Trịnh Xuân Thanh lĩnh án chung thân, phạt bổ sung 50 triệu đồng
9h40 sáng nay (5.2), Hội đồng xét xử TAND TP.Hà Nội đã tuyên án với bị cáo Trịnh Xuân Thanh và 7 đồng phạm về tội Tham ô tài sản.
Trịnh Xuân Thanh (áo sáng màu) và các bị cáo nghe tòa tuyên án. (Ảnh: TTXVN)
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh – nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) bị tuyên phạt tù chung thân, phạt bổ sung 50 triệu đồng. Trước đó, Trịnh Xuân Thanh từng bị TAND TP.Hà Nội tuyên phạt 14 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tù chung thân về tội Tham ô tài sản. Hiện Trịnh Xuân Thanh đang kháng cáo bản án sơ thẩm của TAND TP.Hà Nội.
Bị cáo Đào Duy Phong – nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam – PVP Land: 16 năm tù, phạt bổ sung 30 triệu đồng.
Bị cáo Nguyễn Ngọc Sinh – nguyên Tổng giám đốc PVP Land: 15 năm tù, phạt bổ sung 20 triệu đồng.
Bị cáo Đinh Mạnh Thắng – nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư và thương mại Dầu khí Sông Đà (em trai ông Đinh La Thăng): 9 năm tù.
Video đang HOT
Bị cáo Thái Kiều Hương – nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Vietsan: 10 năm tù.
Bị cáo Lê Hòa Bình – nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xây dựng và dịch vụ 1/5 và Công ty cổ phần Minh Ngân: 8 năm tù. Trong vụ án này, do vấn đề sức khỏe, bị cáo Bình có đơn xin xét xử vắng mặt. Trước đó, bị cáo Bình từng bị Tòa phúc thẩm TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên phạt tù chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cộng cả bản án cũ, bị cáo Lê Hòa Bình phải chịu hình phạt chung là tù chung thân.
Bị cáo Nguyễn Thị Kim Thoa – nguyên Kế toán trưởng Công ty cổ phần Xây dựng và dịch vụ 1/5 và Công ty cổ phần Minh Ngân: 6 năm tù. Vào tháng 3.2017, bị cáo Thoa bị Tòa phúc thẩm TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên phạt tù chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cộng cả bản án cũ, bị cáo Thoa phải chịu hình phạt chung là tù chung thân.
Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (kinh doanh tự do): 10 năm tù.
Theo bản án, Công ty cổ phần dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương gồm 5 cổ đông sáng lập, trong đó có PVP Land, đã thống nhất ký hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng toàn bộ 24 triệu cổ phần sở hữu dự án Nam Đàn Plaza (ở đường Phạm Hùng, Hà Nội) cho Lê Hòa Bình (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng và dịch vụ 1-5) với giá tương đương 52 triệu đồng/m2 đất.
Sau khi ký hợp đồng đặt cọc, Lê Hòa Bình đã ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với từng cổ đông sáng lập của Công ty Xuyên Thái Bình Dương. Trịnh Xuân Thanh cùng đồng phạm đã có sự móc nối, chỉ đạo, thông đồng với Lê Hòa Bình và Nguyễn Thị Kim Thoa để thực hiện việc ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với giá 34 triệu đồng/m2, thấp hơn giá trị thực tế đã đặt cọc 52 triệu đồng/m2 để lấy tiền chênh lệch, chia nhau chiếm đoạt.
Tổng cộng, các bị cáo đã chiếm đoạt được 49 tỷ đồng trong tổng số hơn 87 tỷ đồng tiền nhượng cổ phần. Trong đó, Trịnh Xuân Thanh chiếm đoạt được 14 tỷ đồng, Đinh Mạnh Thắng chiếm đoạt 5 tỷ đồng, Đào Duy Phong 8 tỷ đồng, Nguyễn Ngọc Sinh 2 tỷ đồng, Đặng Sỹ Hùng 20 tỷ đồng.
Các cơ quan tố tụng xác định bị cáo Trịnh Xuân Thanh là người có vai trò quyết định trong việc cho chuyển nhượng cổ phần PVP Land với giá thấp hơn thực tế. Bị cáo Đinh Mạnh Thắng là người móc nối, tác động để bị cáo Thanh cho chuyển nhượng cổ phần tại PVP Land.
Sáng 3.2, trong phần nói lời sau cùng, bị cáo Trịnh Xuân Thanh – nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) đã nói, trong thời gian bị tạm giam, nhiều đêm bị cáo mất ngủ vì nhớ vợ, con, nhớ bạn bè, nhiều khi nghĩ đã rơm rớm nước mắt.Nói về việc ngoan cố hay không ngoan cố, bị cáo Trịnh Xuân Thanh mong HĐXX xem xét kỹ càng cho bị cáo về việc này. “Bị cáo tin tưởng rằng, với tình cảm của những người mới, xã hội dành cho bị cáo, bị cáo tin rằng HĐXX cũng vậy có tình cảm để cho bị cáo không có một án quá nặng” – bị cáo Thanh nói.Bị cáo Thanh cho biết thêm, bản thân không muốn kêu khổ nhưng bị cáo bị thấp khớp rất nặng, như năm ngoái không đi lại được và có khả năng biến chứng dẫn đến đột quỵ, đột tử.Bị cáo Thanh nói có nguyện vọng là sau khi có án với bị cáo, tuyên án, bị cáo được gần với vợ con, nếu có chết thì được trong vòng tay vợ con.
