Triumph Scrambler – xe địa hình cổ điển ở Sài Gòn
Mẫu off-road nổi tiếng thập niên 60, Triumph Scrambler sử dụng động cơ truyền thống 865 phân khối, làm mát bằng gió mới được nhập về Việt Nam.
Triumph Scrambler 900 với kiểu dáng pha trộn giữa thiết kế cổ điển và thể thao.
Triumph Scrambler nổi bật với cặp bánh gai lớn, cặp ống xả mạ crôm sáng bóng đặt cao và kéo dài ra phía đuôi xe, phần đầu nhô cao và cụm đèn pha đơn. Chiều dài 2.213 mm, rộng 860 mm và cao 1.202 mm. Yên ính từ mặt đất 825 mm cùng cặp bánh gai lớn với niềng trước có kích thước 17 inch, niềng sau 19 inch khiến Scrambler có vóc dáng cao ráo.
Scrambler sử dụng động cơ hai xi-lanh song song có dung tích 865 phân khối, công suất 59 mã lực, mô-men xoắn cực đại 68 Nm tại vòng tua máy 4.750 vòng/phút. Phun nhiên liệu điện tử đa điểm, làm mát bằng gió. Những công nghệ hiện đại thiết kế khéo léo nằm trong vỏ bọc của các chi tiết cổ điển, hài hòa nhưng vẫn đảm bảo sức mạnh của một chiếc xe đời mới. Scrambler sử dụng hộp số 5 cấp với bộ ly hợp ướt đa đĩa.
Scrambler vẫn sử dụng hệ thống đĩa phanh Nissin với đĩa thắng đường kính 310 mm trên bánh trước, đĩa thắng sau 255 mm. “Đồ chơi” chọn thêm là cụm kính chắn gió và túi đựng đồ bằng da nếu khách hàng có nhu cầu tích hợp cho xế yêu để dùng cho các chuyến đi xa.
Triumph Scrambler mới được Saigonmoto nhập khẩu chính về Việt Nam, giá bán tham khảo Scrambler tại thị trường nước ngoài ở mức dưới 8.000 USD mỗi chiếc.
Triumph Scrambler 900 nằm trong phân khúc mẫu xe cổ điển hiện đại của hãng xe Anh.
Triumph Scrambler 900 với bánh trước lớn, cụm thắng đĩa đường kính 310mm.
Cụm đèn pha đẹp đặt phía đầu xe.
Tay lái rộng với cặp đồng hồ analog.
Video đang HOT
Triumph Scrambler 900 với bình xăng 16 lít.
Động cơ truyền thống của Triumph, loại hai xi-lanh song song dung tích 865 phân khối làm mát bằng gió có công suất 59 mã lực.
Yên xe dài và cao mang đậm chất cổ điển.
Cặp ống xả dài đặt một bên kéo dài hết đuôi xe.
Bánh sau của Triumph Scrambler 900 kích thước 130/80 R17.
Đức Quang
Theo vnexpress
ATV - Thú chơi nam nhi
ATV (All terrain vehicle) là loại xe địa hình bốn bánh khá phổ biến trên thế giới với khả năng vượt trội khi chinh phục địa hình núi cao, đầm lầy, hay sông suối... Nhưng ở Việt Nam, loại xe này vẫn còn nhiều bí ẩn đối với dân offroad.
ATV - All terrain vehicle - là loại xe với thiết kế 4 bánh nhưng lại có tay lái kiểu xe máy, được thiết kế để "chuyên trị" những cung đường offroad: đầm lầy, sông suối, thảo nguyên... Động cơ của dòng ATV thiên về củng cố lực kéo hơn là đẩy mạnh tốc độ của xe với việc thay đổi tỷ số truyền.
Trên thế giới có khá nhiều hãng sản xuất ATV nhưng tập trung chủ yếu tại châu Á, đáng chú ý có thể kể đến Honda, Kawasaki, Yamaha, các hãng Đài Loan có Kymco, SYM và CF Motor của Trung Quốc...
Một chiếc ATV thông thường sẽ sử dụng những bộ lốp chuyên dành cho offroad với độ bám lớn, hệ thống giảm xóc cũng được thiết kế đặc biệt (tương tự với thiết kế của ôtô SUV, MPV, pick-up...), ví dụ như Honda với chiếc TRX700, Yamaha với chiếc Raptor sử dụng hệ thống treo độc lập với thanh đòn kép và lò xo giảm chấn, CF Motor với CF 800 sử dụng giảm xóc độc lập cùng tay đòn hình chữ A...
Bộ giảm xóc, hệ thống phanh đĩa, thiết kế với khả năng vượt địa hình... là những điểm chung dễ dàng nhận thấy trên sản phẩm ATV của các hãng kể trên. Và để tạo ra sự khác biệt đánh dấu thương hiệu, các hãng đều có những quan điểm và cách làm khác nhau...
Nếu như Honda vẫn trung thành với hộp số 5 cấp điều chỉnh cơ truyền động qua dây xích, Kawasaki sử dụng dây đai, Yamaha sử dụng dây xích, hộp số cơ 5 cấp... thì CF Motor lại sử dụng hộp số vô cấp CVT của ô tô cùng hệ chuyển động 4 bánh có vi sai...
Bên trong nhà máy sản xuất ATV tại Trung Quốc
Khi lựa chọn xe ATV, người sử dụng thường tập trung vào những tính năng hỗ trợ cho dòng xe địa hình này bao gồm hệ thống phun nhiên liệu điện tử, hệ thống khởi động xe bằng cơ (dây kéo) dự phòng, hệ thống dẫn động (4×4 hay 4×2), tời điện... Chính vì những thế mạnh này, ATV khá phù hợp cho các khu vui chơi nghỉ dưỡng, thám hiểm rừng (đặc biệt cho các lực lượng kiểm lâm)...
Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ quy định nào cho sự có mặt của loại xe này lưu thông trên đường, vì là xe gắn máy nhưng lại có bốn bánh.
Hầu hết xe ATV xuất hiện tại TPHCM hay Hà Nội đều không có nguồn gốc rõ ràng, nếu có thì chỉ trong những phạm vi hẹp (dạng tạm nhập tái xuất nhưng với điều kiện không tham gia lưu thông).
Một số hình ảnh về khả năng thích ứng của dòng xe ATV trên những cung đường offroad:
Một số hình ảnh trong cuộc đua WAQUADMX 2011:
Việt Hưng
Theo dân trí
Royal Enfield Classic 350 - Cổ điển và hiện đại Sự kết hợp giữa Royal Enfield, một mẫu xe mang đậm chất cổ điển, với người đẹp tân thời tạo nên bộ ảnh khiến người xem có những xúc cảm thú vị... Xe Royal Enfield Classic 350 có kiểu dáng không mấy khác biệt so mẫu Classic 500 EFI, với chiều dài 2.180mm, cao 800mm, trọng lượng khoảng 183kg. Bộ lốp 90/90-19 cho...