Trò cưng thầy Park và cú sốc sau ánh hào quang
Đình Trọng vừa phải phẫu thuật sụn chêm và ít nhất nghỉ hết năm 2020 để hồi phục. Chuyện gì đang xảy ra với trung vệ xuất sắc này?
Trung vệ Đình Trọng chắc chắn phải nghỉ ít nhất tới hết năm 2020
Thông tin trung vệ Đình Trọng phải phẫu thuật sụn chêm đầu gối trái khiến người hâm mộ không khỏi lo lắng. Cầu thủ Hà Nội đã nghỉ thi đấu từ đầu năm và dự kiến tiếp tục phải nghỉ ít nhất tới hết năm 2020.
Đáng nói hơn, việc viêm sụn chêm xuất phát từ việc anh trở lại sớm sau khi phẫu thuật chữa trị chấn thương đứt dây chằng gặp phải từ năm 2019. Nhiều ý kiến chỉ trích HLV Park Hang-seo vì sử dụng Đình Trọng tại VCK U23 châu Á 2020. Chỉ trích trên phần nào có lý bởi bản thân ông Park cũng không tự tin với thể trạng của học trò.
Nhưng vấn đề không hoàn toàn nằm ở quyết định của thầy Park. Nhìn xa hơn, bộ phận y tế ở đội tuyển và CLB chưa có sự liên kết cần thiết. Điều này rất quan trọng bởi khi khác phương pháp, phương tiện thì quan điểm cũng sẽ khác nhau.
Video đang HOT
HLV Park để Trọng “ỉn” ra sân đương nhiên đã có sự gật đầu của các bác sĩ, chuyên gia y tế ở đội tuyển. Nhưng cùng thời điểm đó, HLV Chu Đình Nghiêm đã cảnh báo, nếu học trò của mình thi đấu có thể để lại hậu quả khó lường.
Vậy tại sao CLB Hà Nội không từ chối để cầu thủ tập trung khi chưa đủ sức khỏe? Hay trao đổi cụ thể và đưa ra lời cảnh báo trực tiếp với ông Park và cộng sự? Nhìn từ quá khứ, rất hiếm trường hợp CLB có tiếng nói về việc này. Thế mới có chuyện nhiều cái tên chấn thương vẫn xách hành lý lên tuyển rồi lại xách vali về.
Hào quang từ đội tuyển, nhất là đội tuyển đang trên đà thành công có thể giúp CLB hưởng lợi, cầu thủ hưởng lợi. Sau VCK U23 châu Á 2018, hàng loạt cầu thủ “lên đời”, sở hữu hàng tỉ đồng tiền thưởng, những hợp đồng quảng cáo béo bở.
Sức hút với các CLB sở hữu những “người hùng Thường Châu” tăng lên đáng kể, tiêu biểu như Hà Nội FC. Từ chỗ chỉ có lèo tèo khán giả, sân Hàng Đẫy luôn trong tình trạng cháy vé trong những trận cầu hot.
Đương nhiên, cái giá phải trả để đánh đổi lại ánh hào quang không hề nhỏ. Giá như không vội vã tái xuất, Đình Trọng có lẽ không mất nhiều thời gian điều trị như vậy. Trong câu chuyện này, hơn ai hết, cầu thủ cũng cần tự chịu trách nhiệm với bản thân.
Trong một phát biểu cách đây không lâu, Duy Mạnh nói đại ý rằng, chỉ cần HLV gọi tên, cảm thấy đá được, mọi cầu thủ sẽ không nề hà ra sân. Tinh thần chiến đấu như vậy rất đáng khen, nhưng nó chưa cho thấy sự chuyên nghiệp.
Tại các quốc gia có nền bóng đá phát triển, cầu thủ luôn có ý thức bảo vệ đôi chân, kiên quyết không thi đấu nếu thể trạng chưa đạt ngưỡng cho phép. Còn với bóng đá Việt Nam, cầu thủ sẵn sàng ra sân, bất chấp hậu quả phải gánh chịu.
Vì sao Đình Trọng phải lên bàn mổ 2 lần trong vòng 1 năm?
Cuối tháng 6/2019, Đình Trọng phẫu thuật chấn thương đứt dây chằng chéo trước ở Singapore. Tháng 3/2020, anh phải quay lại Singapore tái khám. Tháng 8/2020, Đình Trọng mổ lại sụn ở đầu gối...
Như vậy là chỉ hơn 1 năm, Đình Trọng có tới 3 lần phải kiểm tra vấn đề xung quanh cái đầu gối trái của mình. Thực tế hồi đầu tháng 8 vừa qua, Hà Nội FC sau khi biết sụn đầu gối của Đình Trọng gặp trục trặc đã lập tức gọi sang Singapore để nói chuyện với bác sỹ Tan Jee Lim nhằm có sự định hướng trong cách điều trị. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc đi lại giữa hai nước không còn thuận lợi như trước kia, bác sỹ Tan đã giới thiệu cho Hà Nội FC một bác sỹ giỏi trong TP.HCM để tiến hành phẫu thuật cho Đình Trọng.
