Trò chơi bắt chước thảm kịch Itaewon gây tranh cãi ở Hàn Quốc
Nhiều người lo ngại việc tham gia những trò chơi bắt chước thảm họa sẽ khiến trẻ gặp tai nạn liên quan vấn đề an toàn.
Học sinh Hàn Quốc chơi trò chơi bắt chước thảm kịch Itaewon. Ảnh: Korea JoongAng Daily.
Nhiều học sinh tại Hàn Quốc đang chơi một trò chơi được cho là bắt chước thảm kịch Itaewon khiến 158 người chết vào cuối tháng 10 vừa qua. Cụ thể, những đứa trẻ sẽ xếp chồng lên nhau, người có thể chịu được sức nặng của nhiều người đè lên sẽ chiến thắng.
Theo Korea JoongAng Daily, thực tế trò chơi này đã tồn tại hơn một thập kỷ nhưng dưới những cái tên khác như trò chơi hamburger, trò chơi sandwich. Việc trẻ tái hiện trò chơi và gọi là “Itaewon” khiến nhiều người lớn lo lắng vì các em không được dạy phải biết tôn trọng những nạn nhân thiệt mạng trong các thảm họa đời thực.
Lim, một học sinh lớp 7 ở Seoul, cho biết trò chơi này bắt đầu xuất hiện trong trường học sau khi các video về thảm họa Itaewon được lan truyền trên mạng xã hội.
Video đang HOT
Vào mỗi giờ nghỉ giải lao, học sinh sẽ gạt bàn ghế sang một góc lớp học để có không gian chơi. Khoảng 10 em xếp chồng lên nhau rồi đè lên người tham gia thử thách.
Park, một học sinh lớp 10 ở Seoul, nói rằng em rất sốc khi thấy bạn bè chơi trò chơi hamburger ở trường nhưng lại gọi đó là “trò chơi Itaewon”.
Trên các trang mạng xã hội, không khó để bắt gặp những bài đăng, video về trò chơi nguy hiểm này. Korea JoongAng Daily lấy ví dụ một trường hợp học sinh xô đẩy nhau khi xếp hàng trong giờ ăn trưa và liên tục hét “đẩy đi, đẩy đi”. Các em đang bắt chước tình trạng xô đẩy trong thảm họa Itaewon tối 29/10 vừa qua.
Một người dùng mạng xã hội cho biết các học sinh ở trường chơi trò xô đẩy nhau, một em bị đau lưng và không thể thở nổi.
“Tôi thấy một số nam sinh trung học đẩy một em khác vào tường và gọi đó là Itaewon”, một người khác bình luận.
Ngày 8/11 vừa qua, Hiệp hội Giáo viên về Phương tiện Truyền thông Hàn Quốc đã công bố hướng dẫn sử dụng phương tiện truyền thông khi gặp các tình huống thảm họa. Hiệp hội nhấn mạnh nếu trẻ tham gia những trò chơi bắt chước sự cố, thảm họa thực tế, nhiều nguy cơ trẻ sẽ gặp tai nạn liên quan vấn đề an toàn vì các em không nhận thức đúng về những rủi ro.
Một số chuyên gia nói rằng học sinh cần được hướng dẫn về cách tiếp nhận những thảm kịch nơi công cộng. Giáo sư Yoo Hyun-jae (Khoa Truyền thông của Đại học Sogang) nhận định việc đăng các video về thảm kịch chưa qua chỉnh sửa (che, làm mờ) sẽ khiến học sinh có nhận thức sai lệch về vụ việc đó.
Ông Lim Myung-ho, giáo sư Tâm lý học tại Đại học Dankook, cũng đưa ra quan điểm tương tự. Ông nêu ví dụ bộ phim nổi tiếng Squid Game năm 2021 cũng khiến nhiều học sinh bắt chước trò chơi trong phim mà không nghĩ đến hậu quả.
