Tro cốt vô chủ của nạn nhân Covid-19 ở Hồ Bắc
Trong nhà hỏa táng ở thành phố Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc, vẫn còn 10 bình đựng tro cốt chưa có người thân tới nhận.
Tro cốt của người chết “đang được chúng tôi bảo quản vì gia đình họ bị cách ly, hoặc đang ở nơi khác và chưa thể quay lại”, ông Sheng, giám đốc nhà hỏa táng Kinh Châu nói.
“Không có lời vĩnh biệt, không có nghi lễ nào”, ông Sheng nói với từ văn phòng của mình, trong một tòa nhà trống trải, trắng đục.
Ở Trung Quốc, đại dịch đã làm đảo lộn không chỉ hoạt động hàng ngày của người sống, mà còn thay đổi cách người chết được tiễn đưa về nơi an nghỉ. Bất kể nguyên nhân cái chết có do dịch bệnh hay không, các gia đình mất người thân ở Trung Quốc bị cấm tổ chức tang lễ từ ngày 1/2 cho tới nay, dù ca nhiễm mới đã giảm mạnh.
Một người đàn ông tự cách ly đứng ở cửa sổ nhìn ra tại thành phố Kinh Châu, Hồ Bắc, Trung Quốc hôm 26/3. Ảnh: Reuters.
Các gia đình không thể đưa tiễn người thân về thế giới bên kia bằng những nghi lễ truyền thống như: thức đêm canh quan tài, mặc đồ tang trắng, người viếng bước xung quanh linh cữu để tạm biệt người chết lần cuối, và các bài cầu nguyện theo tôn giáo.
Một nhà tang lễ ở Kinh Châu lúc này hoàn toàn tĩnh lặng. Bộ đồ bảo hộ lẻ loi treo bên ngoài một căn phòng là nơi nằm nghỉ của các nhân viên chuyên chở thi thể từ bệnh viện đến nhà hỏa táng. Còn với những gia đình có người thân qua đời nhưng đang phải cách ly, họ cảm thấy cô đơn hơn khi không thể cầu khấn trước tro cốt người đã khuất.
“Tôi đã làm gì để xứng đáng bị trừng phạt như vậy?”, Wang Wenjun, cư dân Vũ Hán nói sau khi gia đình cô phải chờ 15 ngày để nhận tro cốt của chú mình, người đã chết vì Covid-19.
Không có đám tang nào được phép tổ chức, các nhân viên hỏa táng của ông Sheng, cũng như các nhân viên hỏa táng trên khắp Trung Quốc phải tiến hành công việc của mình ngay lập tức. Họ cũng phải tuân thủ quy định về quần áo bảo hộ và khẩu trang y tế.
Video đang HOT
“Trước khi có dịch bệnh, buổi cầu nguyện có thể kéo dài ba ngày và sau đó chúng tôi mới làm việc của mình”, ông Sheng nói. “Nhưng bây giờ khi có người chết, bệnh viện sẽ tiến hành khử trùng, sau đó việc hỏa táng được làm ngay”.
Nhân viên ở nhà hỏa táng của ông Sheng thay ca nhau làm việc 24 giờ mỗi ngày, vì bệnh viện có thể gọi điện yêu cầu đến lấy thi thể bất cứ lúc nào. Trước đây, họ chỉ hỏa táng vào buổi sáng.
“Các nhân viên bệnh viện đang làm việc rất vất vả, nhưng các nhân viên tang lễ cũng vậy”, ông Sheng nói.
Trong số 8 lò của nhà hỏa táng này có một lò dành riêng cho các nạn nhân Covid-19, và gia đình họ không có cơ hội nhìn thấy thi thể trước khi hỏa táng. Đối với những thi thể này, nhân viên tang lễ được hướng dẫn mặc đồ bảo hộ toàn thân và làm nhanh gọn.
Một gia đình ở Vũ Hán nhận tro cốt người thân tại hoả táng quận Hán Khẩu hôm 27/3. Ảnh: SCMP.
Trung Quốc ghi nhận hơn 81.000 ca nhiễm và 3.300 ca tử vong, chủ yếu ở Vũ Hán. Kinh Châu, một đầu mối giao thông và du lịch, với 6 triệu dân, cách Vũ Hán 220 km về phía tây, là thành phố đứng thứ sáu ở tỉnh Hồ Bắc về thiệt hại do Covid-19. Kinh Châu có 1.580 ca nhiễm, 52 ca tử vong và một nửa trong số đó được hỏa táng tại cơ sở của ông Sheng.
Hiện các ca nhiễm ở Trung Quốc đã giảm mạnh, đặc biệt Vũ Hán chỉ ghi nhận một trường hợp nhiễm mới trong 10 ngày qua. Chính quyền bắt đầu nới lỏng các lệnh phong tỏa hà khắc. Hồ Bắc đã cho phép cư dân có chứng nhận y tế khỏe mạnh rời khỏi tỉnh từ ngày 24/3. Nhưng ông Sheng vẫn chưa nhận được thông báo chính thức khi nào hoạt động ở nhà hỏa táng được trở lại bình thường. “Có thể vào cuối tháng 4″, ông nói.
