Trịnh Xuân Thanh bị truy tố khung hình phạt có mức án tử hình
Viện KSND Tối cao vừa ra cáo trạng truy tố đối với Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam ( PVC).
Trịnh Xuân Thanh (trái) và Vũ Đức Thuận cùng bị truy tố cả hai tội Tham ô tài sản và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. (Ảnh: IT)
Ngày 26.12, Viện KSND Tối cao đã ra cáo trạng truy tố ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) cùng 20 bị can trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” theo Điều 165 và Điều 278 Bộ luật Hình sự. Trong vụ án này có Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận cùng bị truy tố hai tội danh nêu trên.
Sau khi rút được tiền, Trịnh Xuân Thanh chiếm hưởng 4 tỷ đồng; Vũ Đức Thuận chiếm 800 triệu đồng; Nguyễn Anh Minh – nguyên Phó TGĐ PVC chiếm hơn 3,6 tỷ đồng; Bùi Mạnh Hiển – nguyên Chánh văn phòng PVC chiếm 400 triệu đồng. Còn lại 1,5 tỷ đồng, Thanh, Thuận, Minh và Hiển sử dụng chung.Đối với Trịnh Xuân Thanh, các cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định, trong quá trình làm Chủ tịch HĐQT của PVC, Trịnh Xuân Thanh đã cùng bị can Vũ Đức Thuận chỉ đạo bị can Nguyễn Anh Minh và Lương Văn Hòa lập hồ sơ khống để thực hiện 7 lần rút tiền từ Ban QLDA Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 với tổng số hơn 13 tỷ đồng. Các đối tượng thực hiện rút tiền bằng cách hợp thức hóa hồ sơ, thiết kế, dự toán, thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán 4 hạng mục phụ trợ của các dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1, một hạng mục phụ trợ của dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1 với Cty TNHH MTV Quỳnh Hoa.
Với hành vi trên, các bị can Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận và các bị can có liên quan bị truy tố theo khoản 4 Điều 278 tội Tham ô tài sản. Khoản 4 Điều 278 quy định: Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên; Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
Ngoài ra, cơ quan tố tụng còn xác định, bị can Trịnh Xuân Thanh, trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, đã chỉ đạo Vũ Đức Thuận ký hợp đồng số 33 trái quy định để PVC được nhận tạm ứng 6,6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng; chỉ đạo việc sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng vào mục đích khác, không đưa vào dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước tổng số gần 120 tỷ đồng.
Còn Vũ Đức Thuận, trong quá trình thực hiện dự án, bị can này là người ký hợp đồng EPC số 33 trái quy định để PVC được nhận tạm ứng 6.607.500 USD và 1.132 tỷ đồng trái quy định và tham gia việc quyết định sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng này sai mục đích không đưa vào dự án, gây thiệt hại gần 120 tỷ đồng.
Với hành vi đó, Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 3 Điều 165 Bộ luật Hình sự. Tội phạm và hình phạt được quy định: Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Video đang HOT
Những người bị truy tố tội Tham ô tài sản cùng Trịnh Xuân Thanh gồm: Vũ Đức Thuận, Nguyễn Anh Minh, Bùi Mạnh Hiển, Lương Văn Hòa, Nguyễn Thành Quỳnh, Lê Thị Anh Hoa, Nguyễn Đức Hưng, Lê Xuân Khánh, Nguyễn Lý Hải.
Theo Danviet
TGĐ vừa bị bắt quan hệ mật thiết với phi vụ của PVC thời Trịnh Xuân Thanh
Ông Nguyễn Anh Minh, Tổng giám đốc PVC là cái tên tiếp theo bị khởi tố, bắt giam trong đại án Trịnh Xuân Thanh. Ông Minh là một trong những người có quan hệ mật thiết với những phi vụ làm ăn của PVC thời Trịnh Xuân Thanh.
Sếp PVC trong dự án nghìn tỷ đắp chiếu
Tiếp tục mở rộng điều tra vụ án "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản" xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam - Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã tiến hành Tống đạt quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét đối với 3 cán bộ của Tập đoàn Dầu khí. Các bị can bị khởi tố về tội "tham ô tài sản"
Trong đó có ông Nguyễn Anh Minh, Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
Ông Nguyễn Anh Minh được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bổ nhiệm làm quyền Tổng giám đốc PVC vào tháng 1.2015. Tháng 4.2015 thì chính thức ngồi lên chiếc ghế nóng Tổng giám đốc PVC.
Trước đó, ông này đã trải qua hàng loạt vị trí chủ chốt tại các công ty con của PVC như Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Xây lắp Dầu khí Hà Nội, rồi Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Hà Nội (PVC-HN), rồi Phó Tổng giám đốc PVC.
Đó chính là quãng thời gian ông Nguyễn Anh Minh trực tiếp liên quan đến việc triển khai dự án ethanol Phú Thọ - một dự án ngàn tỷ xây dựng dở dang suốt nhiều năm nay.
