Trò chuyện với chàng du học sinh người Việt đang nổi đình đám nhờ tài vừa nấu vừa “vẽ” bằng đồ ăn: “Em sẽ thiết kế và kiêm luôn đầu bếp nhà hàng của riêng mình”
Sắp sửa bước vào cánh cửa quan trọng nhất cuộc đời ở tuổi 24, chàng sinh viên kiến trúc Đỗ Xuân Hoàng đã quyết định không dẹp bỏ bất cứ niềm đam mê nào, ngược lại cậu sẽ tận dụng tất cả để tạo nên phong cách riêng trong lĩnh vực ẩm thực.
Mặc dù “Hoàng can cook” không phải slogan yêu thích của Đỗ Xuân Hoàng, song nếu có ai đó thốt lên như vậy thì chàng sinh viên trẻ cũng cảm thấy rất hạnh phúc, vì ngoài việc cầm cọ để vẽ theo đúng chuyên môn thì cầm đũa cầm chảo là việc khiến Hoàng tự tin nhất. Mọi thứ đến với Hoàng rất tự nhiên, và kể từ lần đầu tiên tập tành nấu nướng đến nay thì anh chàng đã có “thâm niên” 14 năm kinh nghiệm, gặt hái thành quả đủ sức cạnh tranh với đầu bếp chuyên nghiệp ở nhà hàng.
Chân dung chàng sinh viên đa tài Đỗ Xuân Hoàng.
Vô tình nổi tiếng trên mạng xã hội sau một bài viết chia sẻ đam mê ẩm thực cách đây vài hôm, Xuân Hoàng khá bất ngờ khi được hàng nghìn người quan tâm chú ý. Ai cũng ngạc nhiên khi ngắm nhìn các tác phẩm đồ ăn trang trí đẹp như tranh vẽ của Hoàng, lại càng ngưỡng mộ hơn khi biết Hoàng thành thạo nhiều thứ tiếng, tài lẻ thì đếm không hết như biết chơi đủ loại đàn, hội họa, chụp ảnh, cắm hoa…
Trò chuyện với Hoàng không phải dễ, mất vài hôm cậu mới hồi đáp được bởi fan hâm mộ gửi tin nhắn cho Hoàng quá nhiều. Chàng sinh viên gốc Hà Nội cũng nhiệt tình ngồi trả lời từng inbox không sót cái nào. Một chàng trai ấm áp, tinh tế và khá thú vị, gu nói chuyện “mặn mà” hơn hẳn vẻ ngoài “mọt sách” thư sinh.
Chào Xuân Hoàng. Những ngày vừa qua có lẽ rất mới mẻ khi bạn bỗng trở nên nổi tiếng trên MXH và được nhiều người yêu mến. Hoàng chia sẻ một chút về bản thân được không?
Mình sinh năm 1996, hiện đang là SV năm cuối ngành kiến trúc ở Tây Ban Nha. Mình sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, gia đình không có ai làm nghệ thuật cả nhưng đều rất yêu nghệ thuật. Riêng chuyện nấu nướng thì có bà ngoại mình nấu các món Hà Nội xưa rất chuẩn, mình cũng học hỏi từ bà khá nhiều và may mắn thừa hưởng một chút tài nấu ăn ngon của bà.
Mấy ngày qua thực sự khá “căng” đối với mình vì mọi người gửi tin nhắn tới tấp, cũng có vài bài báo và trang tin viết về mình nữa. Hoàng rất cảm ơn sự ưu ái mà mọi người dành cho mình.
Hồi nhỏ ước mơ của Hoàng có phải là trở thành đầu bếp không?
Đúng là như vậy luôn, nhưng hành trình thực hiện có vẻ hơi bấp bênh, vì cứ lớn thêm một tí mình lại thay đổi ước mơ một tẹo. Lúc thì muốn làm nghệ sĩ piano, rồi họa sĩ, đến lúc phải chọn ngành để học ĐH thì mình lại chọn kiến trúc sư. Nhưng bây giờ thì mình đã biết rõ là bản thân thực sự đam mê lĩnh vực gì, và mình thích nấu ăn.
Hoàng có nhớ món ăn đầu tiên do bạn tự tay làm là món gì không?
Nhớ chứ, lần đầu tiên tự vào bếp mình làm bánh táo apple pie, khoản thẩm mĩ thì thất bại nhưng hương vị cũng tạm ổn (cười). Và lời khen đầu tiên dành cho các món mình nấu đến từ gia đình thân yêu.
“Nghiện” bếp núc từ năm 10 tuổi, suốt hơn 10 năm qua có sự cố nào đáng nhớ với Hoàng không?