Hiện lệnh cách ly vẫn còn và các bình đựng tro cốt vẫn vô chủ.
Sơn Nam
Nữ bác sĩ đạp xe 300km đến Vũ Hán để chống dịch Corona
Cam Như Ý là nữ bác sĩ 24 tuổi, sống tại thành phố Kinh Châu, Hồ Bắc. Dù đang trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và chưa có yêu cầu điều động, nhưng khi virus Corona bùng phát ở Vũ Hán, cô đã quyết định một mình đạp xe tới thành phố này để tham gia vào công tác chống dịch.
Cam Như Ý - nữ bác sĩ đạp xe hơn 300km về Vũ Hán chống dịch (ảnh: Xinhua)
Cam Như Ý là một bác sĩ làm việc tại Viện vệ sinh dịch tễ của thành phố Vũ Hán. Sau khi bày tỏ ý muốn quay lại làm việc, cô đã bị bố mẹ phản đổi gay gắt.
"Đồng nghiệp của con đang phải làm việc quá sức khi nhu cầu xét nghiệm của mọi người ngày càng tăng cao. Con là một bác sĩ và giờ là lúc mọi người cần đến con", Cam Như Ý nói với bố mẹ".
"Nhưng Vũ Hán đang bị phong tỏa. Từ đây đến đó hơn 300km, con định đi bằng cách nào?", bố mẹ cô phản đối.
"Con sẽ tự đạp xe, rồi cũng sẽ đến nơi", Cam Như Ý khẳng định.
Ngày 31.1, nữ bác sĩ Cam Như Ý xuất phát từ thành phố Kinh Châu đến Vũ Hán với hành trang là mì tôm, bánh và vài quả cam. Đêm đầu tiên, cô xin nghỉ chân tại nhà một người quen,
Ngày 1.1, Cam Như Ý đi được thêm khoảng 100km thì bị một số nhân viên an ninh chặn lại, không cho qua cầu Trường Giang. Cô gửi xe đạp ở một cửa hàng tạp hóa rồi yêu cầu được đi bộ qua cầu. Buổi tối hôm đó, cô tìm được một khách sạn nhỏ, ăn tạm mì và nghỉ ngơi.
Cam Như Ý gặp cảnh sát trên đường (ảnh: Xinhua)
Ngày 2.1, Cam Như Ý muốn bắt taxi nhưng không chiếc xe nào đồng ý chở cô đến Vũ Hán. Đến tận trưa mà vẫn không bắt được xe, Cam Như Ý thuê một chiếc xe đạp công cộng rồi tiếp tục đạp đến Vũ Hán.
Buổi tối, cô gặp một vài cảnh sát trên đường. Sau khi biết Cam Như Ý muốn tới Vũ Hán làm việc, họ thuê giúp cô một phòng trọ gần đó và liên lạc với Cục cảnh sát giao thông thành phố yêu cầu giúp đỡ nữ bác sĩ.
10 giờ sáng ngày 3.1, Cam Như Ý được đi nhờ trên một chiếc xe vận chuyển máu. Trưa cùng ngày, cô đến được quận Hán Dương của Vũ Hán. Cam Như Ý tiếp tục thuê một chiếc xe đạp công cộng để di chuyển tới Viện vệ sinh dịch tễ thành phố nhưng cô liên tục bị lạc đường, điện thoại thì hết pin.
"Đường phố vắng tanh nên tôi cũng chẳng biết hỏi ai", Cam Như Ý kể lại.
Chiếc xe đạp mà nữ bác sĩ Cam Như Ý sử dụng (ảnh: Xinhua)
6 giờ chiều cùng ngày, Cam Như Ý cuối cùng cũng tìm đến được đơn vị nơi mình công tác. Sau khi đến nơi, cô lập tức bắt tay ngay vào công việc.
"Tôi không muốn mất quá nhiều thời gian cho việc ăn uống và nghỉ ngơi, thời gian này tôi muốn hoàn toàn tập trung vào công việc", Cam Như Ý chia sẻ.
Theo danviet.vn
Bất ngờ bị hàng xóm chặt cây, chặn cửa nhà vì nghi ngờ nhiễm virus Lo sợ dân đến từ vùng khác mang theo mầm bệnh, cư dân địa phương tại một thị trấn ở Mỹ chặt cây, chặn trước đường vào nhà để buộc những người ở trong phải tự cách ly. Một người đàn ông sống ở thị trấn Vinalhaven (hạt Knox, bang Maine, Mỹ) cho biết bị những người hàng xóm chặt cây, chặn trước...