảnh khiến nữ ca sĩ đỉnh nhất thế hệ Gen Z rơi vào rắc rối

Nhạc quốc tế

22:13:23 05/11/2024
Nắm chắc trong tay 9 giải Grammy, sở hữu tượng vàng Oscar cùng vô số kỷ lục âm nhạc, Billie Eilish là nghệ sĩ sinh trong thập niên 2000s out trình nhất hiện tại.