Trò chơi nguy hiểm của TQ trên biển
Việc Bắc Kinh coi sức mạnh trên biển là một mục tiêu quốc gia then chốt và sẵn sàng tranh giành các vùng biển ở châu Á cho thấy nước này sẽ trỗi dậy trong tranh chấp chứ không phải hòa bình.
Trung Quốc đang chơi một trò chơi nguy hiểm: Sử dụng biển cả làm nấc thang để tự chứng tỏ mình là cường quốc hàng đầu khu vực châu Á.
Những vùng biển ở châu Á gần đây không hề lặng sóng. Mới tháng vừa rồi, Việt Nam tố cáo tàu Trung Quốc cố tình đâm thẳng vào tàu cá của ngư dân Việt Nam khiến vỏ tàu cá bị hư hại. Philippines lên tiếng phản đối một tàu chiến và 2 tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm lãnh hải của mình.
Còn trên biển Hoa Đông ở phía bắc, tàu công vụ của Trung Quốc lởn vởn quanh nhóm đảo do Nhật Bản kiểm soát năm ngày liên tiếp nhằm khẳng định chủ quyền đối với khu vực mà Nhật Bản tuyên bố thuộc lãnh thổ của họ.
Tàu Trung Quốc bị tố cáo đâm hư hại tàu cá của ngư dân Việt Nam
Trong vài năm qua, xung đột trên biển của Trung Quốc với các quốc gia láng giềng đã được định hình bằng những vụ tranh chấp nhỏ được kiểm soát như vậy, đó là những lần đối đầu giữa các con tàu, những vụ va chạm tàu biển, bắt giữ ngư dân, trò chơi mèo vờn chuột bằng máy bay trên các vùng lãnh thổ tranh chấp.
Tuy nhiên, mật độ xảy ra các vụ việc này ngày càng dày đặc và tạo nên cái mà các chuyên gia gọi là chiến lược căn bản của Trung Quốc, đó là sử dụng biển cả làm nấc thang để Trung Quốc tự chứng tỏ mình là cường quốc hàng đầu khu vực châu Á.
Video đang HOT
Tàu Hải giám Trung Quốc và tàu Cảnh sát biển Nhật Bản trên biển Hoa Đông
Theo các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia an ninh, Trung Quốc đã khởi động một “sứ mệnh” nhằm kiểm soát các vùng biển xung quanh, đó là khuấy động các căng thẳng có thể kéo dài hàng thập kỷ trong khu vực.
Trong bối cảnh các tín hiệu gần đây chứng tỏ rằng thế hệ lãnh đạo mới của Bắc Kinh coi sức mạnh trên biển là một mục tiêu quốc gia then chốt và nước này sẵn sàng tranh giành một vùng biển rộng lớn bắt đầu từ Đông Nam Á tới Nhật Bản và thậm chí là vươn ra cả Thái Bình Dương, các chuyên gia này cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ trỗi dậy trong tranh chấp chứ không phải hòa bình.
Tuy các vụ việc diễn ra gần đây trên biển chưa đến mức kích động bạo lực nhưng chúng lại làm phức tạp thêm môi trường vốn dĩ đã tiềm ẩn quá nhiều rủi ro, một môi trường khu vực mà các quốc gia đang tích cực hiện đại hóa quân đội của mình và không ai chịu xuống thang, làm tăng nguy cơ về một tính toán sai lầm có thể làm bùng nổ một cuộc chiến đẫm máu kéo theo sự tham gia của Mỹ theo hiệp ước phòng thủ ký kết với Nhật Bản và Philippines.
Tổng thống Philippines Aquino thề sẽ chiến đấu đến người lính cuối cùng để bảo vệ chủ quyền trên biển
Các tranh chấp trên biển ở châu Á hiện nay liên quan đến hơn 6 quốc gia, tuy nhiên các quốc gia khác đều coi Trung Quốc là kẻ khiêu khích cố tình gây sức ép lên những tranh chấp từ lâu vốn đã ngủ yên.
Một báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc trước Quốc hội Mỹ khẳng định rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc coi hai thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 là một “cửa sổ cơ hội chiến lược” để mở rộng quyền lực quốc gia không chỉ bằng các tiêu chí kinh tế mà còn bằng khả năng bảo vệ các tuyên bố về lãnh thổ và “giành chiến thắng trong các xung đột tiềm tàng của khu vực.”
Theo các chuyên gia phân tích, ngay cả khi Trung Quốc né tránh xung đột thì sự chuẩn bị kỹ càng cho xung đột của nước này cũng khiến quân đội các nước khác phải phản ứng, mà gần đây nhất là việc Philippines mua sắm tàu chiến. Thậm chí đảng cầm quyền của Nhật Bản hiện nay cũng đang xem xét thay đổi hiến pháp theo chủ nghĩa hòa bình của nước này.
Tàu chiến Trung Quốc
Trong chuyến công du tới Mỹ hồi tháng 5, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã mô tả tình hình hiện nay trong khu vực là một nghịch lý – một khu vực mà các quốc gia thành viên gắn kết chặt chẽ với nhau về kinh tế nhưng lại ngày càng cảnh giác và gầm ghè lẫn nhau. Bà Park Geun-hye khẳng định: “Việc chúng ta giải quyết nghịch lý này như thế nào sẽ quyết định hình thái trật tự mới ở châu Á.”
