‘Trịnh Xuân Thanh về nước với chứng nhận bị bệnh, xử sao?’
&’ “Nếu mai mốt ông Trịnh Xuân Thanh bất ngờ về nước và mang theo cái giấy chứng nhận bị bệnh ung thư thì cơ quan chức năng xử lý ra sao?”, cử tri Đà Nẵng đặt câu hỏi.
&’Trịnh Xuân Thanh về nước với chứng nhận bị bệnh, xử sao?’
Ngày 1/12, tại buổi tiếp xúc cử tri ở Đà Nẵng, ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư, bày tỏ những trăn trở liên quan đến các vụ án oan sai của người dân và những vụ tham nhũng chưa được xử lý.
Tham nhũng nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm
Nhắc lại việc Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, cử tri Lê Minh Trung nói rằng thời gian qua nhiều vụ án tham nhũng đang bị các cơ quan chức năng xử lý chưa nghiêm. Ông này nói người có chức, có quyền mới tham nhũng được. Nhưng khi xác định được cán bộ tham nhũng thì xử lý quá nhẹ, khiến dân chưa phục.
“Trịnh Xuân Thanh làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng – tiền thuế của dân, rồi bất ngờ cáo bệnh trốn ra nước ngoài. Nếu mai mốt ông Trịnh Xuân Thanh bất ngờ về nước và mang theo cái giấy chứng nhận bị bệnh ung thư, cơ quan chức năng xử lý ra sao?”, ông Trung đặt câu hỏi.
Đồng quan điểm, nhiều cử tri khác cũng cho rằng “bệnh” tham nhũng còn nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm. “Người dân làm sao tham nhũng được. Những dự án ban đầu đưa ra vốn một tỷ đồng. Khi hoàn thành đội lên gấp 4 – 5 lần là do anh tham nhũng, gây lãng phí chứ còn gì nữa?” cử tri Lê Chiến nói.
Cử tri Trần Quang Sâm nêu lại vụ án vỡ ống nước Sông Đà xảy ra tại Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vinaconex). Ông nói nhiều năm qua đã xảy ra gần 20 vụ vỡ ống nước khiến hàng nghìn hộ dân ở Hà Nội gặp khó khăn. Tài sản của nhà nước, người dân liên quan đến vụ việc này cũng thất thoát rất lớn.
Video đang HOT
“Theo dõi báo chí tôi thấy có hai đứa trẻ ở TP.HCM vì đói quá nên rủ nhau đi ăn trộm ổ bánh mì. Phát hiện vụ việc, cơ quan điều tra khởi tố các cháu. Còn Vinaconex được xác định gây hậu quả nghiêm trọng lại không bị xử lý. Làm như vậy có công bằng với dân?”, ông Sâm hỏi.
Xảy ra tham nhũng, trách nhiệm thuộc về người đứng đầu
Ông Huynh thừa nhận nạn tham nhũng ngày càng diễn biến phức tạp. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều cố gắng, quyết tâm để đẩy lùi tham nhũng. Ông đồng ý quan điểm với các cử tri là người có chức, quyền thì mới có thể tham nhũng.
“Chúng ta phải xây dựng quy chế, hệ thống pháp luật chặt chẽ để người ta không lợi dụng kẽ hở. Các vụ án tham nhũng đang được điều tra xét xử nghiêm. Các địa phương nếu để xảy ra tham nhũng thì trách nhiệm thuộc về người đứng đầu. Để ngăn chặn nạn tham nhũng phải lấy dân làm gốc”, ông Huynh nhấn mạnh.
Ông Đinh Thế Huynh. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Giải đáp thắc mắc về vụ Trịnh Xuân Thanh, ông Huynh nói công an đang truy nã quốc tế và sẽ sớm bắt vị này về xử lý. “Dù lãnh đạo hay dân thường, làm sai sẽ bị xử lý. Gây thất thoát tiền của nhà nước thì phải thu hồi chứ không có chuyện bỏ chạy đi đâu được”, ông Huynh khẳng định.
