Trò hề SEA Games: VĐV đi bộ Việt Nam mất HCV vì đối thủ… chạy
Ở môn đi bộ 10km nữ, VĐV Phan Thị Bích Hà bật khóc tức tưởi vì bị cướp mất HCV một cách trắng trợn. Đối thủ người nước chủ nhà Malaysia, Elena Gohling Yin, đổi từ đi bộ sang chạy về đích và được các trọng tài dung túng để chiến thắng.
SEA Games 29 (2017) tại Malaysia có thể coi là kỳ SEA Games nhiều sự cố và nhiều chuyện “dở khóc dở cười” nhất khi chủ nhà làm mọi cách có thể để vơ vét HCV. Họ tác động vào từ trọng tài, Ban tổ chức cho tới dùng những “chiêu trò” trái luật. Điển hình như ở nội dung bộ 10km nữ, khi VĐV Phan Thị Bích Hà của Việt Nam đã bật khóc tức tưởi vì bị VĐV nước chủ nhà cướp mất HCV một cách trắng trợn.
Bích Hà (áo đỏ) bị tước mất huy chương vàng một cách tức tưởi. Ảnh: Long Hưng.
Cụ thể, nhắm thấy khó có thể thắng Phan Thị Bích Hà, Elena Gohling Yin đã sử dụng “trò bẩn”. Theo đó, ngay từ những vòng đi bộ đầu tiên, VĐV của nước chủ nhà Malaysia này đã nhiều lần phạm luật, khi để 2 chân rời khỏi mặt đất cùng một lúc. Mà điều này là vi phạm quy định của môn đi bộ.
Tuy nhiên, trọng tài lại làm ngơ và thế là Elena Gohling Yin cứ liên tiếp phạm luật. Thậm chí đến vòng đi bộ cuối, VĐV này còn gần như đã chạy để cán đích ở vị trí đầu tiên và giành luôn tấm HCV. Chung cuộc, Bích Hà về đích với thành tích 52 phút 27 giây 78, còn Elena Gohling Yin có thành tích 52 phút 21 giây 50.
Sau khi nhận được kết quả, Bích Hà lộ rõ sự thất vọng, cô ngồi sụp xuống trước cửa phòng thay đồ và bật khóc.
Trường hợp của Phan Thị Bích Hà không phải hiếm ở các kỳ SEA Games. Còn nhớ vào năm 2013, VĐV đi bộ Nguyễn Thị Thanh Phúc đã bật khóc khi nhìn đối thủ chủ nhà Myanmar Saw Mar Lar Nwe chạy về đích.
Theo luật của môn đi bộ, sau 3 lần phạm lỗi, VĐV sẽ bị loại. Nhưng truyền hình Malaysia không trực tiếp toàn bộ quá trình đi bộ, họ không quay bảng báo lỗi nên chỉ có trọng tài mới biết Elena Gohling Yin có nhấc cả 2 chân lên cùng lúc hay không. Mà khi trọng tài đã bị tác động của nước chủ nhà, thì các quyết định bằng cảm tính của họ đương nhiên không còn công minh nữa.
Video đang HOT
Theo Danviet
'Tuyển U22 là tấm gương ở Đoàn thể thao Việt Nam'
Nguyên trưởng đoàn Thể thao Việt Nam ở nhiều kỳ SEA Games dành lời khen ngợi tới U22 Việt Nam sau màn lội ngược dòng trước Indonesia.
Chuyên gia Nguyễn Hồng Minh, Nguyên trưởng đoàn Thể thao Việt Nam ở nhiều kỳ đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới tiếp tục đồng hành cùng Zing.vn, bình luận về các nội dung thi đấu tại SEA Games 30 của Đoàn thể thao Việt Nam.
U22 Việt Nam thi đấu đầy quả cảm và quyết tâm. Ảnh: Thuận Thắng.
Động lực từ U22 Việt Nam
Để nói về ngày thi đấu 1/12, tôi phải ca ngợi tinh thần chiến đấu của U22 Việt Nam. Trong cuộc sống nói chung, khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, chúng ta mới bộc lộ rõ ý chí và nghị lực. U22 Việt Nam gặp Indonesia tối 1/12 là ví dụ. Tất cả đội tuyển thể thao đều cần có bản lĩnh, ý chí và nghị lực vượt khó như thế, bên cạnh đó cũng cần giữ vững sự tỉnh táo.
Với những diễn biến đầy cảm xúc, đối thủ khó chơi, chúng ta cần đủ bản lĩnh và quyết tâm. Tâm lý nôn nóng hoặc yếu không dẫn đến kết quả tốt. Tôi nhận thấy có những khoảng thời gian như vậy. Những pha va chạm trên sân, HLV cũng có lúc thể hiện sự căng thẳng. Tuy vậy, hơn tất cả, nhờ bản lĩnh và sự kiên cường, thầy trò HLV Park Hang-seo có chiến thắng quan trọng. Tuyển U22 là tấm gương cho các đội khác ở đoàn Việt Nam.