Ôi nhiều lắm, nhưng ấn tượng nhất có lẽ là lần đánh đổ lọ dầu ăn xong lúc lau suýt té thành nghệ sĩ trượt băng, sợ hết hồn.
Video đang HOT
Hoàng từng có ý tưởng điên rồ nào khi nấu nướng chưa?
Mình nghĩ là ai cũng từng có lúc điên khi vào bếp. Còn mình thì thú thật có 1 lần. Nhồi con chim vào con gà, rồi nhồi con gà vào con vịt. Không hiểu là ra cái món gì luôn…
Gia đình, bố mẹ, bạn bè có ủng hộ sở thích nấu ăn của bạn không?
Mọi người vẫn luôn ủng hộ mình, nhưng hồi xưa khi mình định theo học bếp chuyên nghiệp thì bố mẹ cũng hơi ái ngại.
Hoàng có bao giờ khó chịu khi bị ai đó thắc mắc là con trai mà lại thích đeo tạp dề vào bếp không?
Mình nghe câu đó nhiều rồi. Nhưng mình thấy bình thường, không khó chịu lắm, vì thường mọi người cũng có ý khen thôi chứ không chê bai gì.
Hoàng đã học nấu ăn như thế nào khi không theo các lớp chuyên nghiệp?
Hồi mới 14-15 tuổi thì mình bắt đầu nghiện xem MasterChef, xong cũng bắt chước cái kiểu trình bày mà cô giúp việc hay chê là “Cái đĩa thì to mà đồ ăn được có một nhúm”. Sau đó thì mình hầu như hoàn toàn tự học trên mạng, chủ yếu là những video trên Youtube từ các bà nội trợ nổi tiếng như Julia Child, Nigella Lawson và cả những đầu bếp chuyên nghiệp như Raymond Blanc, Marco Pierre White, Gordon Ramsay… Mình muốn tạo phong cách riêng qua cách trình bày nên dành nhiều công sức để nghiên cứu phần đó.
Theo bạn thì điều khó khăn nhất với một người làm đầu bếp “tay ngang” là gì?
Bản thân mình thì khó khăn nhất là chuyện cân đối thời gian với việc học và các sở thích khác. Nhiều khi Hoàng cũng muốn có cơ hội được làm việc trong bếp chuyên nghiệp, nhưng điều kiện thời gian lại không cho phép.
Nguyên liệu mà Hoàng thích nhất là gì?
Có lẽ là trái vả. Mình cũng nấu rất nhiều món từ loại quả này.
Lần đầu tiên nấu cho đông người ăn tại thành phố Segovia ở Tây Ban Nha, cảm xúc của Hoàng thế nào?
Trước lúc ra mắt công chúng thì mình hồi hộp vô cùng, nhưng sau khi tập trung làm, hoàn thành xong tất cả thì mình cảm thấy rất mãn nguyện. Nó còn mang lại kỉ niệm đáng nhớ cho mình khi lần đầu được xuất hiện trên tờ báo địa phương ở Segovia.
Lần đó mình đã chuẩn bị nhiều nguyên liệu khá phức tạp, kỳ công, và ý tưởng sáng tạo là trình bày các món ăn trên một tấm toan chuyên để vẽ tranh chứ không phải là trên đĩa hay khay ăn thường thấy.
Thần tượng của Hoàng là ai?
Với mình hiện giờ thì thần tượng trong âm nhạc là nghệ sĩ piano Glenn Gould, trong kiến trúc là kiến trúc sư Izaskun Chinchilla (mình cũng từng là học sinh của cô ở Tây Ban Nha), trong mỹ thuật là họa sĩ Rembrandt còn trong nấu ăn là đầu bếp Raymond Blanc.
Sau khi tốt nghiệp thì Hoàng dự định làm gì, tiếp tục làm đúng ngành kiến trúc hay theo mở nhà hàng?
Mình sẽ tận dụng chuyên môn về kiến trúc để tự thiết kế nhà hàng của riêng mình, còn đương nhiên mình muốn trở thành đầu bếp rồi.
Hoàng có thể tiết lộ một chút về cuốn sách ẩm thực sắp được ra mắt của bạn không?
Sách dự định sẽ được xuất bản vào mùa thu năm nay, chủ đề về cách sáng tạo các món salad.
Niềm đam mê ẩm thực đã thay đổi cuộc sống của Hoàng như thế nào và mang đến những bài học quý giá gì cho bạn?
Việc nấu nướng các món ăn giúp mình có thể kết nối các mối quan hệ và có những khoảnh khắc đáng nhớ bên gia đình, bạn bè, đồng thời cũng hiểu được quá trình sáng tạo và lao động đầy vất vả đằng sau mỗi món ăn của nghề đầu bếp. Còn gì tuyệt vời hơn khi được tự tay làm đồ ăn ngon mỗi ngày cho những người mình yêu quý chứ?
