Trò chơi độc hại vây cổng trường
Trước nhiều cổng trường, thậm chí trong khuôn viên trường, những món đồ chơi không rõ nguồn gốc, mang tính bạo lực đang được bày bán tràn lan. Thịnh nhất là những miếng dán hình xăm với nhiều hình ảnh kỳ dị rất được học sinh ưa chuộng.
Đẹp, độc, lạ và… rẻ
Cứ đến tầm tan học, trước cổng Trường THCS Chu Văn An (Q.1) lại có một người đàn ông chạy xe gắn máy đến bày bán rất nhiều loại đồ chơi lạ mắt, hấp dẫn như: hình xăm, súng đồ chơi các loại, dây chuyền, hình siêu nhân… Với màu sắc bắt mắt, quầy đồ chơi lưu động này rất thu hút học sinh (HS). Hầu hết các em không “mặn mà” với những món như dây chuyền, búp bê… mà mê mẩn với súng ống và những miếng dán hình xăm. Lựa chọn xong, một HS lớp 7 kéo áo lên cho bạn dán vào một hình mặt quỷ với hai răng nanh nhọn hoắt, lưỡi lè đỏ chót. Trên người em chi chít những siêu nhân, kiếm… đúng đẳng cấp đàn anh. Mất chỉ 4.000đ và chưa đầy hai phút, nhóm “đệ tử” cũng kịp sở hữu cho mình đủ loại hình đại bàng, rắn hổ chúa, đầu lâu… ở bụng, ngực, bắp tay. Trên bao bì của những hình này hoàn toàn không có nhãn hiệu, chỉ độc một dòng chữ “made in China”.
Xe bán đồ chơi, hình xăm trước cổng Trường THCS Chu Văn An thu hút nhiều học sinh
Đối diện cổng Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân (Q.Tân Bình) có một cửa hàng bày bán đủ loại đồ chơi, bánh kẹo. Cứ đến giờ tan học, từng nhóm HS vây quanh cửa hàng để tìm mua đồ chơi, đắt hàng nhất vẫn là các loại hình xăm. Nhiều HS nữ cũng thích thú với những hình hoa hồng, chuột Mickey, Bạch Tuyết, bươm bướm… giống thần tượng Hàn Quốc. Thậm chí, nhiều phụ huynh còn vô tư mua và dán giúp con mình. Một miếng dán chỉ có giá từ 4.000 – 5.000đ với khoảng 10 hình khác nhau. Không chỉ đẹp và rẻ, người dùng có thể xóa thoải mái nếu không thích nữa.
Một số quán hàng rong, cửa hàng quanh khu vực Trường tiểu học Phú Thọ (Q.11), tiểu học Bình Giã (Q.Tân Bình), THPT Marie Curie… bày bán đủ loại đồ chơi độc đáo như: chong chóng quay bằng sắt, hạt nở, cây thông Noel, súng nhựa, kiếm, keo thổi… Qua tìm hiểu, những món đồ chơi này có nhiều tính năng không thể ngờ. Những hạt nhỏ xíu bằng đầu cây tăm khi ngâm trong nước sẽ nở to ra như viên bi; tưới dung dịch lên tấm giấy hình cây thông sẽ “mọc” tuyết trắng xóa chỉ sau vài phút; quả trứng khi ngâm vào nước sẽ nở ra con vịt…
Một cửa hàng bán đồ chơi, miếng dán hình xăm không rõ nguồn gốc trước trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân
Hạt nở, cây thông noel, keo thổi, siêu nhân… được bày bán trong một cửa hàng trước trường tiểu học Bình Giã
Tác hại khó lường
Video đang HOT
Chị Nguyễn Thị Phương Anh (113/53 Trần Văn Đang, Q.3) cho biết: Cháu tôi cứ nằng nặc đòi dán hình xăm cây kiếm. Sau một tuần, vùng da quanh miếng dán bị ngứa, tẩy miếng dán đi thì thấy vùng da ở đó ửng đỏ như vết bỏng. Đưa đi bác sĩ mới biết cháu bị viêm da dị ứng.
Theo TS-BS Lê Ngọc Diệp, giảng viên Bộ môn Da liễu Trường ĐH Y Dược TP.HCM, những hình xăm dán được in trên giấy khi dán lên da thì hình vẽ sẽ chuyển từ miếng giấy sang da và nguy cơ chính là do mực in. Nếu nguồn gốc xuất xứ của mực in không rõ ràng, có các chất gây nguy hại như paraphenylenediamine sẽ gây dị ứng nghiêm trọng cho cả người lớn lẫn trẻ em. Trên da sẽ xuất hiện mụn nước, bóng nước, sẩn đỏ, ngứa, da khô, tróc vảy… Sau khi lành có thể để lại những tổn thương lâu dài như tăng sắc tố sau viêm, sẹo lồi, sẹo thâm. Đối với các trò chơi như: hạt nở, cây thông Noel, keo thổi khi sử dụng đều sẽ phát ra một mùi hôi có thể khiến trẻ thấy khó thở, buồn nôn… Triệu chứng này còn có thể gây ra phản ứng rất nguy hiểm. Nếu trường hợp hạt nở bị văng vào miệng, mũi, có thể chẹn đường thở, đường tiêu hóa có thể dẫn đến tử vong nếu không phát hiện kịp thời.
