“Trò không cần đến trường nếu thầy chỉ là thợ dạy”
Người thầy lên lớp nếu chỉ để truyền kiến thức thì học sinh không cần đến trường. Mà người thầy phải viết được cái gì vào tâm hồn các em, truyền cho các em tư duy trong cuộc sống.
Ý kiến của thầy Nguyễn Ngọc Ký được nhiều giáo viên, sinh viên chia sẻ, đồng tình tại buổi tạo đàm Tiếp lửa lòng yêu nghề với chủ đề “Hình mẫu người giáo viên tương lai” diễn ra mới đây tại ĐH Sư phạm TPHCM.
Giỏi thôi chưa đủ
Tại buổi tọa đàm, thầy Nguyễn Ngọc Ký cho rằng, nhiều người kiến thức uyên bác, thâm sâu nhưng khi đứng lớp lại không thành công bởi họ không truyền được cảm hứng cho học sinh (HS).
Người thầy không phải là thợ dạy, có kiến thức là đủ. Nếu chỉ vì kiến thức, học trò không cần đến trường, các em ở nhà đọc sách, có rất nhiều kênh để tìm hiểu. Theo thầy Nguyễn Ngọc Ký, người thầy đứng trên bục giảng, khác với người thợ là phải viết được vào tâm hồn các em ham muốn tìm hiểu, học hỏi và giúp các em trưởng thành hơn sau mỗi tiết học.
Thầy Nguyễn Ngọc Ký: “Người thầy lên lớp phải viết được cảm xúc vào tâm hồn các học sinh”.
“Để làm được điều này, người GV phải tạo được không khí học tập, tạo được tâm thế của người thầy và đặc biệt phải tạo được tâm thế cho người học. Sau mỗi giờ lên lớp, chúng ta phải trả lời được câu hỏi có điều gì vui, điều gì chưa được để nhìn lại mình. Tôi đi dự giờ nhiều tiết học, có khi phải thốt lên rằng dạy như vậy để các em tự học đi”, thầy Nguyễn Ngọc Ký bộc bạch.
Mơ ước thành công an nhưng cuộc sống dẫn dắt thầy Trần Bình Tặng (GV Trường THCS Lê Văn Tám, Q. Bình Thạnh, TPHCM) đến với nghề giáo. Những năm đứng lớp, thầy Tặng nhận ra, người thầy thành công hay không tùy thuộc rất nhiều vào niềm tin yêu của HS.
Video đang HOT
“Người thầy chỉ giỏi chuyên môn chưa sẽ khó truyền được lửa cho học trò nếu thiếu đi kỹ năng giao tiếp, đồng điệu cùng các em. Lối sống, nhân cách của người GV tác động rất lớn đến niềm tin cho thế hệ trẻ”, thầy Tặng bày tỏ và cho rằng để áp ứng được yêu cầu này, người thầy nếu chỉ yêu nghề thôi, hay chỉ giỏi kiến thức thôi, thì chưa thể đủ.
Phá cách để truyền lửa
Điều mà nhiều GV trẻ cùng nhiều SV ngành Sư phạm tại buổi tọa đàm băn khoăn là hiện nay cần xây dựng hình mẫu người thầy thế nào. Nghiêm nghị để tạo cái uy cho mình hay là gần gũi, thân thiện.
Với kinh nghiệm của mình, cô giáo trẻ Bùi Thị Thùy (GV Văn Trường THPT Lê Thánh Tôn, Q.7, TPHCM) cho rằng sự nghiêm nghị của GV là rất cần thiết. Và trong sự nghiêm nghị đó không thể thiếu sự thân thiện, gần gũi với học trò.
Cô Bùi Thị Thùy: “Người giáo viên phải nhạy cảm, linh hoạt để có phương pháp giáo dục phù hợp đối với từng đối tượng học trò”.
Người GV lúc vào lớp cần nhạy cảm, linh hoạt để biết nên nghiêng về thân thiện hay nghiêm nghị. Cô Thùy nói: “Với những lớp các em rất trật tự, ngoan ngoãn thì tôi áp dụng cách gần gũi với HS ngay từ ban đầu, sau đó sẽ cho các em thấy những nguyên tắc của mình. Còn với lớp học trò cá tính hơn, quậy hơn thì lúc đầu GV cần nghiêm khắc để ổn định trước khi gần gũi các em. Với cách nào đi nữa, người GV cũng phải làm nóng không khí lớp lên, không được để 45 phút trôi qua là thời gian chết hay chỉ để mình độc thoại”.
Để truyền lửa được cho học trò, nhiều ý kiến cho rằng người GV phải thật sự sáng tạo, mạnh dạn thay đổi phương pháp, thậm chí cần mạnh dạn phá cách để thật sự lấy HS làm trung tâm. Cô Hoàng Thị Thắm, Trường THPT Trần Phú, Q. Tân Phú, TPHCM cho biết mình sẽ không ngại “phá rào” giáo án để áp dụng phương pháp học tập cho HS.
Thầy cô không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà phải là người giúp học trò có niềm tin ở bản thân.
