“Trịnh Xuân Thanh bị lệnh truy nã đỏ”
Trao đổi với phóng viên bên hàng lang Quốc hội sáng 17.11, Thượng tượng Lê Quý Vương – Thứ trưởng Bộ Công an đã đề cập đến vụ việc Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn mà đại biểu Quốc hội có nêu ý kiến.
Thượng tướng Lê Quý Vương.
Tại phiên chất vấn, đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) đã đặt vấn đề: Việc theo dõi, giám sát, quản lý đối tượng thế nào lại để Trịnh Xuân Thanh lặng lẽ ra đi, rồi phải phát lệnh truy nã, kiểu “con voi chui lọt lỗ kim” gây bất bình trong đảng viên và nhân dân. Với câu hỏi này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Công an trả lời cho đại biểu bằng văn bản.
Trao đổi với phóng viên, Thượng tướng Lê Quý Vương cho biết, vấn đề trên đại biểu Ngô Văn Minh đặt ra là đúng. Tuy nhiên, Thượng tướng Vương cho rằng, không nhất thiết phải công khai trả lời vì vụ án đang trong quá trình điều tra. “Đã là điều tra có những thông tin về vụ án đưa ra đôi khi bất lợi, ví dụ như chúng ta đang họp Quốc hội, Trịnh Xuân Thanh cũng đang theo dõi qua mạng. Có những việc diễn ra tại đây, nhưng chỉ một phút sau lên mạng hết vì thế giới phẳng. Khi vụ án kết thúc điều tra thì tất cả mọi việc sẽ được làm sáng tỏ” – Thượng tướng Vương nói
Về vấn đề tên Trịnh Xuân Thanh chưa có trên mạng của Interpol, Thượng tướng Vương cho biết, qua kiểm tra thấy Ban thư ký của Interpol đã ra lệnh truy nã quốc tế Trịnh Xuân Thanh từ 29.9.2016, sau khi nhận được yêu cầu của cơ quan điều tra Việt Nam. “Lệnh truy nã này là truy nã đỏ, nhiều nước đã nhận được” – Tướng Vương cho hay.
Video đang HOT
Theo Tướng Vương, đối với một vụ án như Trịnh Xuân Thanh không phải là chuyên án trinh sát nên không thể nói lực lượng Công an áp dụng các biện pháp liên hoàn được. “Đây là vụ án nhận kết quả từ công tác thanh tra, kiểm tra. Khi tiếp nhận hồ sơ phải có cả một quá trình, cần có thời gian nên cũng là một cái khó cho lực lượng Công an.
Ngoài ra, những vấn đề trong vụ án phải xem xét, nghiên cứu đã từng xảy ra từ năm 2008 -2013. Tổng cộng PVC có 43 công ty, trong thời điểm đó họ cùng thực hiện 67 dự án, công trình, nhiều công trình đang làm dở dang chưa quyết toán. Tất cả những yếu tố đó đặt ra áp lực lớn về công tác điều tra” – Tướng Vương cho biết.
Theo tìm hiểu của Dân việt, lệnh truy nã màu Đỏ do Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) phát ra, thông báo lệnh truy nã của cơ quan pháp luật quốc gia liên quan, yêu cầu các quốc gia thành viên dẫn độ tội phạm đang bỏ trốn. Lệnh truy nã của Interpol có 7 màu: Đỏ, xanh Lam, Vàng, xanh Lục, Đen, Trắng và Tím; trong đó màu Đỏ là yêu cầu truy bắt tội phạm bỏ trốn rồi dẫn độ; màu xanh Lam: yêu cầu được cung cấp thông tin về địa điểm, nhân thân và quá trình phạm tội của tội phạm quốc tế…
Theo Danviet
Trịnh Xuân Thanh có được hưởng tình tiết giảm nhẹ?
Đó là câu hỏi của cử tri quận 10 (TP.HCM) trong buổi tiếp xúc với Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí, sáng 6.10.
Sáng 6.10, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí đã có buổi tiếp xúc với cử tri quận 10 (TP.HCM). Tham nhũng là vấn đề được người dân quận này quan tâm đặc biệt.
Cử tri Nguyễn Gia Tâm (phường 2) nói khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự nói về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, trong đó quy định người phạm tội được hưởng các tình tiết giảm nhẹ như điểm v, điểm x (người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác; người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng). Tuy nhiên với tội tham nhũng, ông Tâm cho rằng nếu áp dụng như vậy là bất hợp lý, gây nên bức xúc cho người dân.
Theo đó, tham ô, tham nhũng là tội nặng hàng đầu liên quan đến nhiều thủ đoạn nguy hiểm, gây tác động rất lớn đến nền kinh tế, đời sống người dân và ảnh hưởng đến sự tồn vong của đất nước.
"Người cán bộ được đào tạo, gánh trọng trách nhưng lại tham nhũng mà dám đứng trước tòa xin tòa xem xét tình tiết giảm nhẹ tội vì cha mẹ, gia đình có nhiều cống hiến cho cách mạng... thì rất ngược ngạo. Chính cha mẹ bị cáo đó sẽ tức giận, thậm chí có thể phản ứng lại rằng không được áp dụng Điều 51 để giảm nhẹ tội, mà còn phải áp dụng Điều 52 tăng nặng trách nhiệm hình sự" - ông Tâm nói.
"Trịnh Xuân Thanh đã phạm tội trốn ra nước ngoài và có cha mẹ tham gia cách mạng, khi bắt được đưa ra xét xử liệu có được đưa vào diện có tình tiết giảm nhẹ hay không?" - ông Tâm thắc mắc và đề xuất phải điều chỉnh quy định này theo hướng không áp dụng điểm v, điểm x ở Điều 51 cho tội tham nhũng.
Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí trả lời cử tri quận 10 sáng 6.10. Ảnh: Tá Lâm
Cử tri Hoàng Ngọc Thắng (phường 12) đề nghị Quốc hội khi sửa Luật Phòng, chống tham nhũng cần lưu ý đến việc cán bộ tham nhũng tẩu tán tài sản, cho vợ con, người thân đứng tên. Việc thu hồi tài sản lâu nay chưa làm tốt, Quốc hội cần có những quyết sách mạnh mẽ hơn.
Trả lời, Viện trưởng Trí cho biết sẽ tiếp thu nghiêm túc ý và sẽ nêu ý kiến của cử tri trong các cuộc thảo luận trên nghị trường Quốc hội.
"Hiện nay, Bộ luật Hình sự năm 2015 chưa có hiệu lực thi hành nhưng khi xem xét lại trước khi thi hành vào 1.7.2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan liên quan cho rằng cần kiến nghị sửa đổi.
Quan điểm là có công thì thưởng, có tội thì trừng trị. Tuy nhiên, lấy cái công trừ đi cái tội lại khiến nảy sinh nhiều ý kiến trái chiều gay gắt. Qua kiến nghị của ông Tâm, chúng tôi sẽ tiếp thu nghiêm túc để phản ánh lại" - ông Trí nói.
Theo Tá Lâm (Pháp luật TP.HCM)
Bộ trưởng Bộ Nội vụ chưa trả lời câu hỏi về vụ Trịnh Xuân Thanh Sáng 17/11, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân tiếp tục đăng đàn trả lời chất vấn các vấn đề mà đại biểu quốc hội nêu ra trong chiều qua. Tuy nhiên, câu hỏi mà các đại biểu đặt ra về việc bổ nhiệm, luân chuyển ông Trịnh Xuân Thanh chưa được Bộ trưởng Tân trả lời. ĐB Ngô Văn Minh bày...