Trịnh Xuân Thanh rút tiền từ dự án 7.000 tỉ đồng mua biệt thự triệu USD ở Tam Đảo
Theo tài liệu của phóng viên Dân trí, khi còn đương chức Chủ tịch HĐQT PVC, Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo thuộc cấp rút 25 tỉ đồng từ “dự án đắp chiếu” 7.000 tỉ của PVTex để mua biệt phủ hoành tráng trị giá hàng triệu USD tọa lạc trên đỉnh Tam Đảo ( Vĩnh Phúc). Biệt phủ đứng tên Cty Mai Phương của gia đình Thanh.
Rút 25 tỉ đồng mua biệt thự
Tọa lạc trên đỉnh cao nhất của Tam Đảo (Vĩnh Phúc) là căn biệt thự hoành tráng mà giới bất động sản đánh giá giá trị lên đến vài triệu USD. Vào những ngày trời trong xanh, phóng viên Dân trí từng đứng tại khuôn viên của căn biệt thự này phóng tầm mắt ra xa có thể nhìn thấy Hà Nội một cách rõ ràng. Người dân nơi đây từng gọi biệt thự này là “toà nhà dầu khí”, có đủ khu vui chơi, bể bơi, rạp chiếu phim, sân thể thao…
Biệt thự trị giá hàng triệu USD ngự trên đỉnh Tam Đảo được Trịnh Xuân Thanh mua bằng nguồn tiền dự án “khủng” 7.000 tỉ đồng.
Toà biệt thự này trở nên khá bí hiểm khi chủ nhân của nó xuất hiện vào các ngày cuối tuần thì thường có một đoàn xe đi tháp tùng; người lạ đương nhiên không thể tiếp cận. Nhưng có lẽ ít người biết rằng để tậu căn biệt thự hoành tráng này, kẻ đang mang 2 án tù chung thân – Trịnh Xuân Thanh khi còn đương chức Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) đã rút 25 tỉ đồng từ dự án xây dựng nhà máy sản xuất xơ sợi Polyesteer (PVTex) có số vốn đầu tư 7.000 tỉ đồng.
Hiện dự án “khủng” 7.000 tỉ đồng này đang thua lỗ nặng hàng nghìn tỉ đồng, khiến Thủ tướng từng yêu cầu PVTex phải thoái vốn.
Theo tài liệu điều tra của phóng Dân trí, Trịnh Xuân Thanh khi đương chức Chủ tịch HĐQT PVC – công ty làm tổng thầu dự án xây dựng PVTex, đã kí hợp đồng thuê Cty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Kinh Bắc (PVC.KBC – một công ty con của PVC) thực hiện thi công một số hạng mục phụ trợ tại dự án.
Biệt thự do Cty Mai Phương của gia đình Thanh đứng tên chủ sở hữu đã bị cơ quan điều tra Bộ Công an phong toả.
Trong quá trình thi công, Đỗ Văn Hồng, Chủ tịch HĐQT PVC – KBC đã đề xuất và được PVC tạm ứng số tiền 25 tỉ đồng cho PVC – KBC trái quy định và quy chế của PVC.
Cụ thể, theo tài liệu của phóng viên Dân trí, Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo thuộc cấp tạm ứng số tiền 25 tỉ đồng cho PVC – KBC để Đỗ Văn Hồng sử dụng 23,8 tỉ đồng trong số tiền này mua 3.400m đất tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Đứng tên chủ sở hữu là PVC – KBC.
Sau đó Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo Đỗ Văn Hồng làm thủ tục để PVC – KBC chuyển nhượng lại mảnh đất này cho Cty Mai Phương của gia đình Thanh với giá 23,8 tỉ đồng, nhưng mới trả 20,8 tỉ đồng, còn 3 tỉ đồng đến nay chưa trả.
Để hợp thức hoá số tiền tạm ứng sai quy định, Thanh cùng Hồng làm thủ tục chuyển số tiền 21/25 tỉ đồng tạm ứng cho PVC – KBC thành tiền PVC góp vốn vào PVC – KBC. Hậu quả hiện nay là PVC không còn khả năng thu hồi vốn.
