Trở lại Angkor Wat
Buổi chiều hôm trước, chúng tôi tới trung tâm bán vé để mua vé đi Angkor Wat sáng hôm sau. Sau 4 năm, tấm vé vẫn không thay đổi, chữ ký quen thuộc và vẫn là giá 37 USD.
Tấm vé có ảnh giống như một kỷ niệm cho ai đến Campuchia, tới Xiêm Rệp làm cuộc hành trình khám phá Angkor Wat.
Angkor Thom đang được tu bổ.
Lần trước tôi đến nơi này vào năm 2018, sau 4 năm trở lại, vẫn là một cảm giác mới lạ, vẫn là tò mò chiêm ngưỡng công trình kiến trúc kỳ vỹ của nhân loại được xây dựng từ thế kỷ XIII, và chắc chắn không ai có thể trong vài giờ đồng hồ có thể khám phá hết nơi này, một khu vực với diện tích lên tới 162 ha.
Angkor Wat thiết kế và xây dựng được tiến hành vào nửa đầu thế kỷ XII dưới thời vua Suryavarman II. Đến cuối thế kỷ XII, Angkor Wat từ một trung tâm tín ngưỡng Ấn Độ giáo dần chuyển sang Phật giáo, bị lãng quên từ thế kỷ 16. Dẫu bị bỏ hoang một thời gian dài, nhưng chính nhờ có hào nước bao bọc chung quanh đã bảo vệ cho nơi này ít bị “rừng hóa”. Trong cả một thời gian dài bị chìm khuất trong những cánh rừng đại ngàn ấy, Angkorr thức dậy bởi chính nhà sư António da Madalena, người Bồ Đào Nha đến đây vào năm 1586 trong một chuyến đi. Nhưng Angkor Wat được biết đến bởi nhà tự nhiên học và thám hiểm người Pháp Henri Mouhot vào giữa thế kỷ XIX, ông viết: “Nó vĩ đại hơn tất cả những gì người Hy Lạp hay La Mã để lại cho chúng ta, và thể hiện một sự tương phản đáng buồn cho tình trạng man rợ mà đất nước đang mắc phải”.
Với tấm vé, bạn có thể đến Angkor Wat hai lần, có thể ở lại cả ngày không ai ngăn cản. Nhưng nếu không đi theo hướng dẫn, bạn dễ dàng đi lạc trong thành quách nghìn năm ấy. Đặc biệt, người Campuchia không cần phải mua vé tham quan, và quy định mới trong năm 2022 thì những người đã định cư ở Campuchia cũng không phải mua vé tham quan. Số tiền bán vé cho du khách quy vào các quỹ từ thiện, in rõ ràng trên tấm vé.
Xe trung chuyển đưa bạn vào khu vực đền. Khu vực là cả một thảm xanh tuyệt đẹp, có hồ nước và cỏ xanh, thỉnh thoảng có những chú khỉ bạo dạn ra tận bên ngoài tò mò nhìn. Là lối vào quen thuộc bằng phao, bởi con đường chính đang sửa chữa. Những biểu tượng đầu rắn Nagarr có khắp nơi, vũng nước phía bên phải nhìn từ trong ra hiện đang được tôn tạo, đây là góc chụp ảnh đẹp nhất để 5 ngọn tháp phản chiếu trên mặt nước. Những cây thốt nốt vẫn điểm xuyết giữa những ngọn tháp, đường đi vào len lỏi, nơi này mở ra một nơi khác, và chúng tôi chẳng dám đi xa, vì sợ lạc đường.
Đền rễ cây (Ta Prohm).
Video đang HOT
Rồi tới Angkor Thom, đền đang được tu bổ nên chúng tôi vào bằng cổng phụ. Angkor Thom được Vua Jayavarman VII xây dựng sau Angkor Wat gần 100 năm. Có tổng cộng 256 gương mặt đá trên 54 tháp nhìn khắp hướng ở đền Bayon nên vào đây nơi nào cũng có thể nhìn thấy. Những mảng đá đổ sụp được giữ lại, những chỗ vào bên trong bị giới hạn, nên du khách đa phần chỉ nhìn ngắm bên ngoài.
Cảm giác đầy ấn tượng chính là vào đền rễ cây (đền Ta Prohm). Ta Prohm được người Pháp phát hiện ra vào cuối thế kỷ XIX, đền đài bị rừng rậm bủa vây, và cho đến nay, ngôi đền trở thành kỳ ảo khi rễ cây chồm ôm lấy khắp nơi, và việc lấy chúng ra khỏi chắc chắn là điều không làm được. Ta Prohm có 39 tòa tháp lớn nhỏ được liên kết bởi các khu vực trưng bày. Khu bảo tồn được bao quanh bởi năm bức tường hình chữ nhật với phần tường bao bọc dài 1km, rộng 600m. Nhưng du khách chỉ đi theo con đường đã chỉ sẵn, nhằm tránh thất lạc và tránh nguy hiểm.