Ba trụ cột để tăng trưởng bao trùm
Sau hai năm diễn ra theo hình thức trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, lần đầu tiên các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) có cơ hội gặp gỡ trực tiếp tại thủ đô Bangkok của Thái Lan để cùng thảo luận và thống nhất các giải pháp thúc đẩy thương mại và đầu tư, phục hồi tăng trưởng và tăng trưởng bao trùm trong một thế giới đang chuyển động phức tạp, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó đoán định.
Trung tâm Hội nghị quốc gia Queen Sirikit ở Bangkok, Thái Lan, nơi diễn ra các cuộc họp của Tuần lễ Cấp cao APEC lần thứ 29. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên thực tế, đây là năm đầu tiên APEC triển khai Kế hoạch Hành động Aotearoa - được thông qua năm ngoái khi New Zealand chủ trì nhóm - nhằm thực hiện Tầm nhìn Putrajaya về một "Cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương cởi mở, năng động, kiên cường và hòa bình vào năm 2040 vì sự thịnh vượng của tất cả mọi người và các thế hệ tương lai". Chính vì vậy, Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC năm nay có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ đánh dấu sự bình thường trở lại sau những mất mát, gián đoạn vì đại dịch COVID-19 suốt gần 3 năm qua mà còn là dịp để các thành viên tái kết nối với nhau, cùng hợp tác phục hồi kinh tế hậu COVID-19, tăng cường liên kết kinh tế và kết nối khu vực, cũng như thúc đẩy tăng trưởng cân bằng, bền vững và bao trùm.
Trong hai thập niên qua, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã đạt tốc độ phát triển nhanh chóng và sự thịnh vượng ngày càng tăng. Tuy vậy, thách thức đặt ra hiện nay là làm sao đảm bảo tất cả các nền kinh tế APEC đều có tốc độ tăng trưởng dương như nhau. Có thể thấy sau nhiều thập niên dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế, khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày nay là một khối kinh tế lớn song có sự phân hóa kinh tế xã hội rõ rệt giữa các thành viên giàu nhất và nghèo nhất. Các nhà lãnh đạo kinh tế APEC phải thừa nhận rằng bất bình đẳng ngày càng tăng là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với khu vực. Do đó, vấn đề là mỗi nền kinh tế phải đặt ra một mốc thời gian và mục tiêu để thu hẹp khoảng cách giữa những người giàu nhất và những người nghèo nhất, phù hợp với các cam kết đối với các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên hợp quốc (LHQ).
Định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (WB) về tăng trưởng bao trùm tập trung vào sự thịnh vượng chung, mà các nhà kinh tế thường đo lường bằng cách phân tích mức tăng trưởng thu nhập hằng năm của 40% dân số nghèo nhất của một nền kinh tế. Như vậy, sự thịnh vượng chung không thể đạt được khi các hộ gia đình nghèo không được hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế chung. Từ góc độ này, xúc tiến thương mại đơn thuần sẽ chưa thể thoả mãn được mục tiêu "tăng trưởng bao trùm" từng được các nhà lãnh đạo kinh tế APEC đề cập nhiều lần ở các hội nghị trước đây. Nhiệm vụ của hội nghị APEC năm nay là phải nêu bật được tầm quan trọng của việc thúc đẩy hội nhập kinh tế, tài chính và xã hội như những cách thức để đạt được "tăng trưởng bao trùm".
Với tư cách Chủ tịch APEC 2022, Thái Lan đã xây dựng chương trình nghị sự với chủ đề "Mở - Kết nối - Cân bằng" cho mục tiêu nói trên. "Mở" ở đây là mở cửa cho tất cả các cơ hội. Ưu tiên này tập trung vào việc tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư và thương mại, tài chính, cũng như bắt đầu đối thoại mới về việc hiện thực hóa Khu vực Tự do thương mại châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) thông qua lăng kính hậu COVID-19 để thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực APEC, bao gồm các vấn đề thương mại mới nổi như thương mại điện tử và kinh tế số, đồng thời tăng cường xây dựng năng lực cho tất cả các nền kinh tế.
