Trợ giúp pháp lý: Nhân tố tích cực thực hiện Công ước quyền người khuyết tật
Bên cạnh các chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật như: Trợ giúp y tế; Trợ giúp giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm và hỗ trợ sinh kế; Trợ giúp thông tin và truyền thông;…
thì chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính nói riêng và người khuyết tật thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý nói chung được coi là một cơ chế giúp người khuyết tật tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Trợ giúp viên pháp lý đang thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khiếm thị.
Tăng cường hoạt động truyền thông
Thể chế hóa quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người khuyết tật, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu về trợ giúp pháp lý. Trên cơ sở đó, hàng năm, Cục Trợ giúp pháp lý đã tham mưu Bộ Tư pháp ban hành kế hoạch triển khai trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính của ngành Tư pháp trên phạm vi toàn quốc, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở Kế hoạch của Bộ Tư pháp, cũng như ban hành Kế hoạch trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trong phạm vi địa phương.
Việc ban hành Kế hoạch trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trước hết thể hiện sự nghiêm túc, kịp thời trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm của Bộ, ngành Tư pháp với đối tượng yếu thế này. Đồng thời, hàng năm, Cục Trợ giúp pháp lý đều có văn bản yêu cầu các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trên toàn quốc chủ động xây dựng Kế hoạch, tích cực triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý để hưởng ứng Ngày người khuyết tật Việt Nam (18/4) và Ngày Quốc tế người khuyết tật (3/12).
Để nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng xã hội đối với người khuyết tật, bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững của Nhà nước “không một ai bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua, Cục Trợ giúp pháp lý đã tăng cường các hoạt động truyền thông để người khuyết tật có khó khăn về tài chính được tiếp cận, thụ hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí của Nhà nước một cách kịp thời, hiệu quả (đã thực hiện phóng sự truyền thông về chính sách trợ giúp pháp lý cho người yếu thế trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam, trong đó có vụ việc về người khuyết tật có khó khăn về tài chính được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong vụ án dân sự về tranh chấp đất đai; trên cơ sở Chương trình truyền hình Quốc hội với cử tri, VTV1 – Đài Truyền hình Việt Nam phát các phóng sự có nội dung các vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính).
Bên cạnh đó, hoạt động truyền thông cũng được thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như kết nối cộng đồng về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính tại cơ cở, xây dựng tài liệu, tờ gấp pháp luật, tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo (đã tổ chức Tọa đàm “Các giải pháp bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật”, Hội thảo “Đánh giá kết quả trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 và giải pháp nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật giai đoạn 2021-2030″).
Trong giai đoạn 2012-2020 đã phát hành trên 300.000 tờ gấp pháp luật với nội dung phổ biến, truyền thông về quyền được trợ giúp pháp lý và các quyền, nghĩa vụ khác của người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính cho các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước của 63 tỉnh/thành phố; phối hợp với Chương trình phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP) và các đối tác, xây dựng “Tài liệu kỹ năng trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật và nạn nhân bạo lực gia đình”, mục đích nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ những người thực hiện trợ giúp pháp lý và những người làm công tác xã hội liên quan đến trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật.
Việt Nam là nước có tỷ lệ người khuyết tật cao so với tổng dân số (khoảng 6,2 triệu người, chiếm 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó 58% là nữ; 28,3% là trẻ em; gần 29% khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, khoảng 10% người khuyết tật thuộc hộ nghèo), nên trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã dành nhiều sự quan tâm, chăm lo cho người khuyết tật nhằm bảo đảm quyền và phát huy vai trò của người khuyết tật trong xã hội.
Hoạt động truyền thông cho người khuyết tật cũng được đẩy mạnh tại các địa phương. Sở Tư pháp các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đã chỉ đạo các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện nhiều biện pháp truyền thông về quyền trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý bằng các hoạt động cung cấp Bảng thông tin về trợ giúp pháp lý, Tờ thông tin về trợ giúp pháp lý, Hộp tin trợ giúp pháp lý, tờ gấp pháp luật, trong đó có nội dung trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại giam, Hội người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội… Bên cạnh đó, nhiều hoạt động kết nối giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có người khuyết tật, cũng như sự phối hợp giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước với các cơ quan báo chí, truyền thông tại địa phương cũng được tăng cường, từ đó phát hiện, thông tin về nhu cầu trợ giúp pháp lý của người khuyết tật thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.
Thực hiện hơn 9 ngàn vụ việc
Có thể nói, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong bối cảnh cả nước bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhưng thời gian qua, hệ thống trợ giúp pháp lý trong toàn quốc đã có nhiều cố gắng trong thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính theo các hình thức: tư vấn, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng. Số lượng người khuyết tật thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý được tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí của Nhà nước ngày càng tăng.
Trong 04 năm thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý 2017, hệ thống trợ giúp pháp lý trong cả nước đã thực hiện khoảng 9.141 vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính, trong đó có 2.062 vụ tham gia tố tụng. Số vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng tăng lên hàng năm và chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số vụ việc trợ giúp pháp lý trong các nhóm đối tượng yếu thế (đã có hơn 400 vụ việc trợ giúp pháp lý thành công hiệu quả cho người khuyết tật). Đặc biệt, có những vụ việc người khuyết tật có khó khăn về tài chính được bào chữa vô tội, được giảm hình phạt, được chuyển tội danh nhẹ hơn (trong lĩnh vực hình sự) hoặc thắng kiện, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình (trong lĩnh vực dân sự và hành chính).