Cụ thể, sau một thời gian làm Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc PVC-HN từ năm 2009, ông này vọt lên ngồi ghế Phó Tổng giám đốc PVC vào tháng 4/2011.
Khi đó, Trịnh Xuân Thanh là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Vũ Đức Thuận là Tổng giám đốc. Cùng thời với Nguyễn Ngọc Quý, Nguyễn Mạnh Tiến Phó Tổng giám đốc... Những cái tên này đều đã bị khởi tố, bắt giam.
PVC-HN cũng chính là nhà thầu phụ của PVC thực hiện dự án "đắp chiếu" ethanol Phú Thọ.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, trong quá trình thực hiện dự án ethanol Phú Thọ, PVC đã ủy quyền và chuyển giao cho nhà thầu phụ là PVC-HN quản lý, thực hiện toàn bộ phần việc còn lại của dự án từ 26/4/2011 đến ngày 26/4/2012. Đây chính là quãng thời gian ông Nguyễn Anh Minh vừa rời PVC-HN để làm Phó Tổng giám đốc PVC.
Việc giao thầu này đã vi phạm quy định tại Điều 95 Luật Xây dựng năm 2003. Trách nhiệm này được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ là của nhà thầu PVC và chủ đầu tư dự án ethanol Phú Thọ.
Ông Nguyễn Anh Minh chính là người đại diện cho PVC ký hợp đồng kinh tế giao thầu cho PVC-HN về việc thiết kế, mua sắm, xây dựng Dự án Nhà máy Ethanol Phú Thọ giá trị Hợp đồng gần 43,2 triệu USD.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, giao dịch này thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, nhưng cho đến nay không có Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Hợp đồng này được ký kết là vô hiệu, vi phạm luật doanh nghiệp nhằm giấu lỗ cho PVC hơn 17 triệu USD.
Sau đó PVN đã phải chỉ đạo PVC nhận lại dự án để thực hiện. Việc bàn giao dự án từ PVC-HN sang PVC tiến hành từ tháng 6/2012. Thế nhưng đến thời điểm thanh tra là tháng 12/2014, việc bàn giao vẫn chưa xong do nhiều nguyên nhân như thiếu hồ sơ quản lý chất lượng, kết quả thí nghiệm và hồ sơ thanh toán cho phần việc đã thực hiện; các công việc thực hiện còn dở dang nên các bên chưa thống nhất được khối lượng và giá trị đã thực hiện, khối lượng và giá trị còn lại.
Các bên cũng chưa thống nhất được việc xử lý, thanh toán công nợ phát sinh giữa PVC-HN với các nhà thầu phụ khác trong thời gian PVC-HN quản lý thực hiện dự án.
Cả loạt sếp PVC bị khởi tố
Tiếp tục ở lại PVN sau khi Trịnh Xuân Thanh rời ghế vào năm 2013, ông Nguyễn Anh Minh được bổ nhiệm làm quyền Tổng giám đốc PVC, rồi Tổng giám đốc PVC. Tại PVC, ông Nguyễn Anh Minh được nhận thù lao gần 600 triệu đồng/năm, trung bình 50 triệu/tháng.
Cho đến khi bị khởi tố tội tham ô tài sản vào ngày 29.9 ông Nguyễn Anh Minh ngồi ghế này được 1,5 năm.
Trước việc ông Nguyễn Anh Minh bị bắt, PVC cho rằng: Đây là vụ việc liên quan đến giai đoạn trước, Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam đã và đang phối hợp tích cực với các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra, đồng thời bố trí cán bộ thay thế để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Liên quan vụ án Trịnh Xuân Thanh, đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố hàng chục đối tượng về hành vi Cố ý làm trái quy định... và tham ô tài sản, liên quan đến vụ thua lỗ và thất thoát gần 3.300 tỷ đồng xảy ra tại Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
Những &'trợ thủ' đắc lực của Trịnh Xuân Thanh ngày ấy có Vũ Đức Thuận, Tổng giám đốc PVC; Phạm Tiến Đạt, Kế toán trưởng PVC, Nguyễn Ngọc Quý, Phó chủ tịch PVC; các phó tổng giám đốc Nguyễn Mạnh Tiến; Trương Quốc Dũng, Phạm Tiến Đạt lần lượt tra tay vào còng.
(Theo Vietnamnet)
Hàng loạt "sếp" công ty vướng vòng lao lý trong vụ án Trịnh Xuân Thanh Liên quan đến vụ án Trịnh Xuân Thanh, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố bị can đối với hàng chục đối tượng. Chuyên án vẫn đang được tiếp tục điều tra mở rộng... Thuyền trưởng Trịnh Xuân Thanh "chèo lái" PVC ngập trong thua lỗ Liên quan đến vụ án "Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây...