Trò chơi dân gian hút khách đầu Xuân
Sáng mùng 6 Tết, trời mưa nhưng nhiều trẻ nhỏ và cha mẹ vẫn háo hức đến Bảo tàng Dân tộc học để chơi các trò dân gian. Nhiều du khách nước ngoài cũng đến để tìm hiểu nét văn hóa Việt.
Ngày 6-8 Tết, tại Bảo tàng Dân tộc học (Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động văn hóa dân gian. Trong ảnh, các nghệ nhân Hải Phòng đang trình diễn cách làm pháo đất.
Các du khách Anh lần đầu được chứng kiến cách làm trò chơi độc đáo này.
Pháo đất đã làm xong, các nghệ nhân bắt đầu thả xuống đất để tạo tiếng nổ.
Bé Vũ Anh Tuấn (9 tuổi, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy) thích thú khi được một tình nguyện viên hướng dẫn cách nặn và trang trí tò he.
Các em nhỏ còn có thể thử in các bức tranh Đông Hồ theo hướng dẫn của các nghệ nhân đến từ tỉnh Bắc Ninh. Chị Phạm Ánh Hồng (mẹ bé Nguyễn Thảo Diệp) cho rằng, hiện nay có quá nhiều trò chơi trên mạng khiến nhiều trẻ quên mất hoặc không biết đến các trò chơi dân gian. Vì lẽ đó, nhiều năm nay cứ dịp Xuân đến chị lại đưa con gái đến đây để học và chơi các trò truyền thống.
Gần trưa nhưng bé Đinh Phạm Mai Phương (lớp 4) vẫn cặm cụi tô nốt bức tranh con giáp. Bé gái cho biết, lý do chọn con mèo vì đây là con vật thân thiện, được nuôi trong nhà và dễ gần với người.
Video đang HOT
Khu vực nhảy chữ thập của người Khơ Mú, hay nhảy lò cò cũng được trẻ nhỏ thích thú.
Ban đầu, nhiều trẻ lạ lẫm chưa biết trò này nhưng sau khi được hướng dẫn, chỉ 10 phút sau các em có thể chơi thành thạo.
Một cán bộ Bảo tàng Dân tộc học cho biết, bên cạnh những trò chơi quen thuộc của người Việt như pháo đất, đánh đu, kéo co, nhảy bảo bố… du khách còn được trải nghiệm nhiều trò chơi của các dân tộc khác như nhảy bước (Thái), đánh quay (Dao, Nùng), đánh cầu lông gà (Pà Thẻn, Hmông)
Không chỉ người nước ngoài, trẻ nhỏ, nhiều thanh niên cũng thích thú với các điệu múa sạp (Thái), thổi sáo mũi (Xá Phó), đi cà kheo. Riêng tối ngày 7 Tết, du khách được thưởng thức màn trình diễn đốt pháo bông của nhóm thợ thủ công Hải Phòng. Đốt pháo bông đầu năm gắn với mong nước một năm mới người khang, vật thịnh.
Theo VNE
Tết nơi miền Tây miệt vườn
Tết đến gõ cửa từng nhà, không khí vui xuân, đón Tết nơi miền quê sông nước miền Tây Nam Bộ thật rộn ràng, đầm ấm...
Bắt đầu từ mùng 10 tháng chạp âm lịch trở đi là những ngày bà con ở miền Tây miệt vườn bận rộn. Mặc dù là chợ quê, vùng nông thôn sâu, đa số là nông dân lam lũ làm ra đồng tiền rất khó nhưng họ vẫn không quên ra chợ Tết mua sắm trong những ngày cuối năm để đón tết Nguyên đán theo truyền thống.
Vào nhà vườn lúc này thấy bà con xôn xao lo chuẩn bị ăn Tết, nhà thì tráng bánh tráng, quết bánh phồng, nhà thì ép chuối phơi khô, làm dưa kiệu, làm mứt dừa. Có nhà tát mương bắt cá rộng lại, còn cá lóc, cá chạch phơi khô, rọc dây chuẩn bị gói bánh tét để cúng giao thừa và mùng 3... Có ông lão chăm chút hoa kiểng, trảy lá cây mai kịp nở ngày tết. Xung quanh nhà thì trồng hoa vạn thọ, hoa cúc, phía sau vườn còn có những liếp rau, cải, rồi giàn bầu bí, dưa leo, khổ qua vươn dài non ngọn, xanh mơn mởn, rồi đến những con gà, con vịt được vỗ béo cho kịp tết ăn và đãi khách.