Xe để ngoài xa, chúng tôi đi qua cổng, những cây cổ thụ rất nhiều trên lối đi, có một chiếc lều che tạm, nơi đó là những nhạc công biểu diễn khi khách đi ngang hoặc dừng lại, việc bỏ tiền ủng hộ tùy tâm không bắt buộc. Một vòng cung vào trong thâm u này quả thật là thú vị. Là dừng chân ở những đền đài mà rễ cây khổng lồ bám lấy, giống như chúng gắn bó với nhau cả ngàn năm, vì rễ cây rất to lớn. Để chụp một tấm ảnh nơi những rễ cây này phải xếp thứ tự, vì ai cũng muốn có một tấm ảnh làm kỷ niệm
Ở Ta Prohm có một ngôi đền nhỏ, đồn rằng vua Campuchia thời ấy bắt các cung nữ vào trong vỗ tay vào lồng ngực mình, nếu có tiếng vang lại là trung thực, còn không là giả dối. Nhiều du khách cũng đứng ở bức tường vỗ ngực để nghe tiếng vọng của âm thanh.
Angkor Wat có bình minh để người tìm đến thức dậy thật sớm đến để tận ngắm. Còn hoàng hôn thì lên đỉnh Bahkeng cách đó không xa để ngắm mặt trời lặn trên những đền đài hoang phố. Và dẫu đã tới đây nhiều lần, vẫn muốn trở lại.
Mỹ Sơn được coi là Angkor Wat của Việt Nam
Thánh địa Mỹ Sơn là địa điểm khảo cổ quan trọng, với nhiều ngôi đền Ấn Độ giáo cổ kính ẩn mình giữa rừng già, được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Ảnh: Steve Douglas.
Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) là quần thể di tích các đền thờ Ấn Độ giáo ở miền Trung, được xây dựng suốt 10 thế kỷ. Ngày nay, khu di tích được xếp vào danh sách Di sản Thế giới.
Chuyên trang du lịch The Travel giới thiệu những ngôi đền tại Mỹ Sơn khiến người ta liên tưởng đến các công trình nổi tiếng nhất của Angkor Wat ở Campuchia.
Kho báu khảo cổ học vĩ đại nhất Việt Nam
Mỹ Sơn là câu chuyện về một thành phố lụi tàn của một nền văn minh đã mất. Giống với các thành phố cổ kính khác ở Đông Nam Á, nơi đây "lạc" vào sự đổ nát và hoang tàn giữa rừng rậm tươi tốt.
Ảnh: Franks Travelbox.
Các đền thờ Ấn Độ giáo tại Mỹ Sơn thờ thần Shiva (còn được gọi với tên khác như Bhadreshvara). Những công trình này được xây dựng trong khoảng thời gian 1.000 năm từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 14 bởi các vị vua Chăm Pa. Mỹ Sơn cũng được đánh giá là nơi có quần thể đền Ấn Độ giáo quan trọng nhất ở Đông Nam Á, đôi khi được so sánh với Angkor Wat.
Thánh địa Mỹ Sơn không chỉ là một địa điểm tôn giáo quan trọng mà còn là nơi chôn cất của hoàng gia Chăm Pa và các anh hùng dân tộc của vương quốc. Nơi đây cũng là địa điểm khảo cổ có người sinh sống lâu nhất trong khu vực.
Tàn tích còn lại sau bom đạn
Mỹ Sơn được người Pháp tái khám phá vào thế kỷ 19. Sau đó, họ đã khôi phục các phần của khu phức hợp cổ đại. Có thời điểm, địa điểm này có hơn 70 ngôi đền cùng nhiều tấm bia với những dòng chữ quan trọng được khắc bằng tiếng Chăm và tiếng Phạn.
Đáng tiếc, phần lớn kiến trúc cổ ở đây đã bị phá hủy bởi cuộc ném bom của Mỹ. Ngày nay, trong số khoảng 70 ngôi đền từng tồn tại, con số chỉ còn lại khoảng 20.
Mặc dù vậy, tàn tích của nền văn hóa Chăm Pa cổ cùng 20 ngôi đền vẫn mang đến một khung cảnh uy nghi và ấn tượng cho bất cứ ai được đến thăm, khám phá. Đi giữa khu di tích, du khách sẽ ngỡ như lạc đến thời kỳ hoàng kim của vương quốc Chăm Pa cách đây hàng trăm năm.
Ảnh: Andychewwk, Zenm0nkey108.
Tham quan các ngôi đền ở Thánh địa Mỹ Sơn
Giống như Angkor Wat, Thánh địa Mỹ Sơn có khung cảnh đẹp mê hoặc trong thung lũng rừng nhiệt đới tươi tốt. Di sản thế giới được UNESCO công nhận thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Mỹ Sơn cách thành phố du lịch nổi tiếng Đà Nẵng khoảng 69 km về phía tây nam và cách kinh đô Trà Kiệu lịch sử của Chăm Pa khoảng 10 km.
Mỹ Sơn là địa điểm khảo cổ lâu đời của Việt Nam. Ảnh: Shutterstock.
Có rất nhiều tour du lịch giá cả phải chăng đến Mỹ Sơn với dịch vụ đón tại khách sạn và hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Du khách sẽ được nghe nhiều câu chuyện thú vị về những ngôi đền cổ và địa điểm này. Bạn cũng có thể tự di chuyển đến khu di tích, mua vé vào cổng và tự do khám phá, check-in theo lộ trình riêng của mình.
Bí quyết hồi sinh ngành du lịch của Campuchia Với lượng du khách đến từ Trung Quốc, từng là dòng khách quốc tế chính của Campuchia, đang 'nhỏ giọt', quốc gia này có kế hoạch hồi sinh ngành du lịch như thế nào? Angkor Wat, viên ngọc quý của ngành du lịch Campuchia, hiện chỉ đón 2.000 du khách mỗi ngày, giảm so với con số 8.000 du khách thời điểm trước...