Vậy, Đình Trọng đã phẫu thuật sụn như thế nào? Trao đổi với Bongdaplus, anh Lê Tuệ Đăng - Giám đốc trung tâm Y sinh học thể thao tại Nha Trang và cũng là người đã và đang hỗ trợ các phương pháp vật lý trị liệu sau chấn thương cho các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp chia sẻ: "Theo kinh nghiệm của tôi thì nếu sụn chỉ dập nhẹ thì sẽ không cần phẫu thuật, có thể dưỡng hoặc tiêm tế bào gốc. Sun rách hoặc dập nặng thì mới cần có sự can thiệp của phẫu thuật. Khi sụn rách thì bác sỹ phẫu thuật sẽ tiến hành khâu hoặc cắt bỏ đi và tạo hình lại sụn. Bởi nếu cứ để tình trạng sụn rách thì sẽ dẫn đến tràn dịch nặng và thoái hóa khớp, nặng dần thêm theo thời gian".
Anh Lê Tuệ Đăng nói thêm: "Phải phát sinh ra tổn thương mới thì Đình Trọng mới cần tiến hành phẫu thuật lần 2. Tôi nghĩ rằng trước đó, bác sỹ Singapore đã làm tốt trách nhiệm phẫu thuật cho Đình Trọng cách đây 1 năm về trước, từ việc giải quyết vào dây chằng chéo trước, sụn chêm đến dây chằng chéo sau rồi.
Đình Trọng cần được bảo đảm thời gian hồi phục hoàn toàn chấn thương trước khi quay lại sân cỏ
Vấn đề ở đây vì những lý do khác nhau mà Đình Trọng trở lại sân cỏ sớm hơn lộ trình. Như chúng ta đã biết thì Đình Trọng tiến hành phẫu thuật vào cuối tháng 6/2019. Đến giữa tháng 1/2020, Đình Trọng thi đấu trở lại: 36 phút trận gặp UAE, 53 phút trận gặp Jordan và 90 phút trận gặp Triều Tiên. Quá trình khi đó mới khoảng 7 tháng. Như thế là có phần vội vàng. Tất nhiên, kể cả mới phẫu thuật đứt dây chằng 3 tháng hoặc ngay cả đứt dây chằng không phẫu thuật thì người ta vẫn đá được. Nhưng đá được và hậu quả ra sao thì đó mới là vấn đề. Nhưng với cầu thủ chuyên nghiệp, việc quay lại sớm có thể sẽ dẫn đến tái phát chấn thương hơn sau này".
Nói thêm về Đình Trong, anh đã trải qua 3 tuần điều trị sau phẫu thuật lần 2. Trước mắt, Đình Trọng sẽ nghỉ hết năm 2020. Dẫu sao, việc các ĐTQG không thi đấu trong năm nay vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng giúp cho Đình Trọng nguôi đi nỗi nhớ phần nào với bóng đá. Anh cần phải được đảm bảo thời gian và điều kiện tốt nhất có thể để tập trung tối đa cho việc tập luyện, trước khi sẵn sàng trở lại sân cỏ ở thời điểm đã phục hồi hoàn toàn.
Không nên nóng vội quay trở lại khi chấn thương chưa hồi phục hoàn toàn
Bác sỹ Choi Ju Yong của các đội tuyển Việt Nam từng nói: "Tôi có nhiều thời gian làm việc với các cầu thủ, từ cầu thủ nam đến cầu thủ nữ, từ các đội tuyển trẻ đến đội tuyển quốc gia. Sau khi làm việc cùng các vận động viên nữ, tôi thấy họ có tâm trạng nóng vội hơn các cầu thủ nam. Các cầu thủ nữ rất mong nhanh chóng được hồi phục để ra sân. Tôi đã giải thích rõ hơn cho các cầu thủ về từng quá trình phục hồi, lúc nào có thể hoặc chưa thể ra sân. Vấn đề y tế trong thể thao rất quan trọng. Tôi nghĩ dù nam hay nữ cũng nên được quan tâm và được điều trị kịp thời, như vậy các vận động viên sẽ có phong độ thi đấu tốt nhất".
Đình Trọng bí mật lên bàn phẫu thuật tại Tp Hồ Chí Minh Theo thông tin của Tiền Phong, trung vệ Đình Trọng vừa qua đã được CLB Hà Nội bí mật cho phẫu thuật tại Tp Hồ Chí Minh. Đình Trọng trong lần phẫu thuật tại Hàn Quốc. Do dịch COVID-19, CLB Hà Nội không thể đưa Đình Trọng ra nước ngoài phẫu thuật. Thông tin của Tiền Phong cho biết, ca phẫu thuật của...