Dự án &’khủng” 7.000 tỉ đồng “đắp chiếu”
Theo tài liệu cơ quan chức năng, PVTex được thành lập trên cơ sở thoả thuận hợp tác đầu tư ngày 15/5/2007 về việc xây dựng nhà máy sản xuất xơ sợi Polyesteer giữa tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Dệt may Biệt Nam (Vinatex). Dự án được thực hiện tại Khu công nghiệp Đình Vũ, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
Video đang HOT
Năm 2008, Hội đồng quản trị PVTex phê duyệt dự án xơ sợi Đình Vũ với tổng mức đầu tư gần 325 triệu USD, tương đương 5.437 tỷ đồng tính theo tỷ giá tại thời điểm đó; 30% số vốn đầu tư này là của chủ sở hữu, còn lại đi vay.
Dự án có công suất 500 tấn xơ sợi/ngày và theo tính toán của chủ đầu tư, dự án được nghiệm thu sơ bộ vào tháng 8/2013, đã bàn giao đi vào sản xuất kinh doanh, dự kiến sẽ hoàn vốn toàn bộ sau thời gian 8 năm 8 tháng.
Dự án PVTex giá trị 7.000 tỉ đồng nhiều lần “đắp chiếu” và thua lỗ nặng cả nghìn tỉ đồng.
Tuy nhiên, kết quả sản xuất của dự án xơ sợi Đình Vũ từ khi chạy thử cho đến chính thức đều liên tục lỗ. Sau 2 năm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả thu lỗ hơn 1.472 tỉ đồng.
Cụ thể, năm 2012 lỗ hơn 21 tỉ đồng; năm 2013 lỗ 366 tỉ đồng và năm 2014 lỗ 1.085 tỉ đồng. Do lỗ nặng nên nhà máy chạy phập phù và nhiều lần phải đắp chiếu, đến cuối năm 2015 thì dừng hẳn.
Đồng thời báo cáo của PVTex cho biết, tổng mức đầu tư cho dự án từ dự kiến ban đầu khi triển khai trên thực tế đã phải điều chỉnh từ 325 triệu USD lên thành hơn 359 triệu USD (khoảng 7.000 tỉ đồng).
Theo Thanh tra Chính phủ, việc dự án nguyên nhân khiến dự án thua lỗ, không có hiệu quả có những nguyên nhân khách quan là thị trường tiêu thụ khó khăn, biến động giá nhiên liệu, lãi suất ngân hàng cao…
Tuy nhiên, về chủ quan, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ là do PVN và Vinatex là đại diện sở hữu vốn tại PVTex chưa kịp thời xử lý thay đổi phát sinh, còn nhiều thiếu sót và vi phạm trong chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, giám sát, dẫn đến chi phí tăng cao. Cụ thể, chi phí đào tạo lên tới 2,2 triệu USD, chi phí lãi vay 5 triệu USD, lỗ do chạy thử sản phẩm không đạt 35 triệu USD.
Biệt thự mua bằng tiền tham ô?
Theo báo cáo, PVN đang phải gánh chịu toàn bộ khoản công nợ đã vay để thực hiện dự án cũng như khoản lỗ gần 1.500 tỉ đồng của nhà máy.
Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu PVN phải thoái vốn khỏi PVTex từ 56% xuống 36%. Tuy nhiên những quyết nghị của Bộ Công Thương và các nghị quyết của PVN đã đẩy tỷ lệ vốn PVN tại PVTex tăng từ 56% lên 75% là trái với chỉ đạo của Thủ tướng.
Chưa hết, Thanh tra Chính phủ phát hiện trong quá trình triển khai thực hiện dự án, PVTex đã không tổ chức thẩm định, tính toán kỹ, tăng tổng mức đầu tư không đúng với chi phí, tính sai chi phí… Trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng mua thiết bị, chủ đầu tư và nhà thầu không tuân thủ quy định của hợp đồng, thay đổi nguồn gốc xuất xứ nhiều thiết bị. Nhiều thiết bị khác sau khi nhập về sử dụng đã bị trục trặc, hỏng hóc cũng là nguyên nhân dẫn đến việc nhà máy thử nghiệm kéo dài, sản phẩm không đạt chất lượng chiếm tỷ lệ cao và nhiều lần đã phải “đắp chiếu”.
