Trịnh Xuân Thanh trốn ra nước ngoài bằng đường nào?
“Cơ quan điều tra đã rà soát tất cả các đường chính ngạch nhưng chưa xác định được bị can này trốn bằng đường nào” – Thiếu tướng Phạm Văn Các, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát thông tin tại cuộc họp báo chiều 21/12.
Theo Thiếu tướng Phạm Văn Các, liên quan đến vụ việc Trịnh Xuân Thanh, Chính phủ đã giao cho 7 Bộ ngành tiến hành điều tra, xác minh, làm rõ những sai phạm gây thua lỗ hơn 3.300 tỷ đồng tại PVC. Trong khi các bộ, ngành đang tiến hành nhiệm vụ được giao, Bộ Công an đã chủ động tập trung lực lượng tiến hành điều tra và đã khởi tố Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm.
Theo đó, ngày 15/9, CQĐT đã khởi tố, bắt tạm giam bị can Vũ Đức Thuận, Nguyễn Mạnh Tiến, Trương Quốc Dũng và Phạm Tiến Đạt để điều tra về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 163 Bộ Luật Hình sự.
Riêng đối với Trịnh Xuân Thanh được xác định đã bỏ trốn. Thời điểm này, Trịnh Xuân Thanh đang là Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, trước đó, Trịnh Xuân Thanh có xin phép chính quyền địa phương (cơ quan chủ quản) đi chữa bệnh, nhưng chính quyền địa phương không cho đi. Nhưng sau đó Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn.
Video đang HOT
“CQĐT đã ra quyết định truy nã toàn quốc và quốc tế đối với bị can Trịnh Xuân Thanh. Đồng thời kiểm tra tất cả các đường chính ngạch, nhưng chưa xác định được bị can này trốn bằng cách nào, đường nào. Bộ Công an đã phối hợp với cảnh sát Interpol các nước có quan hệ với Việt Nam để phối hợp truy bắt đối tượng này” – ông Các nói.
Nói thêm về trường hợp Trịnh Xuân Thanh, Thượng tướng Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định với báo chí: không có chuyện lộ lọt bí mật điều tra để Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn.
“Khi chưa khởi tố thì chưa thể áp dụng các biện pháp tố tụng, vì còn quyền tự do của nhân dân, không thể có biện pháp trái luật được. Hai nữa Trịnh Xuân Thanh có xuất cảnh bằng đường chính thức đâu, bằng đường cửa khẩu đâu. Chưa đến giai đoạn khởi tố, chưa đến điều tra thì cơ quan thanh tra đã “khép tội” rồi, đặc biệt là đối tượng tội phạm rất nhậy cảm, nói đến cái chuyện đấy là biết ngay chuyện gì rồi…” – Bộ trưởng Tô Lâm nói.
Cũng theo Bộ trưởng Tô Lâm, để hạn chế việc và ngăn chặn các trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật trốn ra nước ngoài, tới đây Bộ Công an sẽ đề nghị bổ sung các quy định liên quan công tác quản lý cán bộ có dấu hiệu vi phạm nhưng chưa bị khởi tố.
Theo NTD
Tổng Bí thư: "Trịnh Xuân Thanh không trốn được đâu"
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh như vậy khi tiếp xúc với cử tri huyện Đông Anh (Hà Nội) vào sáng nay 6-12
Khi cử tri cho rằng "công cuộc chống tham nhũng chưa quyết liệt, xử lý cán bộ quá nhẹ điển hình là vụ Trịnh Xuân Thanh".
Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri tỏ ra lo lắng đối với nạn tham nhũng, lợi ích nhóm ngày càng nhức nhối, trong khi việc chống tham nhũng chưa có hiệu quả rõ nét.
Cử tri Nguyễn Đức Hải (xã Bắc Hợp) nhận định cử tri rất băn khoăn khi tệ tham nhũng và lợi ích nhóm chưa được đẩy lùi. Lợi ích nhóm đã xen kẽ vào tất cả vấn đề đời sống.
Trước lo lắng của cử tri, Tổng bí thư cho rằng: "Vấn đề tham nhũng, lợi ích nhóm đúng là vấn đề nhức nhối, nhiều nước mất chính quyền, mất chế độ cũng là vì tham nhũng" vì "không thể coi thường tham nhũng" phải "chống tham nhũng phải kiên trì, bằng luật pháp, bằng giám sát, bằng công luận, báo chí... bằng nhiều biện pháp".
Tổng Bí thư tiếp xúc với cử tri huyện Đông Anh (Hà Nội) vào sáng nay 6-12
Tổng Bí thư nhấn mạnh: "Vừa rồi các bác bảo một số vụ kỷ luật như vụ Trịnh Xuân Thanh, hay vụ ông Vũ Huy Hoàng (cựu Bộ trưởng Công thương) còn nhẹ... đó là tùy từng cử tri phán xét. Nhưng từ xưa tới nay chưa bao giờ xử lý cán bộ về hưu chưa? Trịnh Xuân Thanh cũng chỉ là cấp Phó chủ tịch tỉnh nhưng đã móc ngoặc, làm ghê gớm như thế. Vụ Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn nhưng không trốn được đâu, phải có cách làm. Còn một số vụ việc, mới chỉ kỷ luật về Đảng, về công tác cán bộ chứ chưa nói về hình sự, kinh tế . Những việc này cần có quá trình điều tra, và nhiều khâu khác".
Tổng bí thư cho hay, đối với việc xử lý Vũ Huy Hoàng về mặt hành chính, Quốc hội và Chính phủ đang làm vì vậy "nói về nặng hay nhẹ, cũng đang là cảm quan". "Vừa rồi, lần đầu tiên Quốc hội nghiêm khắc phê phán ông Vũ Huy Hoàng. Có người nói như thế đã đau chưa? Có người nói chức còn đâu mà cách. Quốc hội đang nặng hay nhẹ các bác sẽ phán xét. Nhưng tinh thần phải tâm phục khẩu phục và rất nhân văn. Chứ không phải nặng mới là nghiêm mà phải đúng mới là nghiêm", Tổng bí thư nói.
Tổng bí thư nhấn mạnh vừa qua chỉ riêng công tác cán bộ thôi mà xử lý nhiều cơ quan, cụ thể Ủy ban Kiểm tra trung ương vừa công bố đã kỷ luật 7 cán bộ có liên quan từ Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, Tỉnh ủy Hậu Giang. Cũng theo Tổng bí thư, việc chống tham nhũng, lợi ích nhóm phải làm một cách "bình tĩnh, kiên trì và kiên quyết, làm đi và làm lại" với tinh thần "phải hành động, chứ nói nhiều quá mà không làm thì dân sẽ không còn tin".
Theo Trọng Phú (Pháp luật TP.HCM)
"Trảm" cán bộ không phụ thuộc bắt Trịnh Xuân Thanh hay không Nguyên Phó chủ nhiệm thường trực UB Kiểm tra TƯ Vũ Quốc Hùng cho rằng, việc xử lý kỷ luật cán bộ liên quan không lệ thuộc lắm vào việc bắt được Trịnh Xuân Thanh hay không. Chia sẻ về đề nghị của UB Kiểm tra TƯ kỷ luật một loạt cán bộ cấp cao liên quan trong vụ Trịnh Xuân Thanh, ông...