Trò chơi điện tử đầu tiên trên thế giới và thứ bạn nhìn chính là tựa game Tennis có thể solo 2 người đấy
Nếu như bạn vẫn không biết thì đây là cách mà game thủ cách đây vài chục năm năm về trước chơi điện tử với nhau và trên ảnh chính là tựa game Tennis.
Có thể nói, đây chính là một trong số những trò chơi điện tử đầu tiên có mặt trên thế giới. Tựa game mà chúng mình muốn nhắc tới có tên Tennis for Two, nhiều trang tin cho rằng đây là tựa game lâu đời nhất trên thế giới. Tựa game này được phát hành vào ngày 18/10/1958 tại Hoa Kỳ. William Higinbotham cũng trở thành nhà phát triển trò chơi điện tử đầu tiên trên thế giới với trò chơi điện tử sớm nhất này. Tennis for Two là một trò chơi thể thao nhiều người chơi.
William Higinbotham, nhà phát triển Tennis for Two, là người đứng đầu bộ phận thiết bị đo đạc tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Brookhaven. Nhà vật lý này đã tìm ra khả năng tính toán tuyệt vời của máy tính trong môn thể thao này. Tựa game này được phát triển trên máy tính analog Donner Model 30 dùng để mô phỏng một ván quần vợt hay bóng bàn trên một cái dao động ký.
Tennis for Two có một vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử ngành công nghiệp game trên thế giới. Nó giống như một dấu mốc lịch sử của một tựa game sử dụng màn hình để hiển thị đồ họa.
Tựa game này được chơi bằng hai bộ điều khiển mà như bạn thấy, nó khá là cồng kềnh (dễ hiểu mà vì nó ra đời vào năm 1958), mỗi một bộ điều khiển có trang bị nút bấm để đánh bóng qua lưới. Tất nhiên vào thời điểm trò chơi này được ra mắt, nó giống như một sự kiện “bom tấn”. Hàng trăm người đã phải xếp hàng để được trải nghiệm một khái niệm mới là “trò chơi điện tử” được hiển thị trên một màn hình, dù cách chơi của nó thì có lẽ cũng không quá hấp dẫn.
Video đang HOT
Thế mới thấy, để có được như ngày hôm nay, ngành công nghiệp game thế giới đã phải trải qua một quá trình “tiến hóa” rất dài với sự thay đổi, cập nhật liên tục của công nghệ. Trên Wikipedia có viết ” vào năm 1983, khi David Ahl xuất bản một câu chuyện trang bìa về Higinbotham trong tạp chí Creative Computing, đã gán cho ông là “Ông tổ của video game”. Ahl đã chơi game này tại triển lãm Brookhaven hồi còn là thiếu niên và chẳng bao giờ quên được trải nghiệm đó .” Và có lẽ thì đây xứng đáng được xem là “ông tổ” của trò chơi điện tử thật.
AoE từ thời kỳ Offline cho đến Online
Lối chơi đặc trưng của từng loại quân khiến AoE có thể coi là một trong những tựa game chiến thuật hàng đầu khi mà phong trào chơi game PC bắt đầu nở rộ.
AoE là tựa game du nhập vào Việt Nam từ năm 1996 với phiên bản beta của Age of Empire. Những chiếc máy tính cài đặt sẵn AoE, những quán nét cỏ với hơn 80% các game thủ chơi Đế Chế không phải chuyện hiếm thấy vào thời kỳ này. Với cấu hình nhẹ nhưng sở hữu lối chơi đặc trưng, AoE luôn là tựa game hàng đầu khi nghĩ nói về các nội dung thi đấu của các giải đấu Esports.
Thời kỳ đầu AoE đến với thị trường Việt Nam, trò chơi ngay lập tức đón nhận những phản ứng tích cực của giới game thủ. Đó là những năm đầu tiên của thế kỷ 21, giới trẻ Việt biết đến khái niệm "quán nét" như là nơi có những dàn máy tính màn hình lồi, chạy windows 98 và có vài trò chơi phổ thông hồi đó. Bên cạnh những câu chuyện chat chit bất tận, những ván đấu AoE kéo dài trong khoảng 20-30 phút là thú vui tuyệt vời để kết nối những người có chung niềm đam mê game - khi đó còn gọi là trò chơi điện tử.