Trợ giúp pháp lý đang thực hiện bào chữa cho bị cáo là người khuyết tật tại tòa.
Với tôn chỉ hoạt động “lấy người được trợ giúp pháp lý là trung tâm”, có thể khẳng định công tác trợ giúp pháp lý đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện các chính sách an sinh của Nhà nước đối với các đối tượng yếu thế, trong đó có người khuyết tật; hoạt động trợ giúp pháp lý đã kịp thời bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật có khó khăn về tài chính nói riêng và người khuyết tật thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý nói chung khi họ có vướng mắc về pháp luật, tạo niềm tin vào công lý của người dân với Đảng và Nhà nước. Qua công tác trợ giúp pháp lý đã góp phần nâng cao nhận thức, sự quan tâm và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân cũng như toàn xã hội đối với nhóm người dễ bị tổn thương này.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả, chất lượng trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính và người khuyết tật thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý khác, trong thời gian tới cần triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp trong Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên Hợp quốc về quyền của người khuyết tật và trong Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030, cũng như Kế hoạch hàng năm về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý của Bộ Tư pháp và của Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành có liên quan đánh giá, tổng kết việc thi hành Luật Người khuyết tật, nghiên cứu, sửa đổi các quy định tại Luật Người khuyết tật, phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
Tăng cường hoạt động kết nối giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có người khuyết tật, các Hội người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật và các cơ quan báo chí, truyền thông từ đó phát hiện, thông tin về nhu cầu trợ giúp pháp lý của người khuyết tật thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.
Nâng cao năng lực cho đội ngũ những người thực hiện trợ giúp pháp lý về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, nhất là kỹ năng nắm bắt tâm lý, giao tiếp, trao đổi thông tin với người khuyết tật ở các dạng tật khác nhau để bảo đảm cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý kịp thời, hiệu quả.
Đẩy mạnh thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý, nhất là những vụ việc tham gia tố tụng; chủ động, kịp thời trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý đối với các vụ việc được báo chí, phương tiện truyền thông phản ánh…
Ai sẽ thay tỉ phú Trịnh Văn Quyết điều hành FLC, Bamboo?
Tập đoàn FLC vừa có thông tin chính thức sau khi Bộ Công an ra quyết định khởi tố và bắt bị can Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT tập đoàn FLC.
Theo thông tin từ FLC, việc khởi tố liên quan đến việc cá nhân ông Trịnh Văn Quyết thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trong thời gian gần đây và vẫn đang trong quá trình điều tra ban đầu, chưa có kết luận chính thức. Ông Trịnh Văn Quyết đã và đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra làm rõ các vấn đề liên quan.
Tỉ phú Trịnh Văn Quyết là ai, đã "thao túng thị trường chứng khoán" như thế nào?
Ông Trịnh Văn Quyết bị bắt từ chiều 29.3. Ảnh THANH HUYỀN
"Tập đoàn FLC không phải là chủ thể có liên quan hoặc có những hoạt động liên quan đến vụ việc này", thông cáo nêu và cho biết, vụ việc hoàn toàn không tác động hoặc làm thay đổi các định hướng quan trọng của FLC trong hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh cũng như phát triển bền vững trong thời gian tới. Đồng thời, cũng không ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, cổ đông cũng như các đối tác đang có giao dịch, hợp tác với tập đoàn.
Ngay sau khi có thông tin, để hạn chế mọi rủi ro có thể phát sinh và đảm bảo hoạt động thường xuyên của tập đoàn, tỉ phú Trịnh Văn Quyết đã ủy quyền cho bà Vũ Đặng Hải Yến, Phó tổng giám đốc của tập đoàn FLC. Theo đó, bà Vũ Đặng Hải Yến sẽ thay mặt và đại diện cho ông Trịnh Văn Quyết thực hiện các công việc, quyền của Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways); cũng như toàn bộ quyền cổ đông tại hai doanh nghiệp nói trên theo đúng quy định pháp luật và điều lệ của công ty.
Bà Vũ Đặng Hải Yến (44 tuổi) được giao điều hành FLC và Bamboo Airways sau khi tỉ phú Trịnh Văn Quyết bị bắt. Ảnh BB
Đồng thời, tỉ phú Trịnh Văn Quyết cũng ủy quyền cho bà Vũ Đặng Hải Yến toàn bộ các quyền liên quan đến các tài sản, quyền tài sản thuộc quyền sở hữu của ông Trịnh Văn Quyết.
Ban lãnh đạo của FLC cũng đã họp và đưa ra các biện pháp, kế hoạch nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của FLC diễn ra ổn định trong tình hình mới, theo đúng mục tiêu, kế hoạch mà HĐQT và ban tổng giám đốc đã đặt ra.
FLC có khoảng 300 dự án đang được nghiên cứu đầu tư và xúc tiến pháp lý trên hơn 40 tỉnh thành, FLC đặt mục tiêu sẽ hoàn thành pháp lý để tiếp tục triển khai hàng loạt dự án trong 2022.
Chiều 29.3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đồng thời thực hiện lệnh khám xét, lệnh bắt bị can đối với tỉ phú Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn FLC, để điều tra về hành vi thao túng thị trường chứng khoán, quy định tại Điều 211 bộ luật Hình sự.
Giả công an phường lừa bán vé ủng hộ trẻ em khuyết tật Hai người đàn ông xưng là công an phường, yêu cầu một chủ tiệm sửa xe trên địa bàn quận Bình Tân mua vé xem ca nhạc ủng hộ trẻ em khuyết tật. Ngày 23-3, Công an phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, TP.HCM tiếp nhận thông tin, xác minh vụ việc hai người đàn ông giả làm công an phường,...