"Kết nối" là tái kết nối khu vực. Hai năm sau đại dịch, kết nối bị gián đoạn vẫn là một trong những vấn đề cấp bách chưa được giải quyết thấu đáo. Để phục hồi tăng trưởng, Hội nghị APEC 2022 sẽ tập trung vào việc khôi phục kết nối bằng cách nối lại du lịch xuyên biên giới an toàn và liền mạch, phục hồi sức mạnh du lịch và lĩnh vực dịch vụ, tạo thuận lợi cho sự di chuyển của doanh nghiệp cũng như tăng cường đầu tư vào an ninh y tế, đồng thời sử dụng công nghệ số để tăng tốc kết nối trong khu vực.
Ưu tiên cuối cùng là "Cân bằng" tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững bằng cách khám phá các mô hình và thực tiễn kinh tế ưu tiên giải quyết biến đổi khí hậu và các thách thức môi trường nghiêm trọng khác của khu vực, song song với tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và có khả năng phục hồi, đồng thời đảm bảo sự tham gia và mang lại của toàn xã hội lợi ích công bằng cho tất cả mọi người.
Thái Lan đã áp dụng mô hình kinh tế Sinh học - Tuần hoàn - Xanh (BCG) như một phần trong quá trình phục hồi quốc gia sau đại dịch. Chủ nhà của APEC 2022 tin tưởng rằng mô hình này có thể là giải pháp phù hợp để các nền kinh tế thành viên APEC khác tham khảo trong quá trình hành động để đạt được một nền kinh tế hậu COVID-19 cân bằng và bền vững hơn. Ông Tanee Sangrat, phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan, bày tỏ hy vọng tại hội nghị này, các nhà lãnh đạo kinh tế APEC sẽ thảo luận, thông qua và cùng công bố Tuyên bố Bangkok về mô hình BCG vào ngày 19/11 tới. Theo ông, tuyên bố này sẽ đặt một dấu mốc, một di sản quan trọng cho năm Thái Lan làm chủ nhà APEC, giúp các nền kinh tế thành viên phát triển một cách bền vững hơn, vượt qua các thách thức, đặc biệt là đại dịch COVID-19 và các dịch truyền nhiễm mới nổi khác có thể xảy ra trong tương lai.
Với Việt Nam, khu vực châu Á - Thái Bình Dương và APEC là một trong những ưu tiên quan trọng trong triển khai chiến lược đối ngoại, chủ trương đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, góp phần bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích an ninh, phát triển và tầm ảnh hưởng của đất nước trong giai đoạn phát triển mới. Riêng trong năm 2022, Việt Nam đã đề xuất các sáng kiến về kinh tế tuần hoàn, xử lý rác thải cứng đại dương, thương mại điện tử, nâng cao quyền phụ nữ, ứng phó với biến đổi khí hậu, đóng góp tích cực triển khai Kế hoạch Hành động Aotearoa.
Việc Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn cấp cao Việt Nam dự Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 29 được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan, thể hiện mạnh mẽ thông điệp về một Việt Nam đang chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và nâng tầm đối ngoại đa phương; góp phần thúc đẩy hòa bình, hợp tác và liên kết kinh tế tại khu vực; quảng bá vị thế, hình ảnh đất nước ổn định, tăng trưởng kinh tế tích cực sau đại dịch và thu hút nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong nước.
Nhóm học sinh trung học Hàn Quốc "gây bão" với bộ ảnh kỷ yếu cosplay siêu hài hước, cực độc và lạ Trường trung học dành cho nam sinh Uijeongbu, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc từ lâu được biết đến bởi những bộ ảnh kỷ yếu độc đáo, bắt mắt. Điểm chuẩn xét học bạ "LẠM PHÁT", nhiều ngành vượt... 30 điểm: Có hay không sự thiếu công bằng trong đánh giá kết quả học tập của học sinh? Khoảnh khắc ấm áp của nữ sinh...