Nói về vụ vỡ ông nước Sông Đà, ông Huynh ghi nhận các ý kiến bức xúc của cử tri và cho biết sẽ chuyển đến các cơ quan Trung ương xem xét. “Còn vụ hai cháu bé ăn cắp bánh mình ở TP.HCM, các cơ quan Trung ương đã yêu cầu đình chỉ vụ án”, ông Huynh chốt lại buổi tiếp xúc cử tri ở Đà Nẵng
(Theo Zing News)
"Bóng tối" của Trịnh Xuân Thanh tại Halico vẫn chưa tan
Theo nguồn tin của PV, đoàn kiểm tra của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cơ bản đã kết thúc các buổi làm việc trực tiếp ở một số đơn vị của Bộ Công Thương. Một nội dung chính làm việc của đoàn là quy trình bổ nhiệm cán bộ trong nhiệm kỳ của nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng. Tuy nhiên, có đơn vị được kiểm tra như Halico, nơi con trai, cán bộ cũ của ông Thanh được gửi gắm làm lãnh đạo, cho đến nay, vẫn chưa báo cáo đầy đủ cho đoàn kiểm tra và cho Bộ Công Thương.
Từ khi "người cũ" của ông Trinh Xuân Thanh về Halico làm lãnh đạo, Công ty này lâm vào thua lỗ, khó khăn
Nhìn lại những vấn đề của Halico
Như Dân trí đã đưa tin, sau khi rời Bộ Công Thương, thuyên chuyển về Tỉnh ủy Hậu Giang trước đây, ông Trịnh Xuân Thanh đã tạo chân rết nhất định ở một số doanh nghiệp ngành Công Thương. Ví dụ như tại Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội (thuộc Tổng công ty Rượu bia và nước giải khát Hà Nội-Sabeco), ông Mai Văn Lợi- Giám đốc một đơn vị thành viên của PVC-Khách sạn Lam Kinh (thua lỗ 200 tỷ đồng) được đưa về làm Giám đốc (11/2014) rồi Chủ tịch Hội đồng quản trị Halico (tháng 4/2015). Con trai ông Trịnh Xuân Thanh (sinh năm 1992)-Trịnh Hùng Cường, lại được ông Lợi đưa về làm Phó phòng Marketing của Công ty dù ra tốt nghiệp chưa lâu.
Ông Mai Văn Lợi, khi về Halico vẫn chứng nào tật ấy. Theo lời của nhiều cán bộ, nhân viên của Halico, thời kỳ trước khi cựu nhân viên của ông Trịnh Xuân Thanh về Halico, Công ty này hoạt động chi tiêu khá chặt chẽ, hiệu quả kinh doanh cao. Nhưng sau khi ông Lợi về, một loạt các hoạt động do ông Lợi chỉ đạo, tự tung tự tác, nhiều khi bất chấp ý kiến tập thể như: Mua hàng loạt xe đắt tiền (có xe Mercedes E250 còn đem cho Bộ Công Thương mượn); chi tiêu, tiếp khách thường xuyên với chi phí lớn (nhiều khoản chi dùng hoá đơn bất hợp pháp); chỉ đạo nhân viên nhập hàng kém chất lượng, thường xuyên đi công tác nước ngoài được nhân viên phản ánh là "không vì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp"...
Một trong những hành động gây bất bình lớn trong tập thể cán bộ, nhân viên của Halico là ông Lợi đã áp đặt, độc đoán chuyển 500 triệu đồng cho Tỉnh uỷ Hậu Giang từ các Quỹ phúc lợi của Halico- một việc được cho là có lợi cho ông Trịnh Xuân Thanh để gây ảnh hưởng, lấy phiếu bầu cho các chức vụ của ông này tại tỉnh Hậu Giang tại thời điểm đó...Trong khi các năm trước khi ông Lợi về, Halico chưa từng chi quá 100 triệu đồng cho hoạt động xã hội này.
Một phần chính vì những chỉ đạo, điều hành yếu kém, có nhiều màu sắc cá nhân, phe nhóm của ông Mai Văn Lợi, hoạt động kinh doanh của Halico từ khi ông này về ngày càng xuống dốc. Năm 2015, Halico lần đầu tiên thua lỗ lớn với số tiền lỗ 25 tỷ đồng. Quý I/2016, Công ty này lỗ thêm 10 tỷ đồng và hiện tiếp tục có xu hướng thua lỗ, khả năng con số thua lỗ còn lớn hơn năm 2015.