Theo đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
CSĐT (Bộ Công an) trong quá trình điều tra vụ án Trịnh Xuân Thanh về tội “ Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lí kinh tế gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, xác định Trịnh Xuân Thanh – nguyên Chủ tịch HĐQT PVC có liên quan đến biệt thự Mai Chi, chủ sở hữu là Cty Đầu tư TNHH Mai Phương do ông Trịnh Xuân Giới, bố đẻ Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch công ty.
Theo đó, cơ quan CSĐT Bộ Công an đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc khi phát hiện tổ chức, cá nhân nào có dấu hiện hoặc đề nghị xác nhận chuyển nhượng, giao dịch liên quan đến khu đất và biệt thự trên thì thông báo cho cơ quan công an thị trấn Tam Đảo (Vĩnh Phúc) hoặc cơ quan CSĐT Bộ Công an, phối hợp giải quyết; không để chuyển dịch bất hợp pháp biệt thự và khu đất nói trên.
Tuấn Hợp – Mạnh Quân
Theo Dantri
Đinh Mạnh Thắng tóc bạc trắng hầu tòa
Được dẫn giải đến tòa phúc thẩm, bị cáo Đinh Mạnh Thắng tóc bạc trắng, gầy và già hơn nhiều so với phiên sơ thẩm.
Trịnh Xuân Thanh rút đơn kháng cáo
Từ ngày 5/6, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xét xử các bị cáo có kháng cáo trong vụ án Trịnh Xuân Thanh cùng đồng phạm tham ô tài sản xảy ra tại Công ty CP Bất động sản Điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land).
Phiên xét xử phúc thẩm do Thẩm phán Ngô Hồng Phúc làm chủ tọa phiên tòa. Ngoài ra, HĐXX còn có thêm 2 thành viên đều là Thẩm phán của TAND Cấp cao tại Hà Nội. Phiên xử này dự kiến diễn ra trong 3 ngày.
Bị cáo Đinh Mạnh Thắng tại tòa phúc thẩm.
Giữ vai trò chủ đạo trong vụ án nhưng Trịnh Xuân Thanh (cựu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC) đã có đơn xin rút toàn bộ kháng cáo từ trước khi TAND Cấp cao lên kế hoạch đưa vụ án ra xét xử. Trước đó, Trịnh Xuân Thanh bị tuyên phạt mức án tù chung thân về tội "Tham ô tài sản".
Ngoài Trịnh Xuân Thanh, bị cáo Đào Duy Phong (cựu Chủ tịch HĐQT PVP Land) cũng có đơn xin rút kháng cáo vào thời điểm vụ án chuẩn bị đưa ra xét xử phúc thẩm. Các bị cáo Lê Hòa Bình (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng và dịch vụ 1-5 và Công ty CP Minh Ngân), Nguyễn Ngọc Sinh (nguyên Tổng Giám đốc PVP Land) không kháng cáo và cũng không bị kháng nghị.
Trong 8 bị cáo của vụ án, đến phiên tòa phúc thẩm chỉ còn lại 4 bị cáo kháng cáo với nội dung chủ yếu là xin được xem xét lại tính chất, mức độ phạm tội và xin được giảm nhẹ hình phạt so với mức án mà TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt.
So với phiên sơ thẩm, ông Thắng gầy và già đi nhiều.
Các bị cáo kháng cáo là Đinh Mạnh Thắng (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và thương mại Dầu khí Sông Đà), Nguyễn Thị Kim Thoa (nguyên Kế toán trưởng Công ty CP Xây dựng và dịch vụ 1/5 và Công ty CP Minh Ngân), Thái Kiều Hương (nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Vietsan) và Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (trú tại phường 10, quận 3, TPHCM).
Ngoài ra, bà Nguyễn Thúy Hoa (vợ Đào Duy Phong) - người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án - cũng kháng cáo đề nghị được trả lại 2 tỷ đồng do đã nộp quá phần bồi thường thay cựu Chủ tịch HĐQT PVP Land ở giai đoạn sơ thẩm.
"Cái bóng" của ông Đinh La Thăng
Được dẫn giải đến tòa phúc thẩm, bị cáo Đinh Mạnh Thắng - em trai ông Đinh La Thăng - tóc bạc trắng, gầy và già hơn nhiều so với phiên sơ thẩm.
