Trình Trung ương phương án tổ chức tổng tuyển cử năm tới
Trong buổi làm việc đầu tiên của Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI sáng nay (5/10), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trình bày tờ trình của Đảng đoàn Quốc hội về Đề án bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Thông cáo báo chí về phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, thể hiện, sau nội dung chủ trì, phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, buổi sáng ngày 5/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.
Làm việc tại hội trường, Ban Chấp hành Trung ương Đảng nghe Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc Tờ trình của Ban cán sự đảng Chính phủ về tình hình kinh tế – xã hội năm 2015 và nhiệm vụ năm 2016.
Tiếp đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trình bày Tờ trình của Đảng đoàn Quốc hội về Đề án bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021. Sau đó, các Ủy viên Trung ương về tổ nghiên cứu tài liệu và thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội năm 2015 và nhiệm vụ năm 2016.
Buổi chiều, Trung ương làm việc tại tổ, thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội năm 2015 và nhiệm vụ năm 2016.
Video đang HOT
P.T
Theo Dantri
"Bỏ quên" tái xuất gần 2 triệu tấn xăng dầu?
Số liệu trên được Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu ra khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi ngày 21/9.
Xăng dầu tạm nhập có gây thất thu ngân sách?
Cho ý kiến về dự thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phản ánh thực trạng kiểm soát đường đi của xăng dầu tạm nhập tái xuất rất khó khăn khi nghiên cứu về thất thu trong lĩnh vực xăng dầu. Bà Nga cho biết, trong 4 năm đã có số liệu cho cho thấy, đã cho tạm nhập và "bỏ quên" tái xuất gần 2 triệu tấn xăng dầu.
"Việc cho tạm nhập tái xuất đối với mặt hàng nào thì phải căn cứ vào quy định của quốc tế, nhất là công ước Kyoto", từ quan điểm đó, bà Nga đề nghị kiểm tra lại xem có đúng là việc tạm nhập tái xuất đối với các mặt hàng lỏng như xăng dầu có bị lách luật, tạm nhập và cho bán trong nước, gây thất thu cho ngân sách và ảnh hưởng đến sản xuất trong nước không.
Trên cơ sở đó, Chính phủ phải xác minh xem thời gian qua, việc miễn thuế đối với những mặt hàng tạm nhập tái xuất thường bị lách luật và lợi dụng tập trung vào những mặt hàng nào.
"Đề nghị kiểm tra lại xem có đúng là việc tạm nhập tái xuất đối với các mặt hàng lỏng như xăng dầu thời gian qua bị lách luật, tạm nhập và cho bán trong nước có gây thất thu cho ngân sách và ảnh hưởng đến sản xuất trong nước không?", bà Nga nêu.
Không để ngành nông nghiệp gặp khó
Trong điều kiện hiện nay, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đề nghị cần quy định rõ hơn về thuế suất, miễn thuế, đồng thời cần lưu ý đến tác động với những lĩnh vực đang gặp nhiều khó khăn như nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ.
Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cũng đề nghị đánh giá sâu hơn về tác động xã hội, đặc biệt lưu ý tới một số ngành "yếu thế" như ngành nông nghiệp. Những mặt hàng như thịt gà Mỹ, thịt bò Úc đang cạnh tranh gay gắt với các mặt hàng nội địa.
Mặc dù người tiêu dùng được sử dụng nhiều mặt hàng với giá thấp hơn nhưng một số ngành chăn nuôi nhỏ lẻ, ngành nông nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn.
Cùng quan điểm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đề nghị có giải pháp hỗ trợ ngành nông nghiệp và công nghiệp phụ trợ. Dù đã 3 lần ra Nghị định đưa doanh nghiệp về nông thôn không được vì vướng các luật khác. Do vậy, luật sửa đổi lần này phải tính làm sao để sức bên trong phải khỏe.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, luật sửa đổi khi ban hành sẽ tác động về thuế, tăng thu từ thuế xuất, nhập khẩu khoảng 1.200 tỷ đồng/năm, giảm thu ngân sách khoảng 800 tỷ đồng/năm.
Đồng thời sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế với các quy định minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng đồng tình với đề nghị phải quan tâm hơn trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp-thủy sản.
Theo Dũng Nguyễn
Tiền Phong
Chủ tịch Quốc hội thăm nơi Bác Hồ sinh sống và làm việc ở Boston, Hoa Kỳ Trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ, rạng sáng 5/9 (giờ Việt Nam), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn đại biểu Quốc hội nước ta đã tới khách sạn Omni Parker House, ở thành phố Boston - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng làm việc từ năm 1911 đến năm 1913 trong hành trình tìm đường cứu nước. Cũng...