Quết bánh phòng ăn tết.
Bên trong từng nhà ở miệt vườn, nghèo thì trang hoàng nhà cửa theo nghèo, giàu thì trang hoàng theo kiểu giàu, tuy mang nét riêng mỗi nhà, mỗi cảnh, nhưng cùng một mục đích đón xuân, cùng tiễn đưa năm cũ đón mừng năm mới. Nhà nào cũng tích cực quét dọn lau chùi bụi bặm, trên bàn thờ ông bà tổ tiên được chưng bày hoa nến cẩn thận tươm tất, rồi đi tảo mộ ông bà, chăm sóc và đốt nén nhang mời ông bà tổ tiên về đón mừng năm mới, cầu an cho người quá cố, cầu phước cho người sống được vui vẻ bình an.
Đặc biệt không khí chợ hoa của các tỉnh miền Tây náo nhiệt hẳn lên, hàng ngàn các loại hoa kiểng ở khắp nơi đổ về các các khu chợ lớn nhỏ để phục vụ cho những ngày tết. Nhộn nhịp nhất và được quan tâm, nhắc đến nhiều nhất làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp) và Chợ Lách (Bến Tre) nổi tiếng lâu nay với diện tích trồng hoa rộng, năm nay cung cấp hàng vạng chậu hoa kiểng tết với nhiều chủng loại phong phú, từ cúc, hồng, vạn thọ, thược dược, lan, cau bình rượu... đến ớt kiểng, khế, si, mai. Ngoài ra những nhà vườn ở Hậu Giang và Cần Thơ tết năm nay cung cấp cho thị trường những sản phẩm độc đáo nổi tiếng ở miệt vườn như bưởi hồ lô, dưa hấu hồ lô, dưa hấu thỏi vàng, dưa hấu vuông đến dưa xe hơi rất được thị trường ưa chuộng. Mặc dù thời tiết không thuận lợi, cộng thêm sâu đục trái hoành hành nhưng các nhà vườn vẫn tiến hành sản xuất loại nông sản độc đáo để cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán.
Bên cạnh đó những làng nghề truyền thống ở nông thôn cũng không kém phần nhộn nhịp. Làng nghề bánh phồng nếp, khô cá lóc ở Phú Tân, xôi phồng ở Chợ Mới (An Giang) hay nghề làng chả ở Trà Vinh... Mùa Tết, những làng nghề tấp nập hơn. Công nhân phải tăng ca, làm thêm ban đêm để đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết.
Ở thời điểm cuối năm nay, vụ lúa đông xuân sớm 2013 ở ĐBSCL đang bắt đầu thu hoạch, nông dân phấn khởi cho cái tết càng thêm sung túc hơn.
Dở chà trong dịp cuối năm để có cá tôm ăn trong ngày tết.
Chăm sóc hoa kiểng.
Nông dân Hậu Giang thu hoạch bưởi hồ lô bán trong dịp tết.
Nhà vườn Trần Thanh Liêm, ở phường Bình Thủy, quận Bình Thủy (TP. Cần Thơ) thu hoạch dưa hấu thỏi vàng và dưa xe hơi.
Bán dưa hấu tết ở chợ Thới Lai - TP. Cần Thơ.
Xuồng hoa ra chợ nổi miền Tây.
Người dân mua hoa kiểng về chưng trong 3 ngày tết.
Mâm cơm gia đình cúng đón ông bà chiều cuối năm.
Đi chơi tết.
Chúc tết ngày xuân.
Mừng tuổi cha mẹ nhận tiền lì xì.
Duyên dáng mùa xuân.
Nâng ly chúc nhau những lời tốt đẹp nhất trong năm mới
Theo 24h
Lễ hội 'trâu rơm bò rạ' ngày xuân Mùng 4 tết hàng năm, người dân xã Đại Đồng (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) hóa trang thành những chú trâu, chú bò, giả trai, giả gái... vui vẻ đi cày trong lễ hội "trâu rơm bò rạ". Cụ Từ dâng hương trình Đức Thánh để bắt đầu lễ hội. Những con trâu, bò được bện từ rơm bên cạnh những vật dụng chuẩn...