Còn khi thi đấu, VĐV phải lấy tinh thần và nỗ lực của các cầu thủ làm gương. Điều đó chắc chắn giúp Đoàn thể thao Việt Nam đạt thành tích cao hơn trong những ngày thi đấu sắp tới.
Lại Gia Thành phá kỷ lục SEA Games ở hạng cân 55 kg. Ảnh: Minh Chiến.
Cử tạ đáng khen, tuyển xe đạp gây bất ngờ
Ởngày thi đấu 1/12, đội tuyển cử tạ giành hai HCV ở nội dung 45 kg nữ của Vương Thị Huyền và 55 kg nam của Lại Gia Thành. Tôi biết Vương Thị Huyền từ khi cô gái miền quê Bắc Giang bắt đầu lên tập luyện ở đội tuyển quốc gia. Nhiều vinh quang và thất bại đã trui rèn bản lĩnh của cô ấy tiếp thêm tự tin cho các đồng đội Thạch Kim Tuấn hay Nguyễn Thị Thúy ở ngày thi đấu 2/12.
Tại SEA Games 30, bộ môn cử tạ có niềm tin lớn vào sự thắng lợi. Đó là thành quả của cả quá trình. Đây là bộ môn được đầu tư trọng điểm. Trải qua quá trình, các nhà quản lý mới chiêm nghiệm được, sau thành công của Hoàng Anh Tuấn với HCB Asian Games 2006 hay HCB Olympic 2008. Đây là môn thể thao phân chia theo hạng cân. Chúng ta hoàn toàn có thể đầu tư những hạng cân phù hợp với thể trạng, con người Việt Nam.
Thành công của dancesport với 2 HCV và 4 HCB cũng đáng khen ngợi. Đó là thành tích cực kỳ xuất sắc, đến từ phong trào xã hội hóa, của những người dày công xây dựng, không phụ thuộc vào ngân sách.
Thành công của dancesport chứng minh con đường tất yếu để phát triển thể thao là xã hội hóa. Tại Thái Lan, tất cả môn thể thao đều do liên đoàn môn đó tổ chức hoạt động, gây quỹ, đầu tư và tự chủ kinh phí. Thể thao của chúng ta lệ thuộc vào ngân sách nhà nước.
Chiến thắng của Đinh Thị Như Quỳnh ở nội dung đua xe băng đồng nữ khiến tôi bất ngờ. Điều đó khẳng định chiến thắng của chúng ta từ khâu tổ chức, chuẩn bị, chiến thuật và tìm hiểu đối thủ.
Vương Thị Huyền thi đấu đầy bản lĩnh để giành HCV hạng cân 45 kg nữ. Ảnh:Việt Linh.
Tiếp tục kỳ vọng vào cử tạ
TDDC như những gì chúng ta dự báo. Các VĐV rất xuất sắc. Họ giành HCB và HCĐ toàn năng, nhưng rõ ràng VĐV Carlos Yulo của Philippines đã chiếm ưu thế với HCV.
Đến ngày 2/12, phần thi chung kết các nội đơn môn sẽ rất gay go. Đội TDDC phấn đấu giành 2 HCV nhưng bây giờ chưa có, cuộc đấu này rất căng thẳng, khó khăn. Hy vọng đặt cả vào nhóm VĐV nam khi đội nữ đang ở giai đoạn chuyển giao thế hệ.
Hôm 1/12, chúng ta giành tới 10 HCV và tổng số 32 huy chương các loại. Đây là ngày mở đầu tốt đẹp cho Đoàn thể thao Việt Nam, tạo đà tâm lý cho những ngày thi đấu tiếp theo. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhớ số lượng huy chương nhiều hay ít phụ thuộc vào việc phân lịch và cả sự may mắn trong bốc thăm.
Ngày 2/12, hầu hết môn thi đấu chưa vào chung kết. Chúng ta chỉ có thể chờ đợi và kỳ vọng vào cử tạ, wushu và cả kurash.
Ở môn wushu, các VĐV của Malaysia và Philippines đang vươn lên mạnh mẽ. Tuy nhiên, các võ sĩ của chúng ta rất bản lĩnh và nhiều kinh nghiệm. Họ sẽ biết cách vượt qua khó khăn.
Kurash thực tế là những VĐV judo trước đây chuyển qua tập luyện khi không có cơ hội tranh huy chương tầm châu lục. Thắng lợi ở hạng cân 90 kg là minh chứng chúng ta có thể thích ứng với môn thể thao này. Đây cũng là sự phát triển linh hoạt nhờ xã hội hóa.
Theo Zing
Một lời giải thích cho lý do bóng đá hoàn toàn thất thế tại Philippines Ở khía cạnh thể thao, người dân Philippines chịu ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa Mỹ, hầu như chỉ thích những môn thể thao đối kháng cá nhân, tính nhiều điểm và trong thời gian không quá lâu. Bóng đá luôn là môn thể thao được người dân Việt Nam quan tâm số 1 tại SEA Games. Thế nhưng, có mặt tại Philippines...