Trò chuyện và vị tha
Sau nhiều năm gắn bó qua những thăng trầm, chúng tôi kết luận rằng, hai điều quan trọng nhất để có cuộc hôn nhân bền bỉ là luôn trò chuyện và vị tha cho nhau.
Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi thấy ngần ngại khi nhận lời chia sẻ về đề tài “All the men in my life”, bởi đó là một vùng riêng tôi chôn giữ sâu kín trong trái tim, ít chia sẻ với ai.
Làm sao để viết về những người đàn ông trong đời tôi một cách trung thực nhất, mà không tự cảm thấy mình đang vạch áo cho người xem lưng, nhưng vẫn tìm được sự đồng cảm với bạn đọc?
Tự nhiên, suy nghĩ của tôi bắt đầu từ bố.
Trong ký ức tuổi thơ, bố có mùi thuốc lá và mùi tỏi hăng hắc. Bố hay sai tôi, lúc đó tôi khoảng 6, 7 tuổi, ra đầu phố mua thuốc lá cuộn. Mua về, mấy chị em nằm dài ra đòi bố kể chuyện. Bố có tài kể chuyện và vì vậy là người chịu trách nhiệm gieo rắc vào tâm hồn bé bỏng của tôi trí tưởng tượng phong phú, ước mơ cho những điều thần kỳ và huyễn hoặc, sự tò mò về những phương trời xa lạ, sự ham muốn tìm hiểu, khám phá. Bố dạy tôi sự nhân hậu và tình thương cộng đồng bằng những hành động.
Cuối ngày, bố mang về một đống rau quả (cà chua, dưa chuột, củ cải, su hào, xà lách). Tôi hỏi bố sao bố mua nhiều thế làm sao mà ăn hết được. Bố nói muộn rồi mà người bán rau còn nhiều hàng quá, nên mua đỡ để người ta còn về, đường về quê xa. Những lần sau thì tôi không hỏi nữa, mà biết tự chia những túi rau bố mua thành nhiều phần nhỏ, mang cho bớt hàng xóm. Bố truyền cho tôi lòng hiếu khách của một nhà ngoại giao bản năng.
Nếu được đi lại chặng đường của tuổi thanh xuân, có lẽ điều duy nhất mà tôi sẽ sửa đổi là nhận ra sự thiếu thẳng thắn, thiếu lòng dũng cảm của mình khi phải chấm dứt một mối tình.
Video đang HOT
Bữa cơm nhà tôi ít khi chỉ có bố, mẹ, mấy anh chị em, mà luôn có họ hàng, bạn bè xa gần ngồi cùng. Ai đến chơi đúng giờ ăn cơm thì được trao cho một đôi đũa, một cái chén, và mọi người ngồi dịch vào với nhau để có thêm chỗ. Bố dạy tôi cơm gạo không thể thiếu, nhưng đừng bao giờ thiếu tấm lòng với gia đình và với bạn hiền.
Lên 18 tuổi, sang Mỹ học, tôi ở nhà ba mẹ nuôi. Ba nuôi là bạn thân của bố đẻ tôi, là người đàn ông nhân hậu, hiền từ, sâu sắc, tích cực và vui tính nhất mà tôi đã từng gặp. Bố từng là bác sĩ Quân y đóng quân ở Đà Nẵng năm 1967 – 1977, ba luôn day dứt về sự tàn phá của chiến tranh ở mảnh đất này. Ngay khi chính phủ Việt Nam cho phép lính Mỹ quay lại Việt Nam vào cuối những năm 80, ba xin visa đi ngay lập tức.
Nếu được đi lại chặng đường của tuổi thanh xuân, có lẽ điều duy nhất mà tôi sẽ sửa đổi là nhận ra sự thiếu thẳng thắn, thiếu lòng dũng cảm của mình khi phải chấm dứt một mối tình. (ảnh minh họa)
Để rồi 20 năm sau, ba mẹ là những người bạn bác sĩ lập ra một tổ chức từ thiện mang tên “Cây cầu hữu nghị”, mang về nhiều tấn thuốc, dụng cụ y tế, và nhiều đóng góp chuyên môn cho các bệnh viện lớn như bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, Từ Dũ.
Ba mẹ gọi Việt Nam là quê hương thứ hai, ba mẹ nuôi tôi giống con ruột của họ, giới thiệu tôi với tất cả họ hàng, bạn bè, hàng xóm, và luôn nhớ tới chi tiết hoàn cảnh, sở thích, ưu việt của từng người một. Ba luôn kịp thời động viên con cái, cháu chắt trong nhà, nhưng chẳng bao giờ khoe khoang những thành quả của riêng mình.
Là ba, người không bao giờ quên gửi thiệp, gọi điện, viết mail cho 9 đứa con dâu cả dâu cả rể và và 10 đứa cháu trong những dịp đặc biệt. Tết Nguyên Đán nào, ba cũng bắt mẹ đứng chụp hình ba mẹ cầm tấm băng rôn màu đỏ dán dòng chữ “Chúc mừng năm mới”, để gửi làm thiệp cho đại gia đình Việt Nam. Ba chẳng sinh ra tôi, nhưng tôi vô cùng sung sướng mỗi khi có ai nói: “Nhu Nhu giống ba lớn thiệt đó”.
Lớn lên, khi bắt đầu biết yêu thương, một cách vô ý thức, tôi phải lòng những người đàn ông mang tính cách mà tôi yêu và phục ở hai người cha của mình. Họ đều có tài, mang chí tiến thủ, thành đạt, có khiếu ăn nói, thuyết phục, hào hiệp và quan trọng nhất, họ có lòng nhân ái, vị tha cao.