Tại phần thẩm vấn, bị cáo Thái Kiều Hương (tòa sơ thẩm tuyên phạt 10 năm tù) khai, bị cáo từng tìm đến Đinh Mạnh Thắng để nhờ tác động đến Trịnh Xuân Thanh đồng ý chuyển nhượng cổ phần vì Hương và Thắng là chỗ quen biết. Hơn nữa, Hương biết Thắng có anh trai là ông Đinh La Thăng, khi đó đang là Chủ tịch HĐTV PVN. Hương thừa nhận đã giúp chuyển 5 tỷ đồng cho bị cáo Thắng và thông qua Thắng chuyển 14 tỷ đồng đến Trịnh Xuân Thanh.
Bị cáo Thái Kiều Hương trả lời HĐXX.
Luật sư đặt câu hỏi với bị cáo Hương: Vậy bản chất là Trịnh Xuân Thanh có quyền quyết định đúng không? Theo bị cáo, do ảnh hưởng của ông Thăng đối với Trịnh Xuân Thanh là người có quyền quyết định nên bị cáo nhờ ông Thắng đúng không?
Thái Kiều Hương trả lời: Bị cáo là chỗ thân tình nên có hỏi ông Thắng. Khi đó ông Thắng nói có quen Trịnh Xuân Thanh và nói: "Để anh xem xét".
Trả lời thẩm vấn tại tòa, Đinh Mạnh Thắng giữ nguyên nội dung kháng cáo đề nghị giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo cho rằng, với vai trò giúp sức, bị cáo bị tuyên mức án 9 năm tù là nghiêm khắc.
Nói về quan hệ với Thái Kiều Hương, bị cáo Thắng cho hay, bị cáo quen với Hương vì hai công ty có một số lần hợp tác với nhau. Theo lời khai của bị cáo Thắng, Hương có liên lạc với bị cáo nói muốn xin Trịnh Xuân Thanh đồng ý giúp đỡ chủ trương thoái vốn. Khi đó, bị cáo và Trịnh Xuân Thanh không có quan hệ gì nhưng đã có vài lần Thắng gặp Thanh ở nhà ông Đinh La Thăng.
Sau khi nói chuyện với Thanh và được Thanh đồng ý, Thắng báo lại cho Hương để rồi tiếp đó diễn ra cuộc gặp ở nhà hàng Xuân Diệu vào tháng 3/2010 và Hương chuyển tiền cho Thắng vào khoảng cuối tháng 3/2010.
Khi Hương chuyển tiền cho mình, theo bị cáo Thắng, lúc đó bị cáo không nghĩ gì nhiều. Sau đó bị cáo có nghĩ việc nhận tiền là vi phạm nên đã trả lại tiền cho Hương.
"Việc giới thiệu cho Hương gặp Trịnh Xuân Thanh, bản thân bị cáo được nhận 5 tỷ đồng mà bị cáo bảo không suy nghĩ gì lắm, sau này mới nghĩ ra đúng là sai lầm vì đã không tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ tiền này là tiền gì. Bị cáo nói thế có thuyết phục không?" - HĐXX vặn hỏi.
"Lúc đó bị cáo không nghĩ gì. Đúng là bây giờ không thuyết phục, nhưng lúc đó sự thật là như thế." - bị cáo Thắng trả lời.
Bị cáo Thắng mong HĐXX cấp phúc thẩm xem xét lại hành vi của bị cáo khi vô tình vi phạm chứ không phải cố tình.
"Bị cáo chỉ giúp Hương gặp Trịnh Xuân Thanh, còn việc mua bán như thế nào bị cáo không biết. Trong buổi gặp, khi bị cáo và Hương đặt vấn đề chủ trương thoái vốn tại PVP Land thì Trịnh Xuân Thanh nói, cái này PVC đã có chủ trương thoái vốn rồi, không phải bàn nữa." - bị cáo Thắng trình bày.
Ngày 6/6, tòa tiếp tục làm việc.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Ngày 7/5, ông Đinh La Thăng tiếp tục hầu toà Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm trong vụ án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 vào ngày 7/5 tới đây. Trịnh Xuân Thanh kháng cáo kêu oan Phiên tòa phúc thẩm xét xử Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng...