Trình tự, thủ tục thay đổi màu sơn xe máy năm 2022
Hành vi tự ý thay đổi màu sơn xe máy là sai quy định và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Tự ý thay đổi màu sơn xe máy bị xử phạt thế nào?
Theo Khoản 1 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe môtô thực hiện hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe.
Phạt đến 400.000 đồng với hành vi tự ý thay đổi màu sơn xe máy. Ảnh: 2banh.vn
Trình tự, thủ tục thay đổi màu sơn xe máy
Nếu muốn thay đổi màu sơn xe máy theo đúng quy định của pháp luật, chủ xe cần thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
- Bước 1: Khai báo trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA, trước khi cải tạo xe, thay đổi màu sơn (kể cả kẻ vẽ, quảng cáo), chủ xe phải khai báo trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông tại mục khai báo cải tạo xe, thay đổi màu sơn hoặc trực tiếp đến cơ quan đăng ký xe và được xác nhận của cơ quan đăng ký xe thì mới thực hiện.
- Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Theo Điều 11 Thông tư 58/2020/TT-BCA, chủ xe cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
Giấy khai đăng ký xe (mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 58/2020/TT-BCA).
Giấy chứng nhận đăng ký xe.
Video đang HOT
Xuất trình Chứng minh nhân dân/
Căn cước công dân/Hộ chiếu.
- Bước 3: Nộp hồ sơ
Chủ xe nộp hồ sơ tại cơ quan công an đã cấp giấy chứng nhận đăng ký xe (ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký xe). Cán bộ công an tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra giấy tờ của chủ xe, giấy khai đăng ký xe, thu lại chứng nhận đăng ký xe, kiểm tra thực tế xe.
Nếu hồ sơ đăng ký xe không đầy đủ theo quy định thì cán bộ hướng dẫn chủ xe về việc bổ sung hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đăng ký xe đầy đủ theo quy định, cán bộ công an cấp giấy hẹn cho chủ xe.
- Bước 4: Nhận giấy đăng ký xe
Chủ xe đến cơ quan Công an để nhận giấy chứng nhận đăng ký xe. Cán bộ công an thu giấy hẹn, trả Giấy chứng nhận đăng ký xe cho chủ xe.
Về thời hạn giải quyết, Khoản 3 Điều 4 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định không quá 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Những vi phạm giao thông bị nâng mức phạt với xe máy
Lỗi vi phạm giao thông thường gặp như không chấp hành tín hiệu đèn hoặc hiệu lệnh của người thi hành công vụ, lỗi quá tốc độ, sử dụng thiết bị di động,... mới bị nâng mức xử phạt.
Sử dụng thiết bị di động
Căn cứ theo Điểm g, Khoản 34, Điều 2, Nghị định 123, người điều khiển xe gắn máy, xe môtô (kể cả các xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và tương tự xe gắn máy sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính), ô (dù) sẽ bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng.
Không tuân thủ đèn tín hiệu giao thông
Phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng với trường hợp người điều khiển xe gắn máy, xe môtô, kể cả xe điện, các loại xe tương tự xe môtô nếu không chấp hành hiệu lệnh hoặc tín hiệu đèn giao thông (theo Điểm g, Khoản 34, Điều 2).
Điều khiển xe quá tốc độ
Phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng khi vi phạm chạy quá tốc độ quy định từ 10 - 20 km/h.
Mức xử phạt mới nhất theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Ảnh minh họa: LĐO
Vi phạm quy định về Giấy phép lái xe và Giấy đăng ký xe
Phạt tiền từ 800.000 - 100.000 đồng nếu xe máy không có giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng.
Phạt tiền từ 4.000.000 - 5.000.000 đồng với người điều khiển xe môtô có dung tích xi-lanh từ 175cm3 trở lên, xe môtô ba bánh nếu vi phạm:
Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển.
Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.
Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ.
Có Giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.
Không nhường đường hoặc cản trở xe ưu tiên
Phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng nếu cản trở hoặc không nhường đường cho xe ưu tiên đang phát tín hiệu làm nhiệm vụ. Mức phạt cũ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP là 600.000 - 1.000.000 đồng.
Dừng, đỗ xe sai quy định
Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng nếu dừng, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường.
Phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng nếu dừng, đỗ xe máy trong hầm đường bộ không đúng quy định.
Vi phạm lắp sai biển số xe
Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng nếu người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe gắn máy điều khiển xe gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển.
Không đội mũ bảo hiểm
Theo Điểm b, Khoản 4, Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐ-CP, quy định phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng (mức phạt cũ ở Nghị định 100/2019/NĐ-CP là 200.000 - 300.000 đồng) với trường hợp:
Không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách.
Người đi xe máy chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách.
Từ 1/6/2022, sẽ kiểm tra định kỳ dán nhãn năng lượng xe máy Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ tiến hành kiểm tra tại nơi bán hàng hoặc đại lý bán hàng của các nhà sản xuất đang lắp ráp, nhập khẩu xe máy tại Việt Nam. Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, sẽ tiến hành kiểm tra tại nơi bán hàng hoặc đại lý bán hàng của các nhà sản xuất đang lắp ráp,...