Trịnh Xuân Thanh có được hưởng tình tiết giảm nhẹ?
Đó là câu hỏi của cử tri quận 10 (TP.HCM) trong buổi tiếp xúc với Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí, sáng 6.10.
Sáng 6.10, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí đã có buổi tiếp xúc với cử tri quận 10 (TP.HCM). Tham nhũng là vấn đề được người dân quận này quan tâm đặc biệt.
Cử tri Nguyễn Gia Tâm (phường 2) nói khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự nói về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, trong đó quy định người phạm tội được hưởng các tình tiết giảm nhẹ như điểm v, điểm x (người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác; người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng). Tuy nhiên với tội tham nhũng, ông Tâm cho rằng nếu áp dụng như vậy là bất hợp lý, gây nên bức xúc cho người dân.
Theo đó, tham ô, tham nhũng là tội nặng hàng đầu liên quan đến nhiều thủ đoạn nguy hiểm, gây tác động rất lớn đến nền kinh tế, đời sống người dân và ảnh hưởng đến sự tồn vong của đất nước.
“Người cán bộ được đào tạo, gánh trọng trách nhưng lại tham nhũng mà dám đứng trước tòa xin tòa xem xét tình tiết giảm nhẹ tội vì cha mẹ, gia đình có nhiều cống hiến cho cách mạng… thì rất ngược ngạo. Chính cha mẹ bị cáo đó sẽ tức giận, thậm chí có thể phản ứng lại rằng không được áp dụng Điều 51 để giảm nhẹ tội, mà còn phải áp dụng Điều 52 tăng nặng trách nhiệm hình sự” – ông Tâm nói.
“ Trịnh Xuân Thanh đã phạm tội trốn ra nước ngoài và có cha mẹ tham gia cách mạng, khi bắt được đưa ra xét xử liệu có được đưa vào diện có tình tiết giảm nhẹ hay không?” – ông Tâm thắc mắc và đề xuất phải điều chỉnh quy định này theo hướng không áp dụng điểm v, điểm x ở Điều 51 cho tội tham nhũng.
Video đang HOT
Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí trả lời cử tri quận 10 sáng 6.10. Ảnh: Tá Lâm
Cử tri Hoàng Ngọc Thắng (phường 12) đề nghị Quốc hội khi sửa Luật Phòng, chống tham nhũng cần lưu ý đến việc cán bộ tham nhũng tẩu tán tài sản, cho vợ con, người thân đứng tên. Việc thu hồi tài sản lâu nay chưa làm tốt, Quốc hội cần có những quyết sách mạnh mẽ hơn.
Trả lời, Viện trưởng Trí cho biết sẽ tiếp thu nghiêm túc ý và sẽ nêu ý kiến của cử tri trong các cuộc thảo luận trên nghị trường Quốc hội.
“Hiện nay, Bộ luật Hình sự năm 2015 chưa có hiệu lực thi hành nhưng khi xem xét lại trước khi thi hành vào 1.7.2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan liên quan cho rằng cần kiến nghị sửa đổi.
Quan điểm là có công thì thưởng, có tội thì trừng trị. Tuy nhiên, lấy cái công trừ đi cái tội lại khiến nảy sinh nhiều ý kiến trái chiều gay gắt. Qua kiến nghị của ông Tâm, chúng tôi sẽ tiếp thu nghiêm túc để phản ánh lại” – ông Trí nói.
Theo Tá Lâm ( Pháp luật TP.HCM)
Nhiều bảo vệ túc trực quanh nhà ông Trịnh Xuân Thanh
Sau khi lệnh truy nã ông Trịnh Xuân Thanh được phát đi, quanh nhà ông Thanh ở Khu đô thị Nam Thăng Long (Hà Nội) đã xuất hiện nhiều bảo vệ hơn.
Sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can và phát lệnh truy nã đối với ông Trịnh Xuân Thanh, PV đã tìm đến địa chỉ thường trú của ông Thanh được ghi trong lệnh truy nã.
Nhà 24 - C2, nơi ông Trịnh Xuân Thanh đăng kí HKTT.
Đó là nhà số 24, C2, Khu đô thị Nam Thăng Long, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Trước đó, vào ngày 26.8 khi có những thông tin đồn đoán về việc ông Trịnh Xuân Thanh sẽ bị khởi tố, nhiều phóng viên cũng đã đến túc trực tại địa chỉ nêu trên để ghi nhận thông tin. Khi đó, các PV được vào trong khu đô thị và ngồi chờ trong trật tự trước khu nhà. Tuy nhiên, sau khi Bộ Công an phát lệnh truy nã đối với ông Trịnh Xuân Thanh, việc tác nghiệp của PV đã không còn dễ dàng như trước.
Chiều 17.9, khi có mặt tại đây, chúng tôi ghi nhận khu C2 nơi có nhà ông Trịnh Xuân Thanh có 5 nhân viên bảo vệ túc trực. PV đã nhận được thái độ bất hợp tác của các bảo vệ có mặt tại đây. Thậm chí, có nhân viên bảo vệ còn ngăn chặn, yêu cầu phóng viên không được ghi hình địa chỉ nhà ông Trịnh Xuân Thanh với lý do đây là khu vực riêng tư, cấm ghi hình.
Một nữ lao công làm việc tại khu nhà C2 cho biết trong khoảng một tháng trở lại đây, ông Trịnh Xuân Giới và bà Đàm Thị Ngọc Kha (bố mẹ ông Thanh) đã không còn thường xuyên ở nhà. Trong khi trước đây, hai ông bà thường đưa đón cháu đi học vào buổi sáng và chiều.
"Trong cuôc sông, hai ông ba la ngươi hoa đông, thân thiên. Khi gặp chúng tôi đang làm việc, ông bà vẫn chào, hỏi thăm chúng tôi. Theo tôi được biết, từ khi chuyển về sinh sống tại khu đô thị Nam Thăng Long, hai ông bà vân thường xuyên tham gia phong trao, hoạt động cua khu phô" - nữ lao công này cho hay.
Trước đó, ngày 16.9, ra Quyết định khởi tố bị can số 363/C46(P12) đối với Trịnh Xuân Thanh về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự; đồng thời ra lệnh bắt tạm giam và lLệnh khám xét đối với Trịnh Xuân Thanh.
Sau khi xác định bị can Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an ra Quyết định số 19/C46-P12 truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh.
Theo Danviet
Chủ tịch nước: Trịnh Xuân Thanh trốn cũng không thoát Chủ tịch nước Trân Đại Quang nhân mạnh trước vụ Trịnh Xuân Thanh, đã từng có môt sô trường hợp cán bô bỏ trôn ra nước ngoài, có trường hợp trôn 5-6 năm nhưng cuôi cùng vân bị bắt đưa vê nước và bị xét xử nghiêm minh trước pháp luât. Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp xúc cử tri TPHCM sáng...