Một người đàn ông của tôi thường xuyên dừng lại ở bất cứ nơi nào có tai nạn để xem giúp được gì thì giúp cho người bị nạn không. Một người là bác sĩ, thường khám giúp, làm thủ tục nhập viện giúp những người xa lạ như thể họ là người thân. Những người đàn ông của tôi rộng lượng, không chỉ với tiền bạc, mà cao cả hơn với thời gian, công sức, trí tuệ dành cho người thân, cho cộng đồng.
Họ thường nhìn đời, nhìn cuộc sống, con người với tấm lòng vị tha, nhân ái, và điều đó đã cuốn hút tôi hơn là địa vị, tiền bạc hay vẻ đẹp bề ngoài là hình thức. Tôi học được nhiều từ những người đàn ông đó, có nhiều kỷ niệm đẹp với những kẻ “làm trai cho đáng nên trai”.
Họ là những họa sĩ đã cùng tôi vẽ nên bức tranh sống động, sôi nổi, rực rỡ, đa chiều mà cũng lãng mạn và thơ mộng – tuổi thanh xuân của tôi. Họ góp phần không nhỏ vào việc hình thành tính cách, để tôi là tôi của ngày hôm nay.
Nếu được đi lại chặng đường của tuổi thanh xuân, có lẽ điều duy nhất mà tôi sẽ sửa đổi là nhận ra sự thiếu thẳng thắn, thiếu lòng dũng cảm của mình khi phải chấm dứt một mối tình. Ghét phải sự đối đầu, ghét phải phân trần và không muốn làm người khác buồn nên tôi thường lặng lẽ ra đi, lặng lẽ rời bỏ mối quan hệ mà không một lời nói năng, hay giải thích gì.
Ngây thơ và ích kỷ, tôi nghĩ đó là cách nhẹ nhàng nhất, ít đau đớn nhất cho một kết thúc. Đó là sự hèn nhát mà tôi tự biện hộ bằng những tên gọi khác. Đã bao lần, tôi lặng lẽ quét những điều không hay vào dưới chiếu, hy vọng sẽ không bao giờ phải nghĩ đến, phải nhìn thấy nữa.
Tôi đã không ý thức được rằng, cái hành động “không nói không rằng” của mình luôn đặt cho những người đàn ông của tôi những dấu chấm hỏi, những băn khoăn, bực bội và chẳng bao giờ khép chặt lại hoàn toàn một quan hệ nào. Tại sao tôi đặt dấu chấm kết? Chuyện gì đã làm tôi không vừa lòng? Điều gì họ đã làm không phải? Tôi sai ở những chuyện gì trong quan hệ đó? Tại sao tôi không muốn nghe ai phê bình mình? Cách tôi đã từng nói chuyện với những người đàn ông của mình thật là tệ.
Người bạn đời của tôi hôm nay là người hướng nội, không phải là con người hào hiệp, bóng bẩy, có sao nói vậy, hiền lành, chân thật như phần lớn người Úc. Là vợ, là chồng 12 năm, đã đi qua những khúc ngoặt, quanh co cũng như bằng phẳng của đường đời, nếm trải đủ cay đắng, ngọt bùi, thất bại và thành công của nhau, chúng tôi đúc kết rằng hai điều quan trọng nhất để có hôn nhân bền bỉ là phải luôn trò chuyện với nhau và vị tha cho nhau để hiểu nhau, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, thử thách của cuộc sống này.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Chỉ mong một chút bình yên
Ngồi đọc mấy bài báo về kẻ thứ 3, bỗng dưng mình thấy buồn, thấy chơi vơi quá, mình sợ sự chia ly quá, rất sợ. Mình sợ cho cái gia đình bé nhỏ của mình, vì nó chông chênh quá.
Tại sao con người rắc rối vậy, sao lại yêu nhau rồi lại làm cho nhau đau khổ, rồi lại chia tay, sao không trân trọng nó nhỉ. Có lẽ do mình yếu đuối quá chăng.
Bây giờ mình đã bù đầu với công việc, nhưng những lúc ở 1 mình, mình vẫn hay nghĩ những chuyện đã qua, và sắp xảy ra, rồi lại khóc. Đi làm ở công ty mới, mọi người hỏi mình có chồng chưa, mình bảo rồi, mọi người không tin, cứ bảo có chồng rồi mà sao nhí nhảnh thế... Mình cảm thấy vui, vì với mọi người mình vẫn còn yêu đời lắm.
Ảnh minh họa
Còn với gia đình chồng, mình cảm thấy chán nản quá, họ vẫn yêu thương mình, nhưng cách sống của họ khác với gia đình bên mình quá, ít quan tâm con cái quá, nó làm gì kệ nó, tối về là được.
Sang năm mới rồi, vậy mà mình cứ ám ảnh, luôn luôn ám ảnh những chuyện anh ấy đã làm với mình, mình cứ sợ anh ấy sẽ không thay đổi được cái tính đào hoa, rồi mình sẽ lại khóc, chia tay ư? Với mình thật khó. Hy vọng năm nay mình sẽ được bình yên, và bình yên, chỉ vậy thôi.
Theo Bưu Điện Việt Nam
5 bài học sau 18 năm kết hôn 18 năm chung sống không một lần xô xát, thành quả lớn nhất từ cuộc hôn nhân của gia đình anh Nhâm - chị Loan (Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) chính là hai cậu con trai ngoan ngoãn, học giỏi. Trong buổi tiệc kỷ niệm 18 năm ngày kết hôn, cả hai rưng rưng xúc động khi kể về cuộc hành trình gần...