Theo 24h
Quan hệ ASEAN-Trung Quốc: Kinh tế hay chính trị?
Quan hệ Trung Quốc-ASEAN đang ở thời kỳ thử thách, với các dự án liên kết và hội nhập tiểu vùng bị ảnh hưởng đáng kể bởi tranh chấp biển đảo.
Cách đây không lâu, cơ sở hội nhập và liên kết kinh tế của quan hệ Trung Quốc-ASEAN từng được coi là bền vững, bất di bất dịch. Nhiều nhà phân tích đã cho rằng lợi nhuận nhiều tỷ USD chảy cuồn cuộn vào túi Trung Quốc, Singapore, Indonesia và những công ty khác, sẽ tự động hóa giải những hiềm khích chính trị trong khu vực.
Một cuộc họp cấp bộ trưởng Trung Quốc-ASEAN về hợp tác khoa học-kỹ thuật.
Hình mẫu quá khứ đáng ngưỡng mộ của EU từ lâu đã nhạt phai cùng với cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu và vô số hệ lụy. Trong khi đó, tiến trình hội nhập ASEAN-Trung Quốc đặc biệt nổi lên. Kim ngạch thương mại Trung Quốc-ASEANnăm 2012 đạt 400 tỷ USD (chiếm vị trí thứ ba trong thương mại của Trung Quốc sau Liên minh châu Âu và Mỹ). Đầu tư song phương đang tiến tới mốc 100 tỷ USD, trong đó các nước ASEAN cũng đã đầu tư vào nền kinh tế Trung Quốc tới 76,2 tỷ USD.
Sự phát triển về lượng trong lĩnh vực kinh tế đến giai đoạn nhất định sẽ chuyển thành chất lượng mới cao hơn của sự liên kết hội nhập ASEAN-Trung Quốc.
Tháng 11/2012, trong chuyến thăm của cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đến các nước ASEAN, đã nảy sinh ý tưởng tạo lập dự án lớn nhất thế giới là Đối tác kinh tế toàn diện của khu vực (RCEP) với sự tham dự của 10 nước ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand.
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Brunei hồi tháng 4/2013, ý tưởng của ông Ôn gia Bảo đã có đường nét cụ thể hơn. Đến cuối năm 2015 thì 16 quốc gia kể trên sẽ bắt tay tạo lập cấu trúc của cơ chế thương mại mới. Các chuyên viên đánh giá rằng sáng RCEP là phương án đối trọng với Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP) với 10 quốc gia, do Mỹ cầm đầu nhưng không có Trung Quốc.
Hợp tác Trung Quốc-ASEAN cũng mang đến cho các nước Đông Nam Á cả thách thức và đe dọa. Trong số đó có mối đe dọa ô nhiễm môi trường làm hại hệ sinh thái bằng lưu thông nước những con sông xuyên biên giới. Các chuyên viên bảo vệ môi trường phương Tây và châu Á đang cố gắng thu hút sự chú ý của công đồng thế giới tới việc Trung Quốc xây dựng công trình thuỷ điện trên sông Mekong (dài 4.500 km). Tại Vân Nam, Trung Quốc đã xây dựng đập thủy điện thứ năm trên thượng nguồn sông Mekong và theo nhân định của giới chuyên gia, đập Ngọa Trác Nộ có thể gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hệ sinh thái của sông Mekong, đặc biệt là ở phần hạ lưu của dòng sông lớn này.
Đập thủy điện Trung Quốc ảnh hưởng lớn đến hạ nguồn sông Mekong.
Ngay trong năm 2013, Trung Quốc đã đưa vào vận hành tuyến đường sắt Côn Minh-Ngọc Khê, kết nối tỉnh Vân Nam với các nước láng giềng ASEAN. Mặc dù chiều dài tương đối ngắn của nhánh đường là 141 km, người ta đã dựng 35 đường hầm và 61 cây cầu. Trong triển vọng ngắn hạn, dự kiến xây dựng những phân đoạn tiếp theo đến Mông Tự, không kém phần phức tạp về mặt địa hình. Người Trung Quốc dự định hoàn thành nhánh này vào năm 2014, thực thi kế hoạch xây dựng mạng lưới đường sắt xuyên Á phía đông. Nói cách khác, lợi ích kinh tế và địa chính trị khu vực hiện nay đang ngày càng chiếm phần chủ đạo lấn át và khống chế những tính toán lo âu và dự báo về môi trường.
Theo vietbao
TQ phản đối, Mỹ-Nhật vẫn tập trận chiếm đảo Cuộc diễn tập "Tập kích Bình minh" lấy bối cảnh Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cùng các lực lượng Mỹ đổ bộ lên một hòn đảo và nổ súng tấn công lực lượng chiếm đóng ở đó. Theo các nguồn tin ở Nhật Bản, Nhật Bản và Mỹ vẫn sẽ tiến hành cuộc diễn tập quân sự chung ở California mô phỏng...