“Chỉ khi dự giờ, kiểm tra thì GV cần đảm bảo dạy theo giáo án soạn sẵn. Còn khi lên lớp, tôi sẽ nhìn vào học trò để cảm nhận được các em có hiểu bài không. Nếu các em căng thẳng, quá sức thì hãy ngừng lại, thầy trò cùng giải trí vài phút rồi mới tiếp tục bài học với hình thức khác. Mỗi giáo án luôn phải có nhiều hình thức, cách dạy”, cô Thắm nói.
Đồng tình với ý kiến này, thầy Nguyễn Ngọc Ký cho rằng, giáo án không chỉ là những trang giấy được soạn sẵn mà phải nằm ở trong đầu GV. Bài giảng thành công phải là khi người thầy đặt ra được những câu hỏi mở xoáy vào tư duy của học trò.
“Hình ảnh người GV ngày nay cần thay đổi theo thời gian để phù hợp với yêu cầu thực tế. GV đừng đặt mình vào trị trí người truyền thụ kiến thức mà phải là người giữ vai trò dẫn dắt, định hướng, mở đường cho học trò. Qua đó giúp các em chủ động tiếp thu kiến thức không chỉ trong nhà trường mà cả thế giới xung quanh, tạo nên tư duy mở để các em vận dụng vào cuộc sống. Người GV phải giúp các em có niềm tin ở chính mình, tin vào năng lực của bản thân. Đó mới thực sự là truyền lửa”. – ThS Lê Thị Lan Anh, Phó hiệu trưởng Trường Trung học Thực hành ĐH Sư phạm TPHCM. “Đối với học trò bậc tiểu học, theo tôi, người GV phải thật sự đẹp và quyến rũ. Không phải quyến rũ lộng lẫy kiểu của ca sĩ, người mẫu mà phải quyến rũ trong từng lời ăn tiếng nói, trong từng câu giảng của mình ở mỗi tiết học và cả trong cách sống hàng ngày”.- Cô giáo Đỗ Thanh Yến Nhã, Trường Tiểu học Hùng Vương, Q, 6, TPHCM
Hoài Nam
Theo Dantri
Sáng mai phỏng vấn trực tuyến nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký
9h30 ngày 27/9, nhà giáo "không tay" Nguyễn Ngọc Ký sẽ trò chuyện trực tuyến với độc giả VnExpress.net về những quan niệm sống, hoài bão, cuộc đời đầy gian khó và những thành công của mình.
Nhà giáo ưu tú, nhà văn Nguyễn Ngọc Ký sinh năm 1947 tại xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, Nam Định. Tên tuổi ông từ lâu đã đi vào văn học và lịch sử Việt Nam, như tấm gương sáng về nghị lực phi thường đương đầu với số phận. Năm 4 tuổi, ông gặp cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. 7 tuổi, ông quyết tâm đến trường, cắn răng chịu đau luyện tập dùng chân để viết.
Ông 2 lần được Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu vì thành tích học tập xuất sắc. Năm 1970, ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đó trở về quê đi dạy và trở thành Nhà giáo ưu tú. Năm 1994, ông chuyển từ Nam Định vào TP HCM, làm việc tại Phòng giáo dục quận Gò Vấp để vừa công tác vừa chữa bệnh.
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đánh máy vi tính bằng chân. Ảnh: Lê Phương.
Gần nửa đời người gắn bó với bục giảng, là tác giả của hơn 30 đầu sách, diễn giả khoảng 1.500 buổi giao lưu, cái tên Nguyễn Ngọc Ký đã truyền nghị lực sống cho hàng triệu người. Về hưu, ông vẫn miệt mài viết sách, trong đó có nhiều đầu sách cho lứa tuổi thiếu nhi. Ông còn tư vấn tâm lý qua tổng đài điện thoại và tham gia những buổi nói chuyện.
Ông dùng chân kẹp báo để đọc. Ảnh: Lê Phương.
Hơn 2 năm nay, mỗi tuần nhà giáo Ký phải chạy thận nhân tạo 3 lần. Giữa những đau đớn của bệnh tật, ông hoàn thành những trang cuối của cuốn tự truyện đong đầy cảm xúc về thời sinh viên. Là một người tật nguyền, ông có được câu chuyện tình cổ tích "tình chị, tình em" với 2 người vợ làm lay động lòng người.
Thầy Ký và người vợ hiện tại, em gái ruột của người vợ đầu. Trước khi qua đời, người vợ đã cậy em tiếp duyên chị để đỡ đần anh sớm tối lúc tuổi già. Ảnh: Lê Phương.
Theo VNE
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký và hai người vợ là chị em ruột Trước khi qua đời, bà Nhiễu, người vợ đầu tiên của thầy giáo bị liệt tay Nguyễn Ngọc Ký, dặn em gái nối bước chăm lo cho chồng mình. Ông Ký và người vợ hiện tại, vốn là em gái ruột của người vợ đầu. Trước khi qua đời, người vợ đã hết lòng cậy em tiếp duyên chị để đỡ đần sớm...