Lynk
Bạn bè quốc tế xúc động chia sẻ hình ảnh các tình nguyện viên Việt Nam, gọi họ là anh hùng
Mới đây, đầu bếp nổi tiếng Bobby Chinn đã chia sẻ hình ảnh của các tình nguyện viên tại khu cách ly Việt Nam. Bài viết vừa đăng tải đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của đông đảo bạn bè quốc tế.
Trong bài viét của mình, Bobby Chinn đã không ngại bày tỏ rằng "tôi cúi đầu với sự tôn trọng vô cùng" dành cho những con người nhỏ bé lấy chiếu để đắp, ngủ bên lề đường khi vẫn còn mặc đồ bảo hộ trên mình, nằm ngoài khu cách ly tập trung ở Sài Gòn giữa thời điểm diễn biến dịch Covid-19 đang phức tạp tại Việt Nam.
Bài viết của đầu Bobby Chinn thu hút đông đảo bạn bè quốc tế.
Bobby Chinn cũng tiết lộ thêm rằng đây là các tình nguyện viên làm việc tại nơi mà bố của ông đang được cách ly - khu KTX trường ĐHQG ở Sài Gòn.
Vị đầu bếp nổi tiếng không biết nói gì hơn ngoài lòng biết ơn và sự kính trọng đến đội ngũ cán bộ người Việt đang nỗ lực không ngừng vì cộng đồng, trong thời điểm diễn biến dịch corona ngày càng căng thẳng hơn.
Siêu đầu bếp Bobby Chinn và cha của mình.
Sự hi sinh hết mình vì nhân dân đất nước và nghị lực mạnh mẽ của họ đã khiến cho bạn bè quốc tế nể phục vô cùng. Rất nhiều thành viên mạng từ khắp các quốc gia đã dành tặng những lời tốt đẹp cho các "anh hùng" màn trời chiếu đất này, dù không thể giúp đỡ được gì nhưng họ cũng mong dịch sớm được đẩy lùi, gửi tấm lòng biết ơn đến những người đang nỗ lực hết sức vì cộng đồng.
Bên cạnh những lời tốt đẹp gửi đến các "anh hùng" thầm lặng nằm ngủ trên vỉa hè, cộng đồng mạng quốc tế còn chúc bố của Bobby Chinn sớm kết thúc cách ly, sớm được quay trở lại cuộc sống bình thường.
Một số hình ảnh khác của đội ngũ y tế và bộ đội Việt Nam tại những khu cách ly:
Rạng sáng 20/3, các nhân viên y tế vẫn miệt mài tiếp nhận người đến cách ly tại khu ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM.
Hình ảnh những tình nguyện viên chợp mắt giữa sân khu cách ly Ký túc xá Đại học Quốc Gia TP.HCM chạm đến trái tim của bất cứ ai.
Một nhân viên y tế kê dép ngồi nghỉ trên vỉa hè sau những giờ làm việc liên tục.
Nhân viên hỗ trợ kiểm soát dịch bệnh ngủ gục tại sân bay.
Bác tài xế chở bệnh nhân đến khu cách ly tranh thủ chợp mắt trong những giây phút hiếm hoi giữa các chuyến đi.
Trung tá Bùi Vĩnh Nam làm nhiệm vụ điều chuyển xe chở người tới khu cách ly vội vã ăn hộp cơm khi vẫn còn nguyên bộ đồ bảo hộ. Đây là khoảng thời gian ngắn ngủi mà anh Nam được cởi bỏ khẩu trang trước khi tiếp tục công việc.
Bữa trưa ăn vội của các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại khu cách ly.
1h sáng, Tại khu cách ly tập trung huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Để có chỗ ăn ngủ cho công dân, toàn bộ các nhân viên y tế, quân sự, công an... đã nhường luôn vị trí của mình cho họ. Hơn 1h sáng mới đo xong thân nhiệt và hoàn tất các thủ tục. Các chị ăn tạm bữa cơm và thứ duy nhất có thể dùng làm giường là những tấm bìa carton được trải vội dưới hầm nhà xe, ngủ cho qua giấc.
Linh Lung
'Bếp mất anh, em mất chồng, con mất cha, vĩnh viễn không được ăn cơm anh nấu' - câu chuyện bi thương khiến dân mạng 'dậy sóng' 'Từ ngày anh rời bỏ thế gian, phải rất lâu sau em mới dám ăn những món ăn quen thuộc, vì nỗi nhớ cứ ăm ắp trong tim'... Hôm nay (19/3), trên mạng xã hội xuất hiện bài đăng về người chồng quá cố của một góa phụ trẻ khiến nhiều người không khỏi rơi lệ khi đọc. Ngay sau khi đăng tải,...