Việc chi nửa tỷ đồng cho Hậu Giang do ông Mai Văn Lợi áp đặt, thực chất là để hỗ trợ ông Trịnh Xuân Thanh vững chân ở Hậu Giang
Chưa chấp hành đầy đủ yêu cầu giải trình
Sau khi Dân trí phản ánh các vấn đề trên, một loạt các cơ quan: Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương, Thanh tra Bộ Công Thương đã có các văn bản gửi Tổng công ty Cổ phần rượu bia và nước giải khát Hà Nội (Habeco) yêu cầu lãnh đạo Tổng công ty này giải trình một loạt vấn đề trong đó chủ yếu các vấn đề liên quan đến việc tiếp nhận, bổ nhiệm ông Mai Văn Lợi từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (cụ thể là từ PVC).
Các câu hỏi được yêu cầu giải trình gồm: Việc tiếp nhận ông Mai Văn Lợi về giữ chức vụ Giám đốc Halico (sau này là Chủ tịch Halico) có đúng các quy định, tiêu chuẩn không? Việc cấp tiền 500 triệu đồng cho tỉnh Hậu Giang đã được thực hiện như thế nào, có phù hợp với quy định hiện hành về quản lý tài chính không ? Tình hình sản xuất kinh doanh cũng như việc bố trí người lao động tại Halico từ khi ông Mai Văn Lợi về Công ty như thế nào?.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, mặc dù cũng đã làm việc với Đoàn kiểm tra của Uỷ ban Kiểm tra trung ương nhưng nguồn tin của Dân trí cho biết, cả Halico và Công ty mẹ là Sabeco tuy có báo cáo nhưng chưa đầy đủ về các vấn đề trên.
Khi "bóng tối" chưa tan
Và trong khi Sabeco chưa xử lý được các vấn đề tồn tại ở Halico thì Công ty này tiếp tục đối diện với nhiều cáo buộc. Gần đây nhất, các nhà phân phối phía Bắc của Halico đều cùng ký vào đơn gửi lãnh đạo Habeco và Thanh tra Bộ Công Thương, Thanh tra Chính phủ việc lãnh đạo Halico điều hành bất hợp lý, thay đổi mô hình kinh doanh (từ việc có hệ thống nhà phân phối rộng khắp cả nước sang cơ chế một nhà phân phối tổng thầu); không thực hiện chính sách hỗ trợ cho các nhà phân phối như đã cam kết (thưởng 1% hỗ trợ vượt chỉ tiêu bán hàng 2015)...
Nhóm các nhà phân phối này cũng cho rằng, các hoạt động chi tiêu vô lối do ông Mai Văn Lợi chỉ đạo như chi hỗ trợ Hậu Giang 500 triệu đồng, làm các chương trình marketing tốn kém, không hiệu quả, chi tiêu tặng rượu vô tại vạ...đã làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của Halico nên cũng ánh hưởng đến các nhà phân phối của Công ty này.
Có thể nói, hậu quả của việc điều chuyển cán bộ có dấu hiệu bất minh, có tính chất lợi ích phe nhóm, với những dấu hiệu có những tác động, hoạt động "cài cắm" của ông Trịnh Xuân Thanh khi còn ở Bộ Công Thương cũng như sau này khi đã chuyển đi làm lãnh đạo ở tỉnh Hậu Giang đã gây nên những hậu quả tai hại cho một doanh nghiệp đã có một thời kỳ kinh doanh hiệu quả. Và cho đến nay, sự chậm chạp trong xử lý hậu quả đó vẫn tiếp tục kéo công ty này lún sâu vào khó khăn, chưa thoát nổi "bóng tối" của phe nhóm Trịnh Xuân Thanh.
Theo Dân Trí
Truy trách nhiệm vụ lỗ ngàn tỉ của Xơ sợi Đình Vũ Thủ tướng đã giao Thanh tra Chính phủ xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm trong việc đầu tư các dự án nhiên liệu sinh học và dự án nhà máy sản xuất Xơ sợi Đình Vũ. Ông Vũ Đình Duy Ngày 14-11, Văn phòng chính phủ có thông báo ý kiến kết luận của...