Bên cạnh AoE, tất nhiên không thể bỏ qua những tựa game đình đám hồi đó như Red Alert, Half-Life hay Starcraft. Khi đó, những tựa game Online là thứ gì đó mới mẻ và cực kỳ xa xỉ đối với giới game thủ. Dù sau đó có những tựa game khác như MU Online hay Võ Lâm Truyền Kỳ xuất hiện thì những trận đấu game Offline vẫn sở hữu sức hút vượt trội. Khái niệm Esports dần định hình từ những trò chơi này, đặc biệt là với AoE - nơi sở hữu cộng đồng game tương đối đông đảo và có niềm đam mê mãnh liệt với những pha "vẩy E" thần thánh.
Sự phát triển của xã hội khiến con người ngày một bận rộn. Những người bạn thường rủ nhau ra quán net làm vài ván AoE dần dần bị vòng xoáy của cuộc sống cướp đi thời gian rảnh rỗi ít ỏi của mình. Với họ, việc di chuyển cả chục cây số để ngồi cùng 1 quán net với bạn bè chơi một ván game rồi quay lại làm việc là quá cồng kềnh. Họ mong muốn xuất hiện một nền tảng ứng dụng nào đó có thể kết nối họ với nhau, ngay cả khi cả hai không ngồi chung một quán nét để chơi mạng LAN. Gametv - tiền thân của GTV đã bắt đầu nghiên cứu để cho ra mắt Gametv Plus 1.0 - phiên bản nền tảng chơi game đáp ứng nhu cầu kết nối kể trên của game thủ. Số lượng trận đấu AoE trên nền tảng này vào giai đoạn cực thịnh có thể khiến server gặp vấn đề. Điều đó cho thấy sức hấp dẫn không thể chối bỏ của AoE với game thủ Việt Nam.
Bẵng đi một khoảng thời gian, sự đổi mới của công nghệ ép buộc mọi thứ đều cần đổi mới để bắt kịp với xu hướng - kể cả đó có là Game Online hay Offline. Với cơ chế đặc biệt cùng sự thú vị trong lối chơi, AoE 1 vẫn là phiên bản được yêu thích nhất khi nhắc về series AoE tại Việt Nam. Điều băn khoăn hơn cả là một nền tảng nào có thể đáp ứng những nhu cầu trải nghiệm chơi game vượt bậc, hạn chế tối đa việc giật lag khi bước vào các ván đấu AoE hay không? Và GTV Plus 2.0 như một câu trả lời hoàn hảo cho những câu hỏi kể trên.
Không còn chỉ đơn giản là cổng kết nối trực tuyến các tựa game Offline nữa, phiên bản 2.0 sở hữu những tính năng vô cùng xịn sò để làm hài lòng các game thủ.
Một số tính năng nổi trội mà GTV Plus 2.0 có được mà game thủ có thể thấy ngay đó là:
Tính năng vào room full; tạo phòng nổi bật; khung VIP và Avatar VIP độc quyền; chat với nhiều icon, emoji đẹp - độc - lạ.
Nhiều giải đấu và sự kiện hấp dẫn sẽ được tổ chức liên tục hàng tháng bên cạnh.
Khả năng cài đặt thuận tiện, nhanh chóng, dễ dàng.
Bất kể GTV Plus bản 1.0 hay 2.0, những trải nghiệm tuyệt vời đối với game thủ luôn là điều GTV hướng đến. Trong khoảng thời gian sắp tới, GTV dự kiến sẽ tiếp tục phát triển thêm cho phiên bản 2.0 với những tính năng đặc sắc khác. Bên cạnh đó, các giải đấu được tổ chức trên GTV Plus 2.0 sẽ tiếp tục được mở rộng. Không chỉ với tựa game AoE, những giải đấu của các tựa game huyền thoại khác sẽ sớm được công bố với giá trị giải thưởng vô cùng hấp dẫn bên cạnh sự chuyên nghiệp càng ngày càng được hoàn thiện.
Hai "huyền thoại" Ryu và Chun-Li của Street Fighter xuất hiện trong Free Fire Các game thủ Free Fire nay có thể đón chờ những nội dung về Street Fighter V sắp ra mắt trong Free Fire vào tháng 7 này. Mới đây Garena đã công bố hợp tác toàn cầu với Capcom nhằm đưa các nội dung của Street Fighter V vào Free Fire. Màn hợp tác này đánh dấu sự gắn kết của hai ông...