Đứng ở góc độ tâm lý, ThS tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM khuyến cáo: Các loại trò chơi đều có tác động vào tâm lý theo hai mặt tiêu cực và tích cực. Nếu miếng dán, trò chơi mang tính chất dễ thương như cô tiên, hoa hồng, chú gấu… đôi khi còn phát triển trí tưởng tượng của HS thì ngược lại, những đồ chơi, hình ảnh mang tính bạo lực tạo xu hướng hành động giống như nhân vật. Bên cạnh đó, trẻ thấy bạn bè chơi cũng muốn bắt chước theo sẽ tạo cho trẻ thói quen đòi hỏi không tốt.
Trong căn tin của trường tiểu học Hà Huy Tập (Q.Bình Thạnh) bày bán nhiều đồ chơi có ghi dòng chữ “made in china”.
Học sinh mua thức ăn hàng rong cạnh trường THPT Marie Curie
Học sinh trên đường đi học về, ghé dán hình xăm cho nhau
Nhà trường chỉ vận động là chính
Nhiều hiệu trưởng cho biết, nhà trường chỉ có thể vận động phụ huynh, HS không mua đồ chơi độc hại, thức ăn không rõ nguồn gốc được bày bán bên ngoài để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe HS. Giáo viên không thể cấm hay can thiệp HS mua hàng rong vì đây là hoạt động bên ngoài trường học, thường diễn ra sau giờ tan học. Cô Trần Thị Minh Thi, Hiệu trưởng Trường THCS Khánh Hội A (Q.4) cho biết: Họp phụ huynh, trường thường xuyên nhắc nhở nhưng quan trọng là ý thức của HS. Họ bán ngoài trường thì Ban giám hiệu không cấm được, chủ yếu là địa phương hỗ trợ.
Dù địa phương hỗ trợ ngăn cấm hàng rong trước cổng trường nhưng lực lượng này không đủ dày để túc trực thường xuyên ở tất cả các trường. Vì vậy, hàng rong vẫn hoạt động rầm rộ quanh các trường.
Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng phòng GD-ĐT Q.5 cho biết: Q.5 không cho bán hàng rong trước cổng trường, có đội dân phòng giữ trật tự trước và sau giờ học. Những món đồ chơi độc hại như hình xăm, đồ chơi bạo lực đều nằm trong danh sách cấm với căng tin và quầy học cụ trong trường. Nhà trường thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra, nghiêm cấm không cho bán các đồ chơi độc hại, không rõ nguồn gốc; thức ăn không hợp vệ sinh để đảm bảo an toàn cho HS. Phụ huynh, HS thường mua những thứ này ngoài giờ học, bên ngoài cổng trường nên không thể cấm mà chỉ có thể vận động là chính. Với phản ánh của Báo Phụ Nữ, trong cuộc họp giao ban sắp tới, Phòng GD-ĐT sẽ báo cáo để địa phương chú ý nhắc nhở hàng quán ở nhà dân xung quanh cổng trường không nên bán đồ chơi độc hại. Nếu phát hiện HS sử dụng sẽ tìm hiểu địa chỉ báo lại cho địa phương xử lý.
Theo Tiêu Hà – Hoa Lài (Phụ nữ TPHCM)
Trắng đêm trên công trường cầu vượt bằng thép đầu tiên
UBND TP mới có lệnh khẩn, phải hoàn thành và đưa vào sử dụng hai cầu vượt bằng thép tại ngã tư Thủ Đức và ngã tư Hàng Xanh trước Tết Nguyên đán. Công nhân thi công các công trình này đang chạy nước rút cho kịp tiến độ.
Cầu vượt bằng thép tại ngã tư Thủ Đức được xây dựng theo hướng lưu thông của xa lộ Hà Nội, có chiều dài 570m, mặt cắt ngang 16m có 4 làn xe tổng số vốn của dự án 277 tỷ đồng. Đây là cây cầu vượt bằng thép đầu tiên của TPHCM được xây dựng thí điểm.
Cùng cầu vượt này, cầu vượt bằng thép tại nút giao thông Hàng Xanh chạy trên trục đường Điện Biên Phủ, dài 390m, mặt cắt ngang rộng 16m, có 4 làn xe tổng số vốn đầu tư 183 tỷ đồng cũng đang được triển khai. Thành phố cũng đang nghiên cứu xây dựng hàng loạt cầu vượt bằng thép khác tại các nút giao thông phức tạp khác.
Thực hiện chỉ đạo của thành phố, trong những ngày cuối năm này, công nhân trên công trường xây dựng hai cầu vượt trên đều tăng ca để đẩy nhanh tiến độ, làm ngày làm đêm để kịp thông xe trước Tết Nguyên đán.
Cùng Dân trí thăm các công nhân Tổng công ty Xây dựng Thăng Long đang hối hả thi công tại công trình cầu vượt tại ngã tư Thủ Đức trong đêm:
Đèn sáng rực trên công trường trong đêm.
Các kỹ sư, công nhân đang hối hả thi công cho kịp tiến độ công trình.
Đêm 19/12, nhịp dầm thép cuối cùng của cầu vượt đã được đặt vào vị trí.
Cẩn thận bắt nhịp dầm thép cuối cùng
Chuẩn bị đổ bê tông mặt cầu
Mồ hôi vẫn ướt đẫm áo giữa trời lạnh đêm sương.
Tất cả đều vội vã cho chiếc cầu vượt đầu tiên hoàn thành trước Tết.
Theo Dantri
Kết luận vụ "xe ben đụng vỡ... đập thủy điện" Đơn vị tư vấn đã có kết luận nguyên nhân sự cố vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3 là do thi công sai thiết kế. Lõi đập đã thay đổi từ bê tông mác 150 thành đá, cát sỏi. Sau sự cố vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3 (thuộc địa phận xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, Kon Tum) vào ngày...