Theo Danviet
Vụ Trịnh Xuân Thanh: Tòa bất ngờ tạm dừng xử để xác minh nguồn tiền
Sáng nay (28.1), phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm bất ngờ bị tạm dừng để xác minh một nội dung theo đề nghị của đại diện Viện Kiểm sát.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh (áo sáng màu) và đồng phạm (Ảnh TTXVN).
Sáng nay, tại phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm, đại diện Viện Kiểm sát đã nêu một tình tiết rất đáng chú ý. Cụ thể về giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án, tại bản luận tội, căn cứ khoản 3 Điều 47 Bộ Luật Hình sự 2015, Viện Kiểm sát đã đề nghị HĐXX cần phải thu hồi, xung công quỹ nhà nước của công ty Vietsan số tiền 19 tỷ đồng mà bị cáo Đinh Mạnh Thắng, Trịnh Xuân Thanh đã chiếm đoạt và sau đó, được hai bị cáo chuyển trả cho bị cáo Thái Kiều Hương (nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty Vietsan).
Đại diện VKS cho hay, số tiền 19 tỷ sau khi được chuyển trả đã được bị cáo Lê Hòa Bình (nguyên Chủ tịch HĐQT công ty Minh Ngân và Công ty 1/5) chuyển thành tiền thanh toán cổ phần của công ty Vietsan cho công ty Minh Ngân.
Vẫn theo đại diện Viện kiểm sát, tại phiên tòa này người đại diện cho công ty Vietsan có ý kiến, sau khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án tại Công ty 1/5 thì Hợp đồng giữa công ty Vietsan và Minh Ngân trong việc chuyển nhượng 6 triệu cổ phần đã bị hủy bỏ. Công ty Vietsan đã chuyển trả cho công ty Minh Ngân số tiền 93 tỷ đồng, trong đó, có 19 tỷ đồng mà bị cáo Trịnh Xuân Thanh, Đinh Mạnh Thắng chiếm đoạt, sau đó trả lại.
"Viện Kiểm sát thấy cần phải xác minh nội dung đã được đại diện Công ty Vietsan nêu ra. Do đó, để đảm bảo việc xét xử khách quan, toàn diện Viện Kiểm sát căn cứ Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015, đề nghị HĐXX xác minh, làm rõ nội dung trên. Đề nghị HĐXX tạm dừng phiên tòa làm rõ nội dung nêu trên", đại diện Viện Kiểm sát đề nghị.
Trước đề nghị của đại diện Viện Kiểm sát, HĐXX đã dừng phiên tòa để hội ý. Sau khi hội ý, HĐXX cho biết, đề nghị của Viện Kiểm sát là có căn cứ nên đã dừng phiên tòa trong 4 ngày để xác minh nội dung được nêu trên. Phiên tòa sẽ bắt đầu trở lại vào sáng ngày 2.2.
Trước đó, trong phần luận tội đại diện Viện Kiểm sát đã nêu quan điểm ề việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án:
Trong số tiền 49 tỷ đồng đã bị các bị cáo đã chiếm đoạt được, có số tiền hơn 24 tỷ đồng đã được xử lý tại Bản án số 134/2017/HSPT ngày 15.3.2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội và số tiền 19 tỷ đồng bị Trịnh Xuân Thanh và Đinh Mạnh Thắng chiếm đoạt đã được Trịnh Xuân Thanh và Đinh Mạnh Thắng hoàn trả, chuyển lại cho Thái Kiều Hương; sau đó được chuyển thành tiền Lê Hòa Bình thanh toán tiền mua cổ phần cho Công ty Vietsan; Đề nghị HĐXX, Căn cứ Khoản 3 Điều 47 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 cần phải thu hồi của Công ty Vietsan để xung công quỹ Nhà nước.
Đối với số tiền 1,5 tỷ đồng mà bà Ngô Thị Luyến khắc phục hậu quả cho chồng là bị cáo Nguyễn Ngọc Sinh (nộp tại Cục Thi hành án Hà Nội vào ngày 18.01.2018). Xét thấy bị cáo Phong đã nhận 10 tỷ đồng là tiền chênh lệch giá và Phong chiếm đoạt 8 tỷ đồng, Sinh chiếm đoạt 2 tỷ đồng. Nhưng trong vụ án xét xử Lê Hòa Bình về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vợ bị cáo Phong là bà Nguyễn Thúy Hoa đã nộp 10 tỷ đồng vào. Tài khoản tạm giữ của Cơ quan điều tra. Số tiền này đã được giải quyết bằng Bản án số 134 ngày 15.3.2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà nội bao gồm cả số tiền 2 tỷ đồng bị cáo Sinh chiếm đoạt. Hiện bà Ngô Thị Luyến (vợ bị cáo Sinh) bồi thường số tiền 1,5 tỷ đồng. Tại phiên tòa bà Nguyễn Thúy Hoa yêu cầu bị cáo Sinh trả lại 2 tỷ đồng, do vậy đề nghị HĐXX trả lại cho bà Nguyễn Thúy Hoa và buộc bị cáo Sinh phải nộp số tiền còn lại là 500 triệu đồng.
Theo Danviet.vn
Vụ ông Đinh La Thăng: Những bị cáo rơi nước mắt khi nói lời sau cùng Sau ông Đinh La Thăng, các bị cáo trong vụ án đã nói lời sau cùng. Nhiều người xúc động và khóc khi nhắc đến gia đình. Bị cáo Vũ Đức Thuận lấy tay lau nước mắt (ảnh TTXVN). Hơn 11 giờ sáng nay (17.1), phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm đã